Hoàn thành xong danh mục vị trí việc làm để chuẩn bị cho cải cách tiền lương

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trả lời chất vấn tại phiên họp.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 7/11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho hay, đến thời điểm này, chúng ta đã hoàn thành xong danh mục vị trí việc làm để chuẩn bị cho cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024.

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đại biểu Phạm Thị Kiều (đoàn Đắk Nông) cho rằng, việc xây dựng vị trí việc làm trong hệ thống chính trị nói chung và trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp nói riêng rất quan trọng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương.

Tuy nhiên, với nhận định việc xây dựng đến nay vẫn chưa hoàn thiện, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ này trong thời gian tới.

Trả lời chất vấn các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, việc xây dựng vị trí việc làm để chuẩn bị cho cải cách tiền lương nói riêng, cho việc quản lý, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, xác định chức nghiệp công vụ nói chung là nhiệm vụ rất quan trọng.

Thông tin về tiến độ công tác này, Bộ trưởng cho biết, để cải cách tiền lương, thời điểm này, chúng ta đã hoàn thành xong danh mục vị trí việc làm, theo đó, đối với cơ quan tổ chức hành chính có 866 vị trí; đơn vị sự nghiệp có 615 vị trí; cán bộ công chức cấp xã có 17 vị trí.

Đặc biệt, với các chức danh vị trí lãnh đạo, đến nay đã có Kết luận số 35 của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; tổng số lượng là 232 vị trí từ Trung ương đến cấp xã.

"Bên cạnh đó, từ năm 2016 đến nay, cơ bản các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện việc xây dựng vị trí việc làm nhưng chưa hoàn thiện, chưa bảo đảm được một cách đầy đủ, khoa học, căn cơ", Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thừa nhận.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, vừa qua, thực hiện Nghị định số 62, Nghị định số 106 của Chính phủ, các cơ quan đang sắp hoàn thiện toàn bộ các nội dung, qua đó bảo đảm triển khai đồng bộ, toàn diện trong hệ thống hành chính nhà nước.

Tuy nhiên, đối với các cơ quan thuộc khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị xã hội thì cần có sự chỉ đạo thống nhất để bảo đảm sự đồng bộ trong hệ thống chính trị.

Đối với Quốc hội, Ban Công tác Đại biểu sẽ triển khai công tác này, để có thể đáp ứng được tinh thần triển khai chính sách cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai để kịp thời thực hiện cải cách chính sách tiền lương.

"Chúng tôi cũng báo cáo với Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế để tổ chức một cuộc họp để triển khai đồng bộ về vấn đề này, bảo đảm việc thực hiện được thống nhất, đồng bộ, nhất quán", Bộ trưởng cho hay.

Cùng với đó, Bộ Nội vụ cũng tham mưu Chính phủ về vị trí việc làm trong hệ thống hành chính nhà nước, bảo đảm triển khai kịp thời trong thời gian tới để các bộ, ngành, địa phương hoàn tất được vị trí việc làm trong thời gian sớm nhất, từ đó có thể thực hiện được lộ trình cải cách tiền lương mà Quốc hội sẽ quyết định trong kỳ họp này.

Đại biểu Trần Kim Yến (đoàn TP Hồ Chí Minh) nêu vấn đề, trong tinh giản biên chế, sắp xếp tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động rất cần thiết. Tuy nhiên, theo đại biểu, tinh giản mang tính chất cào bằng cơ học đang ảnh hưởng rất nhiều đến ngành giáo dục khi nhiều địa phương chia sẻ đang thiếu rất nhiều giáo viên nhưng việc tuyển dụng giáo viên đang cực kỳ khó khăn. Chưa kể giáo viên nghỉ việc tiếp tục gia tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó có có nguyên nhân là do quá nhiều áp lực và thu nhập chưa đủ sống. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp khắc phục.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, trong giai đoạn qua, quán triệt chủ trương của Đảng về sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế, cả hệ thống chính trị đã hết sức nỗ lực và đã có những thành công bước đầu trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế.

“Chỉ tính riêng về tinh giản biên chế, đối với công chức giai đoạn 2017 -2021, chúng ta đã giảm được 10,01% và đối với viên chức, chúng ta đã giảm được 11,67% viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Hai khái niệm này có khác nhau”, Bộ trưởng thông tin.

Bộ trưởng giải thích thêm, trong số giảm viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì ngành giáo dục giảm 6,4%, còn lại ngành Y tế giảm 32% do thúc đẩy được tự chủ, chuyển số biên chế đó sang hưởng lương tự chủ.

Tuy nhiên, thực tiễn, giai đoạn vừa qua, nhiều địa phương thực hiện việc giảm biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì lại cắt hẳn biên chế đi. Cho nên thiếu số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, nhất là ngành Giáo dục. Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, riêng đối với ngành Giáo dục có tính đặc thù. Cho nên việc thiếu giáo viên thường xuyên đang diễn ra thì đây là vấn đề thực tiễn.

Để giải quyết bài toán mà đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh một số giải pháp như cần thống nhất, về mặt nhận thức, đối với viên chức, cần tập trung một cách đồng bộ, quyết liệt để giảm số lượng viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước nhưng vẫn phải đảm bảo được số lượng người làm việc cho đơn vị sự nghiệp, tức là thúc đẩy tự chủ, xã hội hóa để giảm được số viên chức được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Đối với ngành Giáo dục, cần tập trung rất cao cho việc hoàn thiện hệ thống thể chế. “Tới đây, chúng ta sẽ ban hành Luật Nhà giáo để có giải pháp đảm bảo được những vấn đề cơ bản nhất cho việc đảm bảo đời sống, số lượng và chất lượng trong hoạt động của đơn vị sự nghiệp giáo dục”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Nội vụ đề nghị khẩn trương sửa đổi Thông tư 06 và Thông tư 11 về định mức giáo viên và học sinh trên lớp. Đồng thời, sửa Nghị định 81 để đảm bảo được việc thực hiện thu phí cho tất cả các cơ sở giáo dục từ mầm non cho đến đại học. Đồng thời, khẩn trương rà soát để có hướng dẫn để rà soát, sắp xếp lại quy mô trường lớp phù hợp với từng địa bàn để giảm đầu mối.

Cùng với đó, Bộ Tài chính tiếp tục rà soát lại cơ chế để thúc đẩy tự chủ, làm sao để có được cơ chế tự chủ để giảm bớt số viên chức hưởng lương từ ngân sách.

Với địa phương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị tiếp tục rà soát, sắp xếp lại quy mô trường lớp để giảm đầu mối. Cùng với đó, tiếp tục thúc đẩy tự chủ.

Tin cùng chuyên mục

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong trao Bằng khen của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tặng các tập thể trong thực hiện Đề án số 11-ĐA/TU. (Ảnh: H.Giang)

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ - nhìn từ Đảng bộ TP Hà Nội - Kỳ cuối: Nâng cao hơn nữa chất lượng đảng viên

(PLVN) - “Chi bộ tốt là do có nhiều đảng viên tốt, đảng viên tốt thì Đảng mới mạnh, Đảng có mạnh thì Đảng mới làm trọn nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang”, thấm nhuần những căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời gian qua, các cấp ủy, tổ chức Đảng thuộc Đảng bộ TP Hà Nội luôn quán triệt tinh thần: đổi mới, nâng cao sinh hoạt chi bộ phải bắt nguồn từ đổi mới, nâng cao chất lượng đảng viên, nhất là đảng viên đứng đầu.

Đọc thêm

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ - nhìn từ Đảng bộ TP Hà Nội - Kỳ 3: Tránh lối mòn, hình thức trong sinh hoạt chi bộ

Sau khi thực hiện Đề án 11-ĐA/TU và Đề án 20-ĐA/TU, các đảng viên tại các Chi bộ đã hăng hái tham gia phát biểu, bày tỏ ý kiến hơn trước đây, góp phần xây dựng Chi bộ trong sạch, vững mạnh. (Ảnh: H.Dung)
(PLVN) - Thời gian qua, nhiều Chi bộ thuộc Đảng bộ TP Hà Nội đã tích cực đổi mới sinh hoạt chi bộ. Những nội dung của các buổi sinh hoạt không chỉ thiết thực mà còn gần gũi với đời sống hằng ngày của mọi người dân, từ công tác phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường đến công tác giải phóng mặt bằng... Từ đó thu hút sự quan tâm và tạo động lực để đảng viên tham gia tích cực vào việc thảo luận, đóng góp ý kiến; tăng tính thuyết phục của nghị quyết chi bộ và bảo đảm tính khả thi trong triển khai thực hiện.

Thủ tướng: Phải hoàn thành Sân bay Long Thành trong năm 2025, xử lý nghiêm cán bộ cản trở tiến độ

Thủ tướng: Phải hoàn thành Sân bay Long Thành trong năm 2025, xử lý nghiêm cán bộ cản trở tiến độ
(PLVN) - Làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương sau khi đi kiểm tra thi công dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành và hệ thống giao thông kết nối với Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, ngày 3/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mục tiêu phải cơ bản hoàn thành Dự án cảng này trước ngày 31/12/2025...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội
Sáng 3/12, tại Trụ sở HĐND, UBND quận Ba Đình, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đại biểu thuộc đơn vị bầu cử số 1, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng và báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Động thái gây chú ý từ Nga

Thượng tướng Alexander Chaiko. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)
Theo một số nguồn tin, Nga bổ nhiệm lại Thượng tướng Alexander Chaiko làm tư lệnh nhóm quân của nước này tại Syria, trong bối cảnh căng thẳng tại quốc gia Trung Đông đang gia tăng.

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ - nhìn từ Đảng bộ TP Hà Nội Kỳ 2: 'Đảng viên đi trước, làng nước theo sau'

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng khen thưởng các cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Đề án số 11-ĐA/TU trên địa bàn quận. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Với nhiều cách làm sáng tạo, sau gần 3 năm thực hiện Đề án số 11-ĐA/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thuộc Đảng bộ TP Hà Nội trong tình hình mới, quận Tây Hồ đã đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác này. Đặc biệt, việc triển khai mô hình “Chi bộ 4 tốt”, “Đảng viên 4 tốt”, các đảng viên đăng ký đảm nhận những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, đem lại nhiều kết quả nổi bật, được Nhân dân đồng tình, ủng hộ.

Thủ tướng 'chốt' thời hạn cho nhiều dự án lớn, chiến lược tại Đông Nam Bộ

Thủ tướng 'chốt' thời hạn cho nhiều dự án lớn, chiến lược tại Đông Nam Bộ
Giao nhiệm vụ với thời hạn cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương trong triển khai hàng loạt dự án lớn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ đề nghị vùng phấn đấu tăng trưởng 2 con số trong năm 2025 và thời gian tới để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Hợp tác kinh tế - thương mại tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Singapore

Hai Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và Singapore trước khi bước vào hội đàm. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chuyến chính thức Singapore, sáng 2/12, sau Lễ đón chính thức, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng. Hai bên đã trao đổi sâu rộng về các định hướng lớn và các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác và nâng tầm quan hệ trong thời gian tới.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh chống lãng phí

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát lại toàn bộ tài sản công, trụ sở làm việc không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả... để xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định, không để lãng phí.

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ - nhìn từ Đảng bộ TP Hà Nội - Kỳ 1: Đảng mạnh nhờ chi bộ mạnh

Ban Thường vụ Thành ủy TP Hà Nội đã ban hành Đề án số 11-ĐA/TU ngày 6/12/2021 về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thuộc Đảng bộ TP Hà Nội trong tình hình mới”. Ảnh: một buổi sinh hoạt tại Chi bộ 4, phường Bưởi, quận Tây Hồ. (Ảnh: HD)
(PLVN) -  Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Chi bộ là gốc rễ của Đảng ở trong quần chúng. Chi bộ tốt thì mọi chính sách của Đảng đều được thi hành tốt”, “Chi bộ mạnh tức là Đảng mạnh”. Thời gian qua, các chi bộ cơ sở thuộc Đảng bộ TP Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, hướng tới mục tiêu chung là xây dựng Đảng vững mạnh.