Hoàn thành sắp xếp lại, xử lý nhà, đất quốc phòng vào 2024

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại Hội nghị.
Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) -Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Phan Văn Giang, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đang quyết liệt triển khai sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất quốc phòng; phấn đấu đến hết năm 2024, hoàn chỉnh phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất quốc phòng đối với những cơ sở nhà đất được Bộ Quốc phòng (BQP), địa phương và Bộ Tài chính thống nhất theo Nghị định 167/2017/NĐ-CP và 67/2021/NĐ-CP.

Khẩn trương khắc phục những khó khăn, vướng mắc

Theo báo cáo tại Hội nghị Báo cáo kết quả thực hiện sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất quốc phòng theo Nghị định 167/2017/NĐ-CP và 67/2021/NĐ-CP; do BQP tổ chức ngày 7/9/2023; từ 2010 đến nay, Tổng cục Hậu cần đã chủ động tham mưu, báo cáo Thường vụ Quân ủy Trung ương, BQP chỉ đạo; đồng thời hướng dẫn cơ quan, đơn vị, DN triển khai, thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý theo Quyết định 09/2007/QĐ-TTg, Nghị định 167/2017/NĐ-CP và 67/2021/NĐ-CP. Các cơ quan, đơn vị đã chủ động, tích cực rà soát, kiểm tra hiện trạng, kê khai, sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi quản lý, báo cáo BQP để lập phương án gửi xin ý kiến UBND các tỉnh, thành và Bộ Tài chính.

Sau khi Nghị định 167/2017/NĐ-CP có hiệu lực, cơ quan thường trực (CQTT) đã tham mưu với thủ trưởng Tổng cục Hậu cần và thủ trưởng BQP ban hành chỉ thị; thành lập Ban Chỉ đạo 167/BQP và kế hoạch triển khai thực hiện trong toàn quân.

Đến 2021, trên cơ sở báo cáo của các cơ quan, đơn vị trực thuộc BQP, CQTT đã rà soát, tổng hợp phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất quốc phòng thuộc tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý trên địa bàn các tỉnh, thành, báo cáo theo phân cấp và gửi xin ý kiến UBND 63 tỉnh, thành. UBND 53 tỉnh, thành đã có văn bản tham gia ý kiến đầy đủ vào các phương án. Bộ Tài chính cũng đã có văn bản tham gia ý kiến vào các phương án trên địa bàn 46/53 tỉnh, thành nói trên. Với phương án của 17 tỉnh, thành còn lại, CQTT đang tiếp tục rà soát, phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan và Bộ Tài chính triển khai thực hiện.

Chủ trì Hội nghị, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng BQP yêu cầu phải khẩn trương khắc phục và thực hiện quyết liệt với những khó khăn, vướng mắc như: Số lượng các điểm đất quốc phòng lớn, phân bố rải rác; nhiều điểm đất do lịch sử tiếp quản, có ranh giới không rõ ràng, hồ sơ không đầy đủ hoặc bị cấp chồng lấn. Các đơn vị rà soát điều chỉnh, bổ sung với phương án tổng thể còn chậm so với thời gian quy định; UBND cấp tỉnh cho ý kiến chậm, cho ý kiến không đầy đủ hoặc không có ý kiến; khu gia đình hình thành trên đất quốc phòng không đúng trình tự, thủ tục, thiếu cơ sở pháp lý…

Cùng với đó, Bộ trưởng BQP lưu ý các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nghị định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công; các chỉ thị của BQP về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất quốc phòng, chủ động đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện. Quá trình thực hiện, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc về cơ chế để đề xuất nội dung sửa đổi Nghị định 167/2017/NĐ-CP và 67/2021/NĐ-CP theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ trưởng Phan Văn Giang cơ bản đồng ý với đề xuất về kế hoạch thực hiện của Tổng cục Hậu cần, phấn đấu đến hết 2024, hoàn chỉnh phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất quốc phòng với những cơ sở nhà đất được Bộ Quốc phòng, địa phương và Bộ Tài chính thống nhất. Đồng thời hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục của các cơ sở nhà, đất còn vướng mắc; năm 2025, tiếp tục thực hiện đối với những cơ sở nhà, đất còn lại.

Khai thông sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất quốc phòng

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Phan Văn Giang giao Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo Cục Tác chiến hướng dẫn đơn vị, cập nhật đầy đủ kịp thời các cơ sở nhà, đất quốc phòng vào quy hoạch sử dụng đất quốc phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; đồng thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất quốc phòng là tài sản đặc biệt, báo cáo BQP trình Thủ tướng phê duyệt.

Cục Kinh tế (BQP) đẩy nhanh tiến độ rà soát, tổng hợp phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các DN Quân đội thuộc đối tượng thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, sớm báo cáo BQP trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội làm việc với địa phương để giải quyết những khó khăn và chỉ đạo các đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục với các cơ sở nhà, đất còn vướng mắc làm cơ sở lập phương án sắp xếp lại, xử lý; thực hiện xong trong năm 2024, kịp thời báo cáo BQP những nội dung vượt quá thẩm quyền để giải quyết.

Thiếu tướng Trần Đình Thăng, Cục trưởng Cục Kinh tế cho biết, ngày 16/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 59-KL/TW về chủ trương tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng tham gia vào lao động sản xuất, xây dựng kinh tế. Cụ thể hóa Kết luận 59-KL/TW, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 132/2020/QH14, Chính phủ ban hành Nghị quyết 26/2021/NĐ-CP, BQP ban hành Thông tư 58/2021/TT-BQP. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan, đơn vị, DN Quân đội áp dụng trong thực tiễn, góp phần khai thông và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất quốc phòng để vừa bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng vừa kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Cơ chế, chính sách thí điểm trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế được thực hiện công khai, minh bạch và đang được triển khai rộng khắp trên cả nước, đã tạo được niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và Quân đội; tạo ra cơ chế phòng ngừa, không để vi phạm, góp phần kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả các sai phạm, tiêu cực, thất thoát, lãng phí...

Việc triển khai các chính sách thí điểm cũng đã giúp BQP từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình sắp xếp lại, xử lý nhà, đất tại các DN thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn làm cơ sở để triển khai thực hiện tốt công tác sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN Quân đội đáp ứng với yêu cầu trong công tác tổ chức lực lượng của Quân đội theo hướng “tinh, gọn, mạnh”.

Đồng thời, đáp ứng yêu cầu đặc thù trong lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, bảo đảm trực tiếp, thường xuyên cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, vừa dự trữ lâu dài nguồn đất đai phục vụ quốc phòng khi có tình huống xảy ra. Mang lại hiệu quả kinh tế, chống lãng phí nguồn lực của đất nước, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm, góp phần giải quyết chính sách hậu phương Quân đội.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản' tại Quảng Ninh

'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản' tại Quảng Ninh
(PLVN) - Ngày 11/1, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025 tại xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, nhằm chăm lo Tết cho Nhân dân ở khu vực biên giới xã Hải Sơn.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Báo chí góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng trên quê hương Bình Định

Báo chí góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng trên quê hương Bình Định
(PLVN) - Chiều ngày 09/1, Bộ CHQS tỉnh Bình Định đã tổ chức buổi gặp mặt các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương, địa phương trên địa bàn tỉnh và Sơ kết cuộc thi viết bút ký và sáng tác ca khúc chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (giai đoạn 1); cuộc thi viết tìm hiểu 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

BĐBP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Góp phần quan trọng trong việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, vùng biển và đảo

BĐBP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Góp phần quan trọng trong việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, vùng biển và đảo
(PLVN) -Ngày 6/1, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức lễ phát động Phong trào thi đua Quyết thắng năm 2025, với chủ đề "Dân chủ, đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, quyết thắng". Đại tá Đào Xuân Ánh, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chủ trì hội nghị, cùng sự tham gia của các cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.

Bộ đội Biên phòng Hải Phòng: Không để hình thành “điểm nóng” vi phạm pháp luật trên biển

BĐBP Hải Phòng thu giữ hàng hóa không có giấy tờ hợp pháp.
(PLVN) - Với tinh thần chủ động tiến công, trấn áp tội phạm, trong năm 2024, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP Hải Phòng đã xây dựng, triển khai nhiều kế hoạch nghiệp vụ đấu tranh với các loại tội phạm. Qua đó bảo đảm an ninh trật tự tại các địa bàn dân cư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, giữ bình yên khu vực biên giới biển, cửa khẩu cảng.

Bắt giữ tàu cá vận chuyển 50.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc trên biển

Bắt giữ tàu cá vận chuyển 50.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc trên biển
(PLVN) - Lực lượng chức năng thuộc Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phối hợp cùng Hải đội 3, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan và Hải đội 2, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới bắt giữ tàu cá mang số hiệu TG 90367 TS vì hành vi vận chuyển 50.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc.

Ra quân Chương trình 'Xuân biên phòng ấm lòng dân bản' ở An Giang

Lễ ra quân Xuân Biên phòng – Ấm lòng dân bản năm 2025.
(PLVN) - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang phối hợp UBND TP Châu Đốc mới tổ chức Lễ ra quân thực hiện các hoạt động trong Chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản” Xuân Ất Tỵ 2025 tại UBND xã Vĩnh Tế, đồng thời phát động thực hiện Chương trình trên toàn khu vực biên giới tỉnh.

Xây dựng hệ thống nhà trường Quân đội tinh, gọn, mạnh

Đại tướng Nguyễn Tân Cương tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc.
(PLVN) - Với mục đích gắn nhà trường với đơn vị, đào tạo gắn với sử dụng, sau 3 năm thực hiện phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”, chất lượng đào tạo của các nhà trường Quân đội được nâng lên; học viên tốt nghiệp ra trường có phẩm chất, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Ấn tượng doanh nghiệp Việt tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương và các đại biểu tham quan các sản phẩm của Tập đoàn Viettel.
(PLVN) - Với nhiều loại khí tài quân sự mới do ngành công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam tự phát triển, sản xuất lần đầu tiên được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam (QPQTVN) 2024, các doanh nghiệp quốc phòng Việt Nam đã khẳng định sự trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), đồng thời thể hiện sức mạnh, bản lĩnh và thông điệp về hợp tác hòa bình Việt Nam.

Những dấu ấn quốc phòng năm 2024

Chủ tịch nước Lương Cường (ngoài cùng bên trái) cùng các đại biểu dự Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2024.
(PLVN) -  Năm 2024, toàn quân chủ động tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS,QP) kết hợp phát triển kinh tế - xã hội. Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng được triển khai chủ động, sâu rộng...