Hoàn tất kết luận điều tra Nguyễn Phương Hằng và 4 đồng phạm

Công bố quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Phương Hằng. Ảnh tư liệu: baochinhphu.vn
Công bố quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Phương Hằng. Ảnh tư liệu: baochinhphu.vn
0:00 / 0:00
0:00
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn tất Kết luận điều tra, chuyển Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Phương Hằng (sinh năm 1971, thường trú 17-19 Ngô Đức Kế, phường Bến Nghé, Quận 1; Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam), Đặng Anh Quân (Tiến sĩ luật, Giảng viên Đại học), Huỳnh Công Tân (Trưởng Phòng Truyền thông, Công ty Cổ phần Đại Nam), Nguyễn Thị Mai Nhi (trợ lý của bà Nguyễn Phương Hằng), Lê Thị Thu Hà (nhân viên Công ty Cổ phần Đại Nam) về tội 'Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân' theo Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo điều tra, bị can Nguyễn Phương Hằng đã lợi dụng sức ảnh hưởng của mình, sử dụng 12 kênh mạng xã hội livestream có nội dung xâm phạm bí mật đời tư, ảnh hưởng uy tín, danh dự của 9 cá nhân, gồm: ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà Ðặng Thị Hàn Ni (đang là bị can trong một vụ án khác mà Nguyễn Phương Hằng là bị hại), ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Ðàm Vĩnh Hưng), bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) cùng chồng là Lê Công Vinh, ông Nguyễn Đức Hiển (Nhà báo), bà Ðinh Thị Lan, bà Lê Thị Giàu.

Bị can Nguyễn Phương Hằng khai, các nội dung phát ngôn trên livestream và đăng tải trên Facebook về các cá nhân trên đều do bị can đọc trên internet, đọc báo và "nằm mơ", chưa được kiểm chứng, không có cơ sở chứng minh.

Bị can Nguyễn Thị Mai Nhi đã tạo lập 8 tài khoản mạng xã hội TikTok và tạo tài khoản Facebook cá nhân "Hoàng Nhi" để đăng thông báo lịch phát sóng các buổi livestream và đăng các bài viết theo yêu cầu của bị can Hằng.

Bị can Lê Thị Thu Hà tham gia sắp xếp góc máy quay, sân khấu để hỗ trợ bị can Hằng livestream; lập tài khoản Facebook "Ha Lee" để thông báo lịch phát sóng các buổi livestream và đăng tải bài viết theo yêu cầu của bị can Hằng.

Bị can Huỳnh Công Tân sử dụng laptop và máy quay của Công ty Ðại Nam để livestream các buổi nói chuyện của bị can Hằng và phát trực tiếp qua mạng xã hội YouTube. Ngoài ra, Tân làm nhiệm vụ đọc lại các bình luận, dẫn chương trình cho các buổi livestream của bị can Nguyễn Phương Hằng.

Ba bị can này khai nhận làm những việc này theo sự chỉ đạo của bị can Hằng.

Có vai trò "cố vấn pháp lý", bị can Đặng Anh Quân tham gia livestream cùng bị can Nguyễn Phương Hằng 11 buổi từ tháng 10/2021 - 3/2022, trong đó có một số nội dung chưa đủ cơ sở xử lý hình sự, tuy nhiên vẫn có một số nội dung đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm cá nhân.

Các buổi livestream của Nguyễn Phương Hằng tại Thành phố Hồ Chí Minh có lượt xem nhiều nhất đến 610.355 lượt xem, 14.000 lượt thích và 5.021 lượt bình luận. Tại Bình Dương, các buổi livestream của bị can Nguyễn Phương Hằng có người xem nhiều nhất lên đến 926.000 lượt xem, 41.000 lượt thích và 32.000 lượt bình luận.

Đọc thêm

Công an Bạc Liêu truy nã đối tượng Lê Đức Tính

Công an Bạc Liêu truy nã đối tượng Lê Đức Tính
(PLVN) - Sáng 2/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết, đơn vị đã ra Quyết định truy nã đối với Lê Đức Tính (SN 1987, ngụ xã Phong Tân, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) về hành vi “Tham ô tài sản”.

Cần Thơ bắt khẩn cấp đối tượng tâm thần chém chết người

Cần Thơ bắt khẩn cấp đối tượng tâm thần chém chết người
(PLVN) -  Ngày 1/5, thông tin từ Công an TP Cần Thơ cho biết, vừa bắt giữ Võ Chí Cường (29 tuổi, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang). Đối tượng Cường là hung thủ chém chết một người và làm bị thương nhiều người khác trên địa bàn huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) và huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ).

Những trường hợp đăng tải thông tin thất thiệt "Đà Lạt có biến, bạo động" khai gì?

Những trường hợp đăng tải thông tin thất thiệt "Đà Lạt có biến, bạo động" khai gì?
(PLVN) - Ngoài trường hợp chủ tài khoản facebook ở huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), công an TP Đà Lạt đã làm việc với 3 trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật về việc Đà Lạt có bạo động. Các trường hợp này đều khai nhận lấy lại các thông tin lan truyền trên mạng xã hội chưa qua kiểm chứng hay xác thực.