Hoài Đức (Hà Nội) cần chấn chỉnh hoạt động giao thông trên đường gom Đại lộ Thăng Long

(PLVN) - Xe chở vật liệu xây dựng không che chắn, che chắn không kín, rơi vãi ra đường; Xe ô tô con, xe bồn, xe tải chạy ngược chiều, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, gây ô nhiễm môi trường, hạn chế tầm nhìn là những gì đang diễn ra trên đường gom Đại lộ Thăng Long đoạn qua địa bàn huyện Hoài Đức, TP Hà Nội.

Địa phận huyện Hoài Đức từ Km8 +154, đường gom Đại lộ Thăng Long, luôn có tình trạng xe có dấu hiệu quá khổ, quá tải hoạt động ngày đêm. Nhiều xe chở vật liệu xây dựng; Chở đất, đá che chắn không kỹ, rơi vãi ra đường, gây ô nhiễm môi trường. 

Xe ô tô tải chở vật liệu xây dựng che chắn không kỹ
Xe ô tô tải chở vật liệu xây dựng che chắn không kỹ 

Nhiều phương tiện quay đầu không đúng quy định tại hai đầu cầu vượt cũng diễn ra khá nhiều trong ngày. Ngoài lượng xe máy, xe thô sơ thì lượng xe bồn, xe tải và xe khách quay đầu khi chưa đến vòng xoay diễn ra từng phút. Các phương tiện di chuyển, quay đầu không đúng quy định gây nên các xung đột giao thông, nguy hiểm cho người tham gia giao thông đúng quy định.

Tại khu vực cầu vượt An Khánh, tình trạng nhiều xe bồn chở bê tông tươi, xe tải chở vật liệu xây dựng, hay xe con chạy ngược chiều ở đoạn đường này diễn ra hàng ngày. Chỉ vì ích kỷ cá nhân, muốn rút ngắn đoạn đường di chuyển của mình mà nhiều người điều khiển phương tiện đã đi ngược chiều, bất chấp nguy hiểm cho người đi đúng. Đặc biệt, tại đây các phương tiện di chuyển ngược chiều lại là xe bồn chở bê tông và xe chở vật liệu xây dựng. 

Xe bồn, xe con chạy ngược chiều tại chân chầu vượt An Khánh.
 Xe bồn, xe con chạy ngược chiều tại chân chầu vượt An Khánh.

Bên cạnh đó, việc sắp xếp, phân luồng giao thông chưa hợp lý khiến người dân biết sai nhưng vẫn vi phạm. Mặt khác, lực lượng chức năng gần như không xuất hiện ở đây bao giờ, khiến tình trạng vi phạm giao thông lại diễn ra thành một thói quen.

Tại hầm chui dân sinh số 3 (Km 8+430) đường gom Đại Lộ Thăng Long do mật độ phương tiện lớn, kết hợp xung đột giao thông, việc dừng đỗ không đúng quy định đã khiến nơi đây thành điểm ùn tắc mới của Hà Nội. Buổi sáng theo chiều về Hà Nội, buổi chiều theo chiều về Hòa Lạc thường xuyên sảy ra ùn tắc kéo dài.

Những hiện tượng trên đã được phản ảnh, Báo Pháp luật Việt Nam cũng đã đưa tin, nhưng đến nay, tình trạng trên không được cải thiện các ngành chức năng vẫn chưa có phương án xử lý dứt điểm. Đề nghị các cơ quan chức năng và chính quyền sở tại kiểm tra, chấn chỉnh, lập lại trật tự để đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường cho người dân trên địa bàn.

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ngày 30 tháng 12 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Quy định tại điểm C Khoản 5 Điều 5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi: Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” và có thể  bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Tại Điều 20 Nghị định này quy định, xử phạt người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm “Chở hàng rời, chất thải, vật liệu xây dựng dễ rơi vãi mà không có mui, bạt che đậy hoặc có mui, bạt che đậy nhưng vẫn để rơi vãi; chở hàng hoặc chất thải để nước chảy xuống mặt đường gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường”.

Ngoài ra,  còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, vật liệu, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra./.

Đọc thêm

Bài học từ buýt nhanh BRT

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.

Xe tải va chạm xe khách, 23 người thương vong

Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết, 22 người bị thương.
(PLVN) - Chiều 13/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Kon Tum cho biết, trên tuyến đường Quốc lộ 24 đoạn qua địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe tải và xe khách khiến một người chết, 22 người bị thương.

Thông xe tuyến đường kết nối cầu vượt sông Cầu, kết nối vùng Hà Nội - Bắc Giang

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật tuyến đường.
Dự án được thông xe kỹ thuật đóng vai trò chiến lược để hình thành mạng lưới giao thông liên kết TP Hà Nội với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận, hoàn thiện đường Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Bắc Giang; kết nối các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bắc Giang với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc...

Nghiên cứu cung cấp giấy chứng nhận đăng kiểm điện tử

Bộ GTVT đồng ý với đề xuất nghiên cứu cung cấp hồ sơ, giấy chứng nhận đăng kiểm phương tiện dưới dạng điện tử. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT) vừa kiến nghị Bộ GTVT cho phép lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án "Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý và điều hành công tác đăng kiểm của Cục Đăng kiểm giai đoạn đến 2026".

Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội: Cần có các đột phá về cơ chế, chính sách

Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội: Cần có các đột phá về cơ chế, chính sách
(PLVN) - Đây là ý kiến được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo khoa học Đường sắt đô thị trong hệ thống giao thông thông minh nhằm giảm ùn tắc giao thông, tiến tới giảm phương tiện giao thông cá nhân do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP Hà Nội tổ chức sáng 11/4. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.