Họa sĩ thắng kiện quyền tác giả truyện tranh Thần đồng đất Việt

Các nhân vật trong Thần đồng đất Việt
Các nhân vật trong Thần đồng đất Việt
(PLVN) - Nguyên đơn là họa sĩ Lê Linh đã được TAND quận 1, TP HCM tuyên thắng kiện sau 12 năm ròng rã đi đòi lại quyền tác giả bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt với Công ty Phan Thị do bà Phan Thị Mỹ Hạnh làm Giám đốc.

Họa sĩ Lê Linh là tác giả duy nhất

Ngày 18/2/2019, phiên sơ thẩm vụ tranh chấp quyền tác giả truyện tranh Thần đồng đất Việt tiếp tục diễn ra tại TAND quận 1. Phiên tòa có mặt nguyên đơn - họa sĩ Lê Phong Linh (còn gọi là Lê Linh) cùng luật sư. Phía bị đơn có Luật sư Nguyễn Vân Nam, đại diện cho bà Phan Thị Mỹ Hạnh (giám đốc Công ty Phan Thị). Trước đó, vụ án được xét xử lần đầu từ ngày 28/12/2018. 

Sau khi nghị án, HĐXX đã tuyên công nhận ông Lê Linh là tác giả duy nhất của 4 hình tượng trong tác phẩm Thần đồng đất Việt (Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo). Bà Hạnh không phải là đồng tác giả. 

HĐXX cũng tuyên buộc Công ty Phan Thị chấm dứt việc tạo ra và sử dụng 4 hình tượng nhân vật đó trên các biến thể khác nhau. Buộc Công ty Phan Thị phải xin lỗi ông Lê Linh 3 kỳ liên tiếp trên 2 tờ báo. Ngoài ra, phía Công ty Phan Thị phải thanh toán 15 triệu đồng chi phí thuê luật sư cho tác giả Lê Linh. 

HĐXX nêu quan điểm, quyền tác giả phát sinh từ thời điểm sáng tạo ra tác phẩm, thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định. Tác giả là người sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm. Những điều nằm trong suy nghĩ, tồn tại dưới dạng ý tưởng thì không phải là tác phẩm văn học, khoa học. Trước khi tác phẩm Thần đồng đất Việt xuất hiện, trên thị trường chưa hề có sự hiện diện của 4 nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo.

Trong thời gian hai bên cộng tác, công ty Phan Thị đã trả nhuận bút cho Lê Linh, tức đã công nhận ông là tác giả. Tòa án không chấp nhận quan điểm cho rằng bà Hạnh đã hình dung các nhân vật trong truyện và nhờ ông Linh vẽ lại để tuyên bố là đồng tác giả. Bởi ý tưởng không được thể hiện dưới dạng vật chất (giấy tờ) và không được pháp luật bảo hộ.

Cũng theo HĐXX, Công ty Phan Thị là chủ sở hữu 4 hình tượng Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo nên có quyền làm tác phẩm phái sinh. Tuy nhiên, Công ty Phan Thị không có quyền cắt xén tác phẩm, làm các hành động gây phương hại đến uy tín tác giả Lê Linh. Đối chiếu với các quy định của pháp luật, việc Công ty Phan Thị tiếp tục sáng tác các tập truyện (từ tập 79) là hành vi sửa chữa đối với tác phẩm, không được sự đồng ý của tác giả. Và dù ông Linh là đồng tác giả thì việc làm này cũng đã xâm phạm quyền nhân thân của tác giả.

Họa sĩ Lê Linh được công nhận là “cha đẻ” của Thần đồng đất Việt
Họa sĩ Lê Linh được công nhận là “cha đẻ” của Thần đồng đất Việt

Phan Thị sẽ kháng cáo

Trước đó, theo đơn khởi kiện của họa sĩ Lê Linh, tập truyện Thần đồng đất Việt ban đầu do ông và Công ty Phan Thị thực hiện. Tập đầu tiên ra mắt vào năm 2002. Sau đó, ông Linh tiếp tục sáng tạo ra 78 tập truyện này trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến 2005.

Đến hết tập 78, ông Linh ngừng sáng tác Thần đồng đất Việt. Tuy nhiên các tập tiếp theo của bộ truyện vẫn được phát triển bởi các họa sĩ khác hợp tác với phía Công ty Phan Thị.

Cho rằng phía Công ty Phan Thị đã “ăn cắp” ý tưởng cũng như vi phạm bản quyền của mình nên tháng 4/2007, ông Linh gửi đơn khởi kiện. Ông yêu cầu Tòa án công nhận mình là tác giả duy nhất với các hình vẽ các nhân vật trong truyện, chứ không phải là đồng tác giả với bà Hạnh như trong hồ sơ đăng ký bản quyền mà Công ty Phan Thị nêu. Bên cạnh đó, họa sĩ Lê Linh cũng yêu cầu Công ty Phan Thị không tiếp tục sáng tác các tập tiếp theo dựa trên bộ truyện Thần đồng Đất Việt.

Trong khi vụ kiện của họa sĩ với Phan Thị chưa được giải quyết thì phía Công ty Phan Thị đã kiện ngược lại họa sĩ Lê Linh vì cho rằng họa sĩ dùng hình ảnh nhân vật Trạng Tý (theo Phan Thị, nhân vật này thuộc quyền khai thác của họ) để tạo ra nhân vật Long Tinh trong truyện Long Thánh. 

Trong các phiên tòa, ông Linh cho rằng, lúc hợp tác với Công ty Phan Thị, ông đã lên kế hoạch trong năm sáng tác nội dung gì. Bà Hạnh hoàn toàn không tham gia vào khâu nào trong quá trình sáng tác đó…

Ngược lại, phía Công ty Phan Thị khẳng định, năm 2002, họa sĩ Lê Linh đã ký xác nhận công nhận bà Hạnh là đồng tác giả cho 4 hình tượng Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo. Ngoài ra, ông Linh không trực tiếp tạo ra tác phẩm vì chỉ là 1 trong số những họa sĩ tham gia sáng tạo bộ truyện này mà thôi. Việc đưa tên Lê Linh lên bìa sách là nhằm mục đích đưa họa sĩ này thành một biểu tượng cho bạn đọc nhỏ tuổi; tránh việc ghi tên quá nhiều người không có ý nghĩa, chứ không hề khẳng định Lê Linh chính là tác giả của bộ truyện.

Tuy nhiên căn cứ vào các quy định của pháp luật cũng như hồ sơ vụ án, diễn biến phiên tòa, HĐXX đã tuyên bác những ý kiến của phía bị đơn. Sau khi tòa tuyên án, luật sư của phía Công ty Phan Thị cho rằng sẽ kháng cáo để tiếp tục theo đuổi vụ việc. 

Tin cùng chuyên mục

Dalat Best Dance Crew 2025 không bán vé

Dalat Best Dance Crew 2025 không bán vé

(PLVN) - Ông Trần Đình Tài - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen cho biết chương trình Dalat Best Dance Crew 2025 sẽ mở cửa tự do để khán giả có thể hòa cùng vũ điệu sôi động của các nhóm nhảy.

Đọc thêm

'Đất ơi nở hoa' - Ca khúc mừng thống nhất non sông

 NSƯT Hoàng Tùng thể hiện ca khúc "Đất nước nở hoa". (Ảnh H.V)
(PLVN) - Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung vừa sáng tác tác phẩm “Đất ơi nở hoa”. Tác phẩm như lời tri ân của nhạc sĩ với quê hương, đất nước, với mẹ trong những ngày tháng tư lịch sử đong đầy những cảm xúc thương yêu, tự hào.

Hòa nhạc “Tchaikovsky’s night” công diễn những tác phẩm bất hủ

Hòa nhạc “Tchaikovsky’s night” công diễn những tác phẩm bất hủ
(PLVN) -  “Tchaikovsky’s night” – chương trình hòa nhạc giao hưởng tối 19/4 là sân khấu nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội. Với vai trò là đơn vị đồng hành, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) mong muốn lan toả tình yêu âm nhạc cổ điển đến đông đảo khán thính giả Việt.

Cục trưởng Nguyễn Xuân Bắc: Bất kỳ ai quảng cáo sai sự thật đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

BTV Quang Minh, MC Vân Hugo bị xử phạt vì quảng cáo sai sự thật.

(PLVN) - Theo Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Nguyễn Xuân Bắc, bất kỳ công dân nào có hành vi quảng cáo sai sự thật, bán hàng giả… đều chịu trách nhiệm trước pháp luật, không chỉ riêng những người nổi tiếng; Liên quan tới việc quảng cáo sữa sai sự thật, dự kiến BTV Quang Minh và MC Vân Hugo sẽ bị phạt với tổng số tiền là 107,5 triệu đồng.

41 thí sinh rạng rỡ tại đêm chung khảo 'Hoa hậu Việt Nam 2024'

Các thí sinh rạng rỡ, duyên dáng với trang phục áo dài truyền thống. (Ảnh BTC)
(PLVN) - Bám sát chủ đề “Rạng rỡ Việt Nam” và bốn trụ cột: “Nhan sắc - Văn hóa - Trí tuệ - Cống hiến”, 41 thí sinh có màn thể hiện ấn tượng tại đêm chung khảo "Hoa hậu Việt Nam 2024" diễn ra tối 20/4/2025 tại Cung thể thao Quần Ngựa (Ba Đình, Hà Nội).

Sân khấu kịch nỗ lực đưa lịch sử đến gần khán giả trẻ

Sân khấu kịch nỗ lực đưa lịch sử đến gần khán giả trẻ
(PLVN) - Sau “Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử”, “Lệ Chi Viên! (Bí mật vườn Lệ Chi)” là vở diễn tiếp theo của chương trình “Sân khấu Sử Việt học đường” được Sân khấu kịch Idecaf (nay là Nhà hát kịch Idecaf) thực hiện mục tiêu lan tỏa tinh thần yêu sử đến thế hệ trẻ.

VTV và CMG công bố chương trình hợp tác truyền thông trọng điểm

Lãnh đạo VTV và CMG nhấn nút khởi động chuỗi chương trình hợp tác giữa hai đài truyền quốc gia của Việt Nam và Trung Quốc (ảnh BTC).
(PLVN) - Chiều 14/4/2025, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đã phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025–2026. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng toàn thể lãnh đạo, cán bộ, phóng viên và biên tập viên của VTV và CMG.

Phim “Địa đạo” cán mốc 130 tỷ

Phim “Địa đạo” cán mốc 130 tỷ
(PLVN) - Tuần qua, phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” tiếp tục đứng đầu phòng vé. Sự quan tâm của khán giả được dự đoán sẽ giúp bộ phim của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên trụ rạp lâu dài.

Điều ít biết về những nét vẽ đầu tiên của phim hoạt hình Việt Nam

“Đáng đời thằng Cáo” - bộ phim hoạt hình đầu tiên của ngành hoạt hình Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Tại Việt Nam, hành trình phát triển của phim hoạt hình tựa như một bức tranh sống động, rực rỡ sắc màu và đầy cảm xúc. Từ nét vẽ đầu tiên cho đến thành công rực rỡ như hiện tại, đó là công sức của biết bao thế hệ nghệ sĩ đầy đam mê, miệt mài cống hiến với bộ môn được gọi là môn nghệ thuật thứ 8.

Dalat Best Dance Crew vươn tầm quốc tế

Dalat Best Dance Crew 2024 quy tụ nhiều nhóm nhảy chuyên nghiệp.

(PLVN) -  Ngày 11/4, thông tin tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí, bà Trần Diệp Mỹ Dung - Phó Bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng khẳng định: “Dalat Best Dance Crew đã tạo dấu ấn lớn không chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế. Cuộc thi không chỉ là sân chơi nghệ thuật mà còn là nguồn cảm hứng sống tích cực, sáng tạo cho giới trẻ”.

Tiếp thêm lòng yêu nước qua những bộ phim chiến tranh, lịch sử

Phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” kỳ vọng sẽ mở ra hướng đi mới cho dòng phim chiến tranh Việt. (ảnh trong phim)
(PLVN) - Những bộ phim chiến tranh, lịch sử Việt Nam giúp khán giả cảm nhận về lòng yêu nước và sự kiên cường, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Các bộ phim ấy góp phần giữ gìn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa, góp phần tích cực vào phát triển Chiến lược công nghiệp văn hóa Việt Nam.