Họa sĩ Lê Minh Đức và cách chạm đến hiện thực

Một số tác phẩm của hoạ sỹ Lê Minh Đức
Một số tác phẩm của hoạ sỹ Lê Minh Đức
(PLVN) - Sinh năm 1981, tốt nghiệp trường Đại Học Mỹ Thuật Việt Nam năm 2005, Lê Minh Đức thuộc về thế hệ họa sĩ trẻ Việt Nam. Đối với anh, vẽ là một phần không thể tách rời của cuộc sống. 

Anh thích vẽ phong cảnh nhà cửa, phố phường, đặc biệt là những hẻm phố của Hà Nội. Hà Nội trong tranh Lê Minh Đức không u buồn, hoài niệm như trong tranh Bùi Xuân Phái, không rực rỡ choáng ngợp màu sắc như tranh Lê Thanh Sơn hay Phạm Luận. Mà đó là Hà Nội của những góc nhìn mới mẻ, hiện thực, dường như đầy táo bạo và thách thức.

Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều trong giới nghệ sĩ cũng như các nhà phê bình mỹ thuật, là sự phản ánh hiện thực trong một tác phẩm nghệ thuật. Trước kia, Plato và học trò của ông là Aristotle quan niệm “nghệ thuật là sự mô phỏng” và sau đó quan niệm này đã trở nên lỗi thời với sự phát minh ra máy ảnh, bởi hơn bất cứ phương tiện nào khác, chiếc máy ảnh có thể mô phỏng hiện thực y như nó được nhìn ngoài đời. Vậy người họa sĩ, anh ta ứng xử ra sao với hiện thực trước một tấm toan trắng? 

Họa sĩ Lê Minh Đức chia sẻ một cách thẳng thắn: “Hiện thực chia ra nhiều nhánh và mỗi người sẽ có một cách để chạm đến nó, tùy vào cách đặt vấn đề của anh ta”.

Nghĩa là với anh, dù mô tả cái gì, theo lối nào thì cũng là cách người họa sĩ chạm đến hiện thực – cái hiện thực đã bị chia rẽ bởi những con mắt, những điểm nhìn khác nhau. Ngay cả khi vẽ một bức tranh trừu tượng phi biểu hình, thì ở đó cũng vẫn hiện tồn một hiện thực, được nhìn theo con mắt khác. Bởi bức tranh không thể vu vơ mà có, nó buộc phải xuất phát từ một điều gì đấy, mà điều gì đấy không thể đi chệch ra khỏi cái hiện thực rộng lớn mênh mông trong thế giới bất tận của chúng ta.

Ngay cả một tác phẩm âm nhạc, không hình không màu không mùi vị, chỉ thánh thót cất lên như thể từ không trung xa xăm kia vọng lại, cũng vẫn phải bám vào một “nhánh” hiện thực, chứ không phải là một thứ viển vông đâu đâu không liên can gì đến cuộc sống. Âm nhạc trở thành thứ nghệ thuật trừu tượng nhất là vì vậy, nhưng nó lại là thứ bám rễ vào đời sống chắc chắn nhất. Chính nó, 12 nốt nhạc được lặp đi lặp lại, mô phỏng mọi thứ thanh âm của chúng ta, kể cả cảm xúc. Chính nó, gần gũi hơn với những rung động trong hồn người – thứ mà cũng run rẩy mơ hồ hơn bất cứ gì khác.

Bởi vậy mà tranh chân dung của Lê Minh Đức không cần ra sức trả lời cho câu hỏi vẽ sao cho giống mẫu. Tranh anh là cách đặt vấn đề của riêng anh về những con người. Họ mặt mũi ra sao, mặc áo màu gì, không còn quan trọng nữa. Gần như những thứ ấy đều bị họa sĩ gạt bỏ sang một bên, để chỉ còn thứ duy nhất mà nó nên đọng lại: cái tinh thần.

Sự mềm mại và mơ màng của hiện thực đã bị triệt tiêu đến mức chỉ còn trơ lại hồn cốt của nó, khiến nhiều bức tranh gần như chỉ còn sót lại một nét cảm xúc, một nét tính cách, nhưng nó lại đại diện rõ ràng và minh bạch nhất cho con người đó, nhân cách đó. Hóa ra, sự sơ lược đến mức biến dạng ấy lại trở thành hiện thực đủ đầy nhất. Hóa ra, Lê Minh Đức chọn cho mình cách nói gọn gàng nhưng trung thực và trí tuệ nhất, về cái hiện thực mà anh đang phản ánh.

Giống như âm nhạc, chỉ với 12 nốt trong quãng 8, người nhạc sĩ có thể biến tấu thành ngàn vạn bản nhạc khác nhau. Nhưng mỗi bản nhạc không phải là sự lặp lại nhàm chán, mà lại là một cách tiếp cận mới, một xâu chuỗi mới, một trật tự mới. Với hội họa cũng vậy, người họa sĩ chọn một trật tự mới cho những mảng màu, nét bút của mình. Sự tạo lập ấy vừa có tính toán vừa có sự ngẫu hứng. Dù sự ngẫu hứng có phiêu linh đến mức nào thì cũng không thoát ra khỏi những nguyên tắc ngầm của hội họa, bởi không thể có sự nguệch ngoạc thuần túy vô thức nào có giá trị.

Những nguyên tắc của hội họa, ít nhất là nguyên tắc thẩm mĩ, hay có thể nói một cách đơn giản sơ khai như Cynthia Freeland nói về sự “đúng lẽ”, buộc phải có và chính nó điều khiển những yếu tố còn lại, tất cả hợp lại thành một logic, cái mà họa sĩ Lê Minh Đức gọi là cách đặt vấn đề. Vậy nên, không phải hiện thực nào trong bức tranh cũng làm nên tác phẩm hội họa. Quan trọng là tính “đúng lẽ” của nó, giữa vô vàn cách chạm đến hiện thực.

Hội họa Lê Minh Đức là sự giải quyết triệt để vấn đề này. Cái mà anh phản ánh đã không còn giữ nguyên hình dạng như chúng ta vẫn thị giác nữa, mà là điều chúng ta cảm giác về nó. Nó đã được nhìn bằng lăng kính khác, bằng con-mắt-bên-trong. Thoạt tiên chỉ thấy những phong cảnh, những chân dung bị xô dạt bởi màu sắc và nét cọ chắc khỏe, nhưng rồi, sau cái nhìn thoảng qua ấy, hoặc ngay trong nó, trong cái nhìn thoảng qua ấy, đã ẩn chứa một sự day dứt khôn nguôi về nhân sinh.

Có thể nói, tranh của Lê Minh Đức hiện sinh đến mức ám ảnh. Người ta có cảm giác như nhìn xuyên thấu được nhân vật. Hội họa của Lê Minh Đức đã lột tả con người trong hình dạng (tinh thần) trần trụi hoang sơ nhất và rồi đẩy sự trần trụi hoang sơ ấy thành một giá trị.

Đấy cũng chính là cách đặt vấn đề của người họa sĩ, cách mà Lê Minh Đức chạm đến hiện thực, cách mà bằng vô thức và cả ý thức, người họa sĩ vô hình trung đã quan niệm về sự “đúng lẽ” của nghệ thuật.

Tin cùng chuyên mục

Ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trải nghiệm công nghệ thực tế ảo (ảnh BTC)

“Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội”- lan tỏa tình yêu với mảnh đất ngàn năm

(PLVN) - Chiều 9/10/2024, Báo Nhân Dân tổ chức Lễ khai mạc “Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội” và giới thiệu phụ san đặc biệt dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Độc giả có thể thử sức cắt dán và gấp mô hình Cột cờ Hà Nội rồi quét mã QR tương tác và tìm hiểu về lịch sử Thủ đô. Đây là cách làm đầy sáng tạo và tâm huyết để thu hút công chúng, lan tỏa tình yêu với mảnh đất ngàn năm văn hiến.

Đọc thêm

NSND Kim Xuân nói về xu hướng làm phim ngắn

NSND Kim Xuân nói về xu hướng làm phim ngắn
(PLVN) - Theo NSND Kim Xuân, dù phim ngắn trên các nền tảng xã hội là xu hướng nhưng không đội ngũ sản xuất các dự án này không nên ỷ y mà dễ dãi. “Các bạn chỉn chu từng nào thì vị trí và giá trị của các bạn trong làng nghệ thuật sẽ được định hình rõ hơn” - bà nói.

“Hoàng tử chèo” đau đáu với sự phát triển của văn hóa Thủ đô

“Hoàng tử chèo” đau đáu với sự phát triển của văn hóa Thủ đô
(PLVN) - Hà Nội là nơi chắp cánh cho ước mơ được đắm mình trong thế giới nghệ thuật chèo của NSND Quốc Chiêm. Bởi vậy, kinh qua các vị trí, từ người nghệ sĩ cho tới công tác quản lý, ông luôn đau đáu góp sức vì văn hóa của Hà Nội nói riêng và sự phát triển của Thủ đô nói chung.

Hà Nội hào hùng, thơ mộng trên từng nốt nhạc

Những thiếu nữ với tà áo dài truyền thống bên những gánh hàng hoa đặc trưng của mùa Thu Hà Nội. (Ảnh: Điện tử Chính phủ)
(PLVN) - Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, giai điệu của các tuyệt phẩm về Hà Nội lại vang lên như tỏ rõ khí chất hào hùng, anh dũng, quả cảm không kém phần thơ mộng của những con người Thủ đô. Mảnh đất ngàn năm văn hiến với nét đẹp bình dị và sức sống tiềm tàng đã làm xao xuyến bao tâm hồn nghệ sĩ, để tạo nên những nốt nhạc bất tử sống mãi cùng thời gian.

'Đào, Phở và Piano' - Phim tranh giải OSCAR được phát sóng đầu tiên trên giờ vàng Đài Hà Nội

'Đào, Phở và Piano' - Phim tranh giải OSCAR được phát sóng đầu tiên trên giờ vàng Đài Hà Nội
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội sẽ giới thiệu đến khán giả bộ phim điện ảnh lịch sử “Đào, Phở và Piano”. Bộ phim được phát sóng đầu tiên trên sóng của Đài, hứa hẹn mang đến cho khán giả những thước phim chân thực, cảm động về Hà Nội những năm kháng chiến chống Pháp.

Hàng trăm mẫu áo dài khoe sắc tại 'Hà Nội - Tinh hoa Áo dài'

Hàng trăm mẫu áo dài khoe sắc tại “Hà Nội- Tinh hoa Áo dài”. (Ảnh: Quang Thái)
(PLVN) - Với chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa Áo Dài”, Lễ hội Áo dài Du lịch 2024 diễn ra từ 4-6/10 tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long. Lễ hội mang đến một điểm đến văn hóa, di sản độc đáo và trở thành sản phẩm du lịch thường niên của Hà Nội vào mùa thu.

Nhóm Tứ tấu Bond sẽ mặc trang phục áo dài Việt để biểu diễn các tuyệt phẩm

Khán giả Việt có cơ hội chìm đắm trong không gian âm nhạc sang trọng đẳng cấp Thế giới (ảnh BTC).
(PLVN) - “Bond” - Nhóm Tứ tấu dây thành công nhất thế giới sẽ mặc trang phục áo dài Việt để biểu diễn các tuyệt phẩm trong buổi diễn đặc biệt “Bond live in Vietnam” vào tối 5/10 ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội). Khán giả Việt có cơ hội thưởng thức không gian âm nhạc sang trọng đẳng cấp Thế giới nhưng cũng thật gần gũi, đầy hoài niệm.

Rưng rưng 'Ký ức Hà Nội - 70 năm'

Những bức ảnh tư liệu khiến nhiều người dân thấy xúc động và tự hào (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố Vì hòa bình”, tại không gian bích họa phố Phùng Hưng, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm” nhằm tái hiện không gian Hà Nội giai đoạn 1947-1954. Dự sự kiện, không ít người rưng rưng xúc động và tự hào...

'Phú Quang - Tình yêu ở lại' - Chạm vào ký ức Hà Nội

“Phú Quang - Tình yêu ở lại” (Ảnh: Nguyễn Khánh)
(PLVN) - Hai đêm nhạc “Phú Quang - Tình yêu ở lại” được đặt trong chương trình “Hà Nội - Chạm miền ký ức”, một món quà không chỉ dành riêng cho người dân Thủ đô mà còn là cơ hội để du khách có thể hiểu hơn về một Hà Nội với hoài niệm lịch sử nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Loạt chương trình đặc sắc kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trên VTV

Loạt chương trình đặc sắc kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trên VTV (ảnh BTC).
(PLVN) - Điểm nổi bật trong loạt chương trình kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trên VTV là sự phong phú, đa dạng về thể loại. Chuỗi chương trình lần này giúp khán giả nhìn lại chiều dài lịch sử, quá trình phát triển của thành phố Hà Nội và mong muốn Thủ đô đạt nhiều thành công hơn nữa, xứng danh "Thành phố vì hòa bình” đã được thế giới công nhận.

Những chương trình nghệ thuật thiện nguyện đầy xúc cảm

Các nghệ sĩ, cán bộ Nhà hát Chèo Việt Nam đều mong muốn được đóng góp tài năng, tấm lòng của mình, ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt. (Ảnh: Liên Hương)
(PLVN) - Hưởng ứng Lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời thực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ VH,TT&DL, Cục Nghệ thuật biểu diễn 12 Nhà hát trực thuộc Bộ VH,TT&DL đã tổ chức các chương trình nghệ thuật đầy xúc cảm, quyên góp ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Toàn bộ nghệ sĩ, diễn viên thuộc Bộ không nhận thù lao với mong muốn sẽ đóng góp được nhiều nhất cho đồng bào. Đặc biệt rất đông khán giả cũng đã biết đến chương trình và đến ủng hộ các Nhà hát.

Mẹ đơn thân có thể thi Hoa hậu đa văn hóa thế giới

Theo BTC, mỗi người đẹp tham gia cuộc thi “Hoa hậu đa văn hóa thế giới 2025” sẽ là đại sứ văn hóa (Ảnh: NHL).
(PLVN) - Mỗi người đẹp tham gia cuộc thi “Hoa hậu đa văn hóa thế giới 2025” sẽ là đại sứ văn hóa giúp xây dựng cầu nối giữa các quốc gia; góp phần thúc đẩy hòa bình và hợp tác quốc tế thông qua việc tôn vinh các giá trị văn hóa khác biệt, độc đáo. Các thí sinh độ tuổi từ 18 đến 33, tốt nghiệp THPT, chưa từng kết hôn, mẹ đơn thân... có thể tham gia cuộc thi.

'Việt Nam - Điểm đến mới của Điện ảnh thế giới'

Các đại biểu tại "Hội thảo giới thiệu tiềm năng du lịch và điện ảnh Việt Nam"(Ảnh: BTC).
(PLVN) - Nhằm giới thiệu tiềm năng du lịch và điện ảnh Việt Nam, Bộ VH,TT&DL mới tổ chức Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ với chủ đề “Việt Nam - Điểm đến mới của Điện ảnh thế giới” tại Tổ hợp Nhà hát DGA, thành phố Los Angeles, bang California (Mỹ).