Họa sĩ được mệnh danh "Đệ nhất si hổ" trong giới văn nhân

Trương Thiện Tử vuốt ve hổ khi chụp ảnh cùng gia đình. Ảnh: Sichuan Daily
Trương Thiện Tử vuốt ve hổ khi chụp ảnh cùng gia đình. Ảnh: Sichuan Daily
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Họa sĩ nổi danh Trương Thiện Tử chơi với hổ từ nhỏ để nghiên cứu vẽ tranh.

Trương Thiện Tử (1882-1940) được mệnh danh "Đệ nhất si hổ" trong giới văn nhân. Cuốn Nhất môn hổ si (Nhà xuất bản Mỹ thuật Tứ Xuyên) từng công bố loạt ảnh ông với "chúa sơn lâm", trong đó có bức hổ há miệng khi chụp ảnh cùng gia đình họa sĩ, hổ theo ông lên chùa ở Tô Châu hay ảnh ông quỳ gối, để mặt ngang mặt hổ.

Trương Thiện Tử lần đầu nuôi hổ vào thập niên 1920, bấy giờ ông nhờ bạn mua hổ con từ Nhật Bản. Sau đó, ông được bạn tặng một hổ con khác. Họa sĩ ngày ngày quan sát con vật, cho chúng ăn, để chúng ngủ dưới giường ban đêm.

Họa sĩ và em trai Trương Đại Thiên - cũng là tên tuổi lớn của hội họa Trung Quốc - thường cùng nhìn hổ vẽ tranh tại nhà, mở triển lãm. Mùa thu năm 1934, Trương Thiện Tử tổ chức triển lãm ở Bắc Kinh, trong đó có bức Hoàng Sơn thần hổ. Tống Triết Nguyên - tướng lĩnh Trung Hoa Dân quốc - ấn tượng với bức tranh, ngỏ ý mua. Ban đầu, Trương Thiện Tử không nỡ bán tác phẩm tâm đắc nhưng nghe lời khuyên của bạn bè, ông bán với giá hai nghìn đồng bạc.

Bấy giờ, một đồng bạc mua được 80 quả trứng gà, 2000 đồng bạc là khoản tiền lớn. Trương Thiện Tử từng nói: "Tôi nên tặng Hoàng Sơn thần hổ cho tướng Tống Triết Nguyên nhưng tôi nuôi mấy con hổ trong nhà, lại mở triển lãm, chi phí rất lớn, bất đắc dĩ mới lấy tiền của ông ấy". Tống Triết Nguyên không để bụng việc này, ngược lại rất vui sướng, treo bức tranh ở phòng khách trong nhà.

Thập niên 1930, tranh của anh em Trương Thiện Tử được triển lãm tại Pháp, Mỹ. Tổng thống Pháp bấy giờ - François Mitterrand - từng nhận xét Trương Thiện Tử là đại diện xuất sắc của nghệ thuật cận đại Đông phương. Họa sĩ còn từng tới Nhà Trắng theo lời mời của tổng thống Mỹ đương thời - Franklin Delano Roosevelt, vẽ hổ tặng tổng thống.

Trương Thiện Tử sinh thời Quang Tự, triều Thanh. Cha ông từng kinh doanh nhưng thất bại, sau đó làm nghề thu mua phế liệu nuôi gia đình. Mẹ ông giỏi thêu thùa, vẽ tranh. Năm 23 tuổi (1905), Thiện Tử học ngành Kinh tế tại Đại học Meiji (Nhật Bản), sau đó chuyển sang học Mỹ thuật. Về nước, ông giữ một số chức vụ nhưng sau đó bỏ nghiệp chính trị, chỉ chuyên tâm hội họa.

Tranh của Trương Thiện Tử từng vài lần xuất hiện trên thị trường đấu giá. Theo Artron, năm 2013, bức Thập nhị kim thoa của ông được bán với giá 10,5 triệu nhân dân tệ (37,5 tỷ đồng). Giới chuyên môn nhận định nghệ thuật vẽ hổ độ khó cao, vì thế tác phẩm hổ của các họa sĩ nổi tiếng còn có khả năng tăng giá mạnh. Quảng Căn Minh - chuyên gia lĩnh vực đấu giá nghệ thuật - nói hiện phần lớn người sưu tầm tranh hổ là để đầu tư vì dự đoán khả năng sinh lời lớn.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.