Họa sĩ chuyên vẽ chân dung Bác Hồ

Họa sĩ Lê Huy Trấp tại triển lãm của Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Họa sĩ Lê Huy Trấp tại triển lãm của Bảo tàng Hồ Chí Minh.
(PLVN) - Trong số rất nhiều bức tranh cổ động được trưng bày tại triển lãm “Chân dung Hồ Chí Minh – góc nhìn từ tranh cổ động” được tổ chức vào tháng 5/2019 vừa qua, có 3 bức tranh mẫu được lựa chọn để làm bản khắc gỗ, trong đó nổi bật là bức “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của tác giả Lê Huy Trấp – người họa sĩ được biết đến với một niềm ước nguyện cảm động: “Nếu có thêm nhiều thời gian nữa trên đời này, tôi sẽ vẫn tiếp tục vẽ về Bác”.

Vinh dự được gặp Bác

Họa sĩ Lê Huy Trấp sinh năm 1929 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình có truyền thống hội họa. Họa sỹ Lê Huy Miến, người đầu tiên vẽ tranh sơn dầu ở Việt Nam là em ruột của ông nội họa sỹ Lê Huy Trấp. Người anh em họ của ông cũng là họa sỹ có tiếng, đó là Lê Huy Tiếp.

Khi còn nhỏ, họa sĩ Lê Huy Trấp đã từng không ít lần tò mò, ngạc nhiên trước những bức tranh sơn dầu của họa sĩ Lê Huy Miến bởi lẽ cả một thế giới đầy màu sắc sinh động đã được diễn tả trên một tấm vải nhỏ bé thế kia. 

Cậu bé Lê Huy Trấp cứ ngẩn người xem tranh và mơ ước ngày nào đó mình cũng sẽ sáng tạo được cả một thế giới như thế. Năm 1954, ước mơ của Lê Huy Trấp đã thành sự thực khi thi đỗ rồi ra Hà Nội học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, chuyên ngành Đồ họa. Năm 1959 ông ra trường, về công tác tại Tổng Công ty xuất nhập khẩu tác phẩm thuộc Bộ Ngoại thương, làm 2 năm ở bộ phận thiết kế quảng cáo.

Sau đó ông học tiếp Đại học Mỹ thuật Việt Nam, đến năm 1964 ra trường, về Sở Văn hóa Hà Nội làm thiết kế sân khấu trong Đoàn Ca múa kịch Hà Nội. Năm 1983 ông về công tác tại Văn phòng của Hội Mỹ thuật Việt Nam cho đến khi về hưu vào năm 1993.

Từ thời còn học phổ thông ông đã vẽ chân dung Bác Hồ. Dù lúc đó chưa một lần gặp Bác nhưng với tất cả sự ngưỡng mộ, ông đã vẽ bức này khi hình dung về Bác qua những tấm ảnh, những câu chuyện. Một trong những bức tranh vẽ Bác đẹp nhất của ông ngày ấy đã được thầy hiệu trưởng treo trang trọng trong phòng làm việc của mình. 

Thế rồi họa sĩ Lê Huy Trấp được gặp Bác Hồ thật. Lúc ấy họa sĩ Lê Huy Trấp đang học đại học, Bác đến thăm trường: “Ấn tượng lần gặp ấy đã làm đọng lại trong tôi những cảm xúc mạnh mẽ, tốt đẹp. Đó là một vinh dự lớn cho tôi. Bao nhiêu năm rồi mà tôi vẫn không thể quên ngày hôm đó”, họa sĩ nhớ lại.

Năm 1969, nghe tin Bác Hồ qua đời, để tưởng nhớ Bác Hồ kính yêu, họa sĩ Lê Huy Trấp lúc đó đã vẽ bức tranh đầu tiên về Bác Hồ kể từ ngày học Đại học Mỹ thuật Việt Nam và ra trường. Đây là dấu mốc đặc biệt đánh dấu sự chuyển hướng về đề tài vẽ tranh về Bác Hồ trong sự nghiệp sáng tác của hoạ sỹ. Từ đây, ông say sưa vẽ về Bác, bởi với ông đó là cách tưởng nhớ Người, cách bày tỏ tình yêu, sự kính trọng và biết ơn, một cách để hướng trái tim mình về phía ánh sáng.

“Nếu có thêm thời gian nữa, vẫn tiếp tục vẽ về Bác”

Bức tranh “Không có gì quý hơn độc lập tự do” lúc đầu mang tên là “1890 - 1970”, họa sĩ Lê Huy Trấp sáng tác năm 1970 nhân dịp kỷ niệm lần thứ 80 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong tranh, họa sĩ vẽ Bác tươi vui với nụ cười hiền hậu của vị Cha già dân tộc. Bức tranh này được chọn tham dự triển lãm mỹ thuật tại La Habana, Cu Ba.

Tranh cổ động Không có gì quý hơn độc lập, tự do của họa sĩ Lê Huy Trấp. (Nguồn ảnh Bảo tàng Hồ Chí Minh)
Tranh cổ động Không có gì quý hơn độc lập, tự do của họa sĩ Lê Huy Trấp. (Nguồn ảnh Bảo tàng Hồ Chí Minh)

Sau triển lãm, Chủ tịch Fidel Castro đã yêu cầu ấn hành tác phẩm thành nhiều bản để giới thiệu về hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên khắp đất nước Cu Ba. Sau đó, hai họa sỹ Cu Ba được cử sang Việt Nam để giúp Bộ Văn hóa Việt Nam trong kỹ thuật in lưới và tặng Bộ Văn hóa một số phiên bản bức tranh này.

Năm 1975, họa sĩ quyết định đổi tên bức tranh thành “Không có gì quý hơn độc lập tự do” nhằm thể hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và được Xưởng tranh cổ động trung ương in ấn, phát hành rộng rãi.

Cùng với bức tranh “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, họa sĩ Lê Huy Trấp còn có nhiều bức tranh vẽ Bác khác và nhận được sự yêu mến của công chúng yêu nghệ thuật như bức “Bác Hồ ở Paris”, “Tổ quốc và Bác”, “Bác Hồ câu cá”, “Ngục trung nhật ký”…

Dù là tranh bột màu, thuốc nước, bút kim hay là tranh áp phích, các bức vẽ của Lê Huy Trấp vẫn gợi ra được một chân dung chân thực, sắc nét về Bác Hồ, bởi như lời nhận xét của nhiều nhà phê bình hội họa, tranh của Lê Huy Trấp đã nắm bắt được thần thái con người Bác, đã vẽ không chỉ hình dáng bề ngoài mà còn tả được vẻ đẹp tinh thần, tâm hồn của vị lãnh tụ kính yêu.

Với thành công của mình, họa sỹ Lê Huy Trấp đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng về mỹ thuật. Nhưng với ông, vinh dự nhất là khi được người hâm mộ hội họa mỗi khi nhắc tới “những họa sĩ vẽ chân dung Bác Hồ” là người ta nhắc đến ông cùng những tên tuổi như cố họa sỹ Diệp Minh Châu, Dương Bích Liên, Đỗ Năm…

Ông luôn tự hào được sinh ra trên quê hương của Bác, ông hạnh phúc bởi đã được gặp Bác, được Bác truyền cho tình yêu và nhiệt huyết với nghệ thuật. Ông nói: “Nếu có thêm nhiều thời gian nữa trên đời này, tôi sẽ vẫn tiếp tục vẽ về Bác”. 

Đọc thêm

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hưởng tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN
​
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021), 110 năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2021), sáng nay, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thành kính dâng hương tưởng nhớ, tri ân vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Trồng cây kỷ niệm nhân ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trồng cây kỷ niệm nhân ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Sáng nay (19/5), Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổ chức lễ trồng cây kỷ niệm nhân 131 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 2021), tại công trình “Xây dựng mới Trung tâm xét nghiệm Y khoa TP HCM” cụm y tế xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP HCM.

Nhiều triển lãm kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cán bộ, chiến sĩ Lực lượng vũ trang TPHCM tham quan triển lãm tại đường Đồng Khởi. Ảnh: hcmcpv.org.vn
(PLVN) - Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TP Hồ Chí Minh cho biết, từ nay đến hết ngày 11/6/2021, TP tổ chức trưng bày các triển lãm theo chủ đề để kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021) và kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2021).

Sức sống bất diệt của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc

Chủ tịch Hồ chí Minh-người khởi xướng, xây dựng và hết lòng chăm lo khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ảnh: báo Đảng Cộng sản Việt Nam
(PLVN) - Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Người là cống hiến đặc sắc, có giá trị lý luận và giá trị thực tiễn hết sức quan trọng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - thần tượng của những người làm báo

Chủ tịch Hồ Chí Minh - thần tượng của những người làm báo
(PLVN) - Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nhận xét: “Sự ứng xử linh hoạt của Hồ Chí Minh trong giao tiếp ngoại giao đã trở thành những câu chuyện huyền thoại”. Điều này được thể hiện rõ qua cách Người giao tiếp với truyền thông trong nước và quốc tế. 

Đề cao việc phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu

Ảnh tư liệu
(PLVN) - Tại phiên họp ngày 7/5/2021, Bộ Chính trị kết luận sau khi nghe Ban Tuyên giáo Trung ương báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khoá XII "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" (Chỉ thị 05) và ý kiến của các cơ quan liên quan.

Trưng bày hình ảnh, tư liệu chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

 Đại biểu tham quan triển lãm. Ảnh: QĐND
(PLVN) - Qua nội dung trưng bày “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết nên những trang sử vẻ vang nhất của Tổ quốc ta. 

Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW: Nhiều chuyển biến tích cực trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW: Nhiều chuyển biến tích cực trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng
(PLVN) -  Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; sơ kết công tác xây dựng Đảng quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2021. 

75 năm bức thư chúc mừng Giáng sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tình cảm còn mãi trong tâm hồn mỗi giáo dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật với các đại biểu tôn giáo trong Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1960 (Nguồn ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Tài liệu ảnh giai đoạn 1954 - 1985).
(PLVN) - Ngày 25/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bức thư chúc mừng đồng bào Cơ đốc giáo nhân ngày Giáng sinh. 75 năm đã trôi qua từ bức thư đó, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh về khoan dung tôn giáo vẫn sáng ngời, để từ đó sự thống nhất, đoàn kết gắn bó bền chặt giữa tôn giáo với dân tộc ngày càng sâu đậm, tạo thành nguồn sức mạnh to lớn, góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc.