Chính quyền Trung Quốc đã cấm hoạt động này vào đầu năm nay khiến các "thợ mỏ" phải đóng cửa cửa hàng hoặc chuyển ra nước ngoài.
Dữ liệu cho thấy, thị phần của Trung Quốc về sức mạnh của các máy tính kết nối với mạng bitcoin toàn cầu, được gọi là "tỷ lệ băm", đã giảm xuống 0 vào tháng 7 từ mức 44% vào tháng 5.
Trong khi đó, Mỹ hiện chiếm thị phần khai thác lớn nhất, khoảng 35,4% tỷ lệ băm toàn cầu tính đến cuối tháng 8, tiếp theo là Kazakhstan và Nga.
Theo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), về bản chất, tất cả các giao dịch tiền điện tử - bao gồm cả giao dịch và khai thác - đều là bất hợp pháp và bị cấm tại Trung Quốc.
PBOC cho biết tiền điện tử không được lưu hành và các sàn giao dịch ở nước ngoài bị cấm cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư tại Trung Quốc. PBOC cũng cấm các tổ chức tài chính, công ty thanh toán và công ty internet tạo điều kiện cho giao dịch tiền điện tử trên toàn quốc.
Tất cả các giao dịch tiền điện tử đều là bất hợp pháp và bị cấm tại Trung Quốc. Ảnh: Reuters |
Qui định được ban hành vào tháng 9 này đã cấm toàn diện đối với tất cả các giao dịch và khai thác tiền điện tử, nhằm vào Bitcoin và các loại tiền điện tử khác, cũng như cổ phiếu liên quan đến tiền điện tử và blockchain.
Trước đó, vào tháng 5, Trung Quốc đã cấm các tổ chức tài chính và công ty thanh toán cung cấp các dịch vụ liên quan đến giao dịch tiền điện tử và ban hành lệnh cấm tương tự vào năm 2013 và 2017.
Đa số các Chính phủ chưa công nhận tiền điện tử do lo ngại các loại tiền kỹ thuật số do tư nhân vận hành có thể làm suy yếu quyền kiểm soát đối với hệ thống tài chính và tiền tệ, tăng rủi ro hệ thống, thúc đẩy tội phạm tài chính và làm tổn thương các nhà đầu tư.
Họ cũng lo lắng rằng "khai thác" (đào Bitcoin), quy trình tính toán sử dụng nhiều năng lượng mà qua đó bitcoin và các mã thông báo khác được tạo ra, đang làm tổn hại đến các mục tiêu môi trường toàn cầu.