Hoa Kỳ nêu bật những thành tựu hợp tác với Việt Nam sau 25 năm

Sản xuất ôtô tại nhà máy của Công ty Ford Việt Nam (liên doanh giữa Tập đoàn ôtô Ford của Hoa Kỳ và Công ty Diesel Sông Công). (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Sản xuất ôtô tại nhà máy của Công ty Ford Việt Nam (liên doanh giữa Tập đoàn ôtô Ford của Hoa Kỳ và Công ty Diesel Sông Công). (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
(PLVN) - Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đánh giá hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển rất ấn tượng cả về bề rộng lẫn chiều sâu; hai bên đã phối hợp trong hàng loạt lĩnh vực như thương mại, phát triển, giáo dục...

Nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 53 (AMM 53) và các hội nghị liên quan và 25 năm thiết lập quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, ngày 9/9, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đăng thông điệp chúc mừng hội nghị, đồng thời điểm lại những thành tựu nổi bật trong hợp tác với Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đánh giá hợp tác của hai nước đều phát triển rất ấn tượng cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Hai bên đã phối hợp trong hàng loạt lĩnh vực như thương mại, phát triển, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, năng lượng và an ninh. Giờ đây, cả hai quốc gia đều là những đối tác đáng tin cậy với mối quan hệ hữu nghị dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau.

Về phát triển nhân lực, hợp tác giáo dục đại học giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã giúp thúc đẩy việc thành lập Đại học Fulbright tại Việt Nam. Đây là trường đại học độc lập, phi lợi nhuận, và liên kết với Hoa Kỳ đầu tiên tại Việt Nam.

Trong tài khóa 2019, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã hỗ trợ cho Việt Nam khoảng 139 triệu USD, trong đó tập trung vào các lĩnh vực như quản lý kinh tế, giáo dục đại học, an ninh y tế toàn cầu, hỗ trợ người khuyết tật và môi trường.

Các chương trình của USAID tại Việt Nam đã thúc đẩy phát triển thông qua việc tập trung nguồn lực vào những nơi cần nhất và những chương trình có ảnh hưởng lớn nhất.

Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ước tính gần 30.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại nước này. Việt Nam hiện đứng thứ 6 về quốc gia có số du học sinh nhiều nhất tại Hoa Kỳ, đóng góp gần 1 tỷ USD cho nền kinh tế Hoa Kỳ, đồng thời mang lại những đóng góp vô giá trong quan hệ giao lưu nhân dân giữa hai nước.

Với nền tảng giáo dục đẳng cấp thế giới, những sinh viên này sau khi về nước sẽ tiếp tục đóng góp cho nền kinh tế thịnh vượng của Việt Nam.

Kể từ năm 1989, Hoa Kỳ đã viện trợ 125 triệu USD thông qua các hình thức trực tiếp và gián tiếp cho hơn 1 triệu người khuyết tật tại Việt Nam.

Trong hợp tác an ninh, Việt Nam và Hoa Kỳ đã chia sẻ tầm nhìn chiến lược về hòa bình, ổn định và trật tự dựa trên luật định. Hai bên đã hợp tác trong hàng loạt lĩnh vực như gìn giữ hòa bình, hỗ trợ nhân đạo/ứng phó thảm họa, tìm kiếm và cứu nạn, an ninh hàng hải và quân y.

Kể từ năm 2009, Hoa Kỳ đã đầu tư hơn 400 triệu USD để củng cố năng lực hợp tác với cách tiếp cận toàn diện. Mối quan hệ quốc phòng hai nước hướng tới thúc đẩy môi trường an ninh vững mạnh và hòa bình, từ đó tăng cường đầu tư, đảm bảo an ninh năng lượng và đem lại thịnh vượng kinh tế chung.

Về kinh tế, theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ cách đây 25 năm, kim ngạch thương mại song phương đã tăng từ 0 lên mức 77 tỷ USD/năm. Các hàng hóa xuất khẩu quan trọng của Hoa Kỳ sang Việt Nam bao gồm máy tính, điện tử, bông, máy bay và dầu thô. Việt Nam hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 đối với các mặt hàng thực phẩm và nông sản của Hoa Kỳ.

Việt Nam tiếp tục là thị trường tiêu thụ bông lớn nhất của Hoa Kỳ, với kim ngạch nhập khẩu 1,4 tỷ USD trong năm 2019, chiếm tới 23% xuất khẩu bông của Hoa Kỳ ra toàn thế giới.

Liên quan tới lĩnh vực y tế và môi trường, Chính phủ Hoa Kỳ đang hỗ trợ cho Việt Nam hơn 13 triệu USD về y tế và các gói hỗ trợ kinh tế để ứng phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Bên cạnh việc hỗ trợ khu vực tư nhân phục hồi, các khoản tiền này sẽ giúp Chính phủ Việt Nam chuẩn bị hệ thống phòng thí nghiệm, truy tìm các ca nhiễm, hỗ trợ chuyên gia kỹ thuật cho công tác chuẩn bị và ứng phó, triển khai giáo dục cộng đồng, ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm trong môi trường y tế, kiểm tra sàng lọc y tế tại các điểm nhập cảnh.

Khi Washington triển khai Kế hoạch Cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống HIV/AIDS (PEPFAR) vào năm 2003, Việt Nam là quốc gia đầu tiên tại châu Á nhận được nguồn hỗ trợ này.

Kể từ đó, đã có hơn 140.000 người tại Việt Nam đã nhận được thuốc kháng virus trong tổng số 230.000 ca nhiễm HIV trên cả nước.

Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh nước này vẫn duy trì cam kết giải quyết các vấn đề nhân đạo và pháp lý liên quan đến chiến tranh.

Cho đến nay, Hoa Kỳ đã chi hơn 400 triệu USD để tẩy độc dioxin, rà phá các thiết bị nổ và hỗ trợ người khuyết tật. Hoa Kỳ cũng tìm kiếm những người mất tích và thiệt mạng trong chiến tranh, xây dựng lòng tin thông qua việc thúc đẩy giao lưu giữa các cựu binh hai nước.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.