Hổ xuất hiện trong rừng Trường Sơn?

Hổ trong rừng tự nhiên ở Ấn Độ. Ảnh: bigcatsindia.com
Hổ trong rừng tự nhiên ở Ấn Độ. Ảnh: bigcatsindia.com
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Lực lượng chức năng địa phương sẽ vào tận nơi người dân cho rằng đã phát hiện để tìm kiếm dấu vết, sau đó sẽ khẳng định thực hư sự việc.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình đã cử lực lượng chuyên trách đến khu rừng xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh của tỉnh này để xác minh thông tin một cá thể hổ sống ngoài tự nhiên được người dân phát hiện và báo lên chính quyền địa phương.

Thông tin ban đầu, ngày 3/6, nhóm bốn người phụ nữ ở bản Trung Sơn, xã Trường Sơn, vào khu vực rừng Đìu Đo, cách thượng nguồn suối Chà Cùng khoảng 1km để lấy cây mây về bán.

Khi đang trong rừng sâu, chị Hồ Thị Vinh vô tình "giáp mặt" con hổ lớn, hai bên chỉ đứng cách nhau 30m. Chị Vinh về lán báo với chị Hồ Thị Tha (trú cùng xã), nhưng chị Tha không tin.

Tuy nhiên, sau đó chị Tha đi trong vùng rừng này để lấy ngọn cây về làm thức ăn cũng gặp cá thể hổ đứng cách chỉ khoảng 20m. Những phụ nữ này kể rằng, thấy con hổ, tất cả đều rất sợ hãi và lặng lẽ bỏ chạy.

Chị Hồ Thị Tha (phải) và chị Hồ Thị Vinh khẳng định đã nhìn thấy hổ trong rừng Trường Sơn (Quảng Bình). Ảnh: Tráng Trường Sơn.

Chị Hồ Thị Tha (phải) và chị Hồ Thị Vinh khẳng định đã nhìn thấy hổ trong rừng Trường Sơn (Quảng Bình). Ảnh: Tráng Trường Sơn.

Khi những người này về bản kể lại sự việc nhìn thấy hổ, cụ bà Hồ Thị Nương (70 tuổi) cũng nói rằng, bản thân từng nghe tiếng hổ gầm khi vào rừng tìm cây mây cách đây mấy hôm.

Nắm bắt thông tin về việc người dân phát hiện hổ, UBND xã Trường Sơn đã tiến hành xác minh để báo cáo đến các lực lượng chức năng và cấp trên.

Đại diện Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình cho biết, do sự biến động của môi trường sống như hiện tại, thì khả năng cao hổ từ vùng rừng giáp ranh giữa Lào và Thái Lan di cư qua khu vực này ở Quảng Bình.

Lực lượng kiểm lâm sẽ vào tận nơi người dân cho rằng đã phát hiện hổ để tìm kiếm dấu vết rồi sau đó sẽ khẳng định thực hư sự việc. Nếu có, địa phương sẽ cảnh báo người dân phải rất cẩn thận khi vào rừng sâu vì tập tính loài hổ là săn thịt, rất hung dữ. Đặc biệt, sẽ tuyên truyền, vận động người dân không được không tấn công hay tác động tới loài hổ.

Đọc thêm

Người trẻ Việt Nam và ý thức gánh vác trách nhiệm trước biến đổi khí hậu

Những người trẻ Việt Nam tham gia Mạng lưới Kết nối Thanh niên toàn cầu. (Nguồn: BC)
(PLVN) - Đầu tháng 7, 90 đại diện thanh niên truyền cảm hứng đến từ 45 quốc gia đã tập trung tại Luân Đôn để thảo luận các chủ đề hướng tới tương lai - một thế giới phát triển bền vững. Tham gia chương trình, các lãnh đạo trẻ sẽ dành một tuần, từ ngày 1 - 5/7, tập trung thảo luận về vai trò của giới trẻ trong việc định hình tương lai cho cộng đồng của họ.

Xây dựng văn hóa “nói không” với túi ni-lông

Hoạt động hưởng ứng “Ngày quốc tế không sử dụng túi ni-lông”. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trước thực trạng “ô nhiễm trắng” tại Việt Nam, nhiều tổ chức và doanh nghiệp đã chủ động, tích cực thực hiện các hoạt động đa dạng nhằm giảm túi ni-lông và sản phẩm nhựa dùng một lần.

Việt Nam kêu gọi giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu thay mặt Nhóm nòng cốt. Ảnh: Anh Hiển/ PV TTXVN tại Geneva
(PLVN) -  Trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 56 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng phái đoàn thường trực của Việt Nam tại LHQ, đã phát biểu thay mặt Nhóm nòng cốt Nghị quyết về quyền con người và biến đổi khí hậu - bao gồm Việt Nam, Bangladesh, Philippines - tại phiên thảo luận về chủ đề bảo đảm sinh kế bền vững trước tác động của biến đổi khí hậu.

Trật tự xây dựng và phòng cháy, chữa cháy

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Hôm qua (1/7), tại kỳ họp của HĐND TP Hà Nội thảo luận Đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ giai đoạn 2025 - 2030, nhiều ý kiến đã mổ xẻ nguyên nhân sâu xa vì sao thời gian gần đây TP Hà Nội liên tiếp xảy ra một số vụ cháy thương tâm, thiệt hại về nhân mạng rất lớn.

Gian nan tái chế phế liệu nhựa

Tái chế nhựa mang đến nguy cơ ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý đúng cách. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam)
(PLVN) - Công nghệ lạc hậu, lực lượng lao động trình độ thấp, không được quy hoạch và không có chính sách bảo vệ môi trường tốt,… là những lý do khiến làng nghề tái chế phế liệu nhựa gây ô nhiễm.

Hà Tĩnh: Tìm hướng xử lý trại lợn gây ô nhiễm

Hồ chứa chất thải bên trong trại lợn. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Ngày 28/6, lãnh đạo huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và phòng chức năng cùng chính quyền xã Kỳ Tây đã có buổi đối thoại với người dân thôn Đông Xuân lắng nghe ý kiến, tìm hướng xử lý liên quan đến phản ánh trại lợn của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát gây ô nhiễm môi trường.