Hỗ trợ triển khai kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện tỉnh Lâm Đồng

Đoàn công tác đưa ra các khuyến nghị cho hoạt động cải tiến chất lượng và nâng cao năng lực về thực hành công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện tỉnh Lâm Đồng.
Đoàn công tác đưa ra các khuyến nghị cho hoạt động cải tiến chất lượng và nâng cao năng lực về thực hành công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện tỉnh Lâm Đồng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 20/8, bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đơn vị kiểm soát nhiễm khuẩn và điều tra dịch bệnh mở rộng (EICI) của đơn vị vừa cử đoàn công tác đến tỉnh Lâm Đồng nhằm hỗ trợ triển khai hoạt động mô hình mẫu về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại các bệnh viện tỉnh Lâm Đồng theo kế hoạch của Cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế.

Chương trình với sự hỗ trợ của các tổ chức CDC, PATH Hoa Kỳ trong việc tiếp tục triển khai các hoạt động mô hình mẫu về Kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện khu vực Miền Trung và Tây Nguyên; và hỗ trợ rà soát công tác giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện đã được Bộ Y tế triển khai trong thời gian qua.

Theo đó, đoàn công tác do ThS.BS.CKII Hoàng Thị Lan Hương, Phó Giám đốc bệnh viện Trung ương Huế dẫn đầu đã khảo sát thực trạng chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn được triển khai tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng, bệnh viện II Lâm Đồng. Đặc biệt việc triển khai giám sát nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tiết niệu… tại khoa Hồi sức tích cực, sự phối hợp của các khoa phòng liên quan (Kiểm soát nhiễm khuẩn, Vi sinh, Hồi sức tích cực); cung cấp, hỗ trợ kỹ thuật triển khai hoạt động giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và xác định các nhu cầu cần hỗ trợ kỹ thuật về kiểm soát nhiễm khuẩn, vi sinh… trong thời gian tới.

Sau khảo sát thực tế tại các khoa, phòng chuyên môn của các bệnh viện tỉnh Lâm Đồng, đoàn công tác đã đưa ra các khuyến nghị phù hợp cho hoạt động cải tiến chất lượng và nâng cao năng lực về thực hành công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện. Đoàn cũng đã tổ chức khóa tập huấn về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn cho hơn 80 bác sĩ, điều dưỡng của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng.

Đoàn công tác do ThS.BS.CKII Hoàng Thị Lan Hương, Phó Giám đốc bệnh viện Trung ương Huế làm trưởng đoàn.

Đoàn công tác do ThS.BS.CKII Hoàng Thị Lan Hương, Phó Giám đốc bệnh viện Trung ương Huế làm trưởng đoàn.

Được biết, từ năm 2016 bệnh viện Trung ương Huế là một trong những bệnh viện đầu tiên đã tham gia vào Hệ thống giám sát quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn và kháng kháng sinh. Với chức năng của một bệnh viện mô hình mẫu, bệnh viện đã triển khai thành công kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn giai đoạn 2016 – 2020, triển khai có hiệu quả các chương trình quốc gia về kháng kháng sinh, chương trình quản lý và sử dụng kháng sinh.

Ngoài ra bệnh viện còn thực hiện nhiều chương trình đào tạo chuyên khoa, đào tạo liên tục và chỉ đạo tuyến về kiểm soát nhiễm khuẩn cho các bệnh viện thuộc Khu vực miền Trung và Tây nguyên. Đặc biệt, trong giai đoạn đại dịch COVID -19, bệnh viện thành lập và đưa vào hoạt động hiệu quả Trung tâm Nghiên cứu và điều trị COVID-19 đặt tại bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, Trung tâm ICU Trung ương Huế tại thành phố Hồ Chí Minh; hỗ trợ thành công việc thiết lập và vận hành hệ thống Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 tại Bắc Giang, trong đó có vai trò rất quan trọng của kiểm soát nhiễm khuẩn.

Đơn vị EICI bệnh viện Trung ương Huế thành lập vào tháng 8 năm 2022 theo kế hoạch của Cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế với sự hỗ trợ của các tổ chức CDC và PATH Hoa Kỳ. Mục đích nhằm phát triển năng lực cho các bệnh viện trong khu vực trong lĩnh vực giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện, giám sát kháng kháng sinh, áp dụng các biện pháp thực hành tốt về kiểm soát nhiễm khuẩn; quản lý và kiểm soát bùng phát dịch nhiễm khuẩn bệnh viện.

Trong thời gian qua, đơn vị EICI bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện nhiều chuyến công tác hỗ trợ nâng cao năng lực về kiểm soát nhiễm khuẩn đến các bệnh viện tỉnh khu vực Miền Trung và Tây Nguyên như: bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam, Phú Yên, Quảng Ngãi, Nghệ An, Hà Tĩnh; bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam- CuBa Đồng Hới…nhằm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh nhân tại các bệnh viện này.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.