Hồ sơ Hạt nhân (kỳ 1) - Nga: 55 tỷ USD cho phát triển năng lượng hạt nhân

Nga đã có chương trình phát triển năng lượng hạt nhân trị giá 55 tỷ USD...

Nga đã có chương trình phát triển năng lượng hạt nhân trị giá 55 tỷ USD...

Trong vòng 10 năm tới, Liên bang Nga đặt mục tiêu đầy tham vọng là tăng gấp đôi sản lượng năng lượng hạt nhân trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Các kế hoạch xuất khẩu năng lượng hạt nhân cũng là một chính sách lớn và là một trong những mục tiêu chủ chốt của nền kinh tế Nga. Loạt 3 bài dưới đây phân tích vị thế và tầm ảnh hưởng của Liên bang Nga trên bản đồ năng lượng thế giới thời kỳ hậu dầu mỏ.
 
Hiện nay, mạng lưới nhà máy điện hạt nhân trên toàn lãnh thổ Liên bang Nga có tổng cộng 32 lò phản ứng với tổng công suất đạt 23.084 MWe.

Hệ thống lò phản ứng của các nhà máy điện hạt nhân của Liên bang Nga

Nhìn chung, các lò phản ứng hạt nhân của Nga đều được phép hoạt động trong vòng 30 năm. Đến khoảng cuối năm 2000, một kế hoạch nâng cấp nhằm kéo dài thời gian hoạt động của 12 lò phản ứng thế hệ đầu tiên đã bắt đầu được triển khai. Theo dự kiến sau khi nâng cấp, mỗi lò này sẽ vận hành thêm được từ 15 đến 25 năm.

Mô tả ảnh.

Mặt cắt ngang một lò phản ứng kiểu VVER-1000

Tính đến nay, các lò Novovoronezh-3 & 4, Kursk-1 & 2, Kola-1 & 2 và Leningrad-1-4 đều đã được nâng cấp xong và đảm bảo hoạt động thêm được 15 năm nữa. Bilibino 14 cũng đã được lên kế hoạch nâng cấp để tăng tuổi thọ thêm 15 năm (những lò Kola-1 & 2 kiểu VVER-440, Kursk và Leningrad-1-4 kiểu RBMK hiện đang được một số nước thành viên của Liên minh châu Âu khai thác đều đã nhận được chỉ thị của Liên minh phải sớm chấm dứt hoạt động trong thời gian tới vì không có kế hoạch nâng cấp). Sau vụ thảm hoạ Tchernobyl năm 1986, kiểu lò RBMK đã được cải tiến rất nhiều về mặt thiết kế nhằm tránh lặp lại sự cố tương tự, đặc biệt các kênh dẫn nhiên liệu đã được thay thế đảm bảo cho lò có thể vận hành được 45 năm.

Đến năm 2006, Rosatom cũng đã quyết định nâng cấp để kéo dài thời gian sử dụng cho 11 lò RBMK đang được khai thác trên lãnh thổ Nga. Tính đến năm 2009, những lò phản ứng này đã đóng góp tới 45% sản lượng điện hạt nhân toàn quốc.

Mở rộng tiềm lực hạt nhân

Tháng 09/2006, Rosatom đã thông báo một chương trình mục tiêu hạt nhân nhằm đảm bảo đến năm 2020 sản lượng điện hạt nhân sẽ đạt 23% tổng sản lượng điện toàn quốc. Mục tiêu đó đòi hỏi trong giai đoạn 2011 – 2014 phải đầu tư xây dựng mỗi năm hai nhà máy điện loại 1,2 GWe, còn với giai đoạn 2015 – 2020 phải xây thêm mỗi năm ba nhà máy loại này. Như vậy, tổng công suất của các nhà máy mới sẽ đạt 31 GWe.

Mô tả ảnh.

Lò phản ứng kiểu RBMK ở Nga

Đến tháng 10/2006, Chính phủ Nga đã chính thức thông qua một chương trình phát triển năng lượng hạt nhân trị giá 55 tỷ USD, trong đó có 26 tỷ từ nguồn ngân sách liên bang, phần còn lại sẽ lấy từ nguồn quỹ công nghiệp của Rosatom chứ không kêu gọi bất kỳ nguồn vốn tư nhân nào.

Ngoài việc mở rộng tiềm lực hạt nhân, chương trình này còn chú trọng tới việc nâng cao an toàn năng lượng và khuyến khích xuất khẩu công nghệ hạt nhân. Nguồn vốn 26 tỷ USD của Chính phủ sẽ chỉ giải ngân đến năm 2015. Từ sau thời điểm đó, vốn đầu tư sẽ hoàn toàn lấy từ nguồn thu của Rosatom. Ngoài những lò phản ứng được xây mới hoàn toàn, hầu hết các lò đang hoạt động đều sẽ được nâng cấp.

Đến tháng 01/2010, Chính phủ Nga tiếp tục thông qua một chương trình liên bang có tên gọi “Công nghệ năng lượng hạt nhân thế hệ mới cho giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” nhằm ứng dụng nền tảng công nghệ mới cho ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân trên cơ sở các lò nơtron nhanh.

Chương trình này dự kiến đến năm 2020 sẽ đầu tư 110 tỷ RUB từ nguồn ngân sách liên bang, trong đó bao gồm cả 60 tỷ RUB dành cho các lò nơtron nhanh. Chiến lược dài hạn đến năm 2050 của Rosatom là tiếp tục nâng cao mức độ an toàn của các nhà máy điện hạt nhân sử dụng kiểu lò phản ứng nơtron nhanh với một chu trình nhiên liệu khép kín sử dụng nhiên liệu oxyde hỗn hợp.

 Theo Đất Việt

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.