Hồ hởi đón 'lộc biển' đầu năm

Một tàu cá trong lễ hội cầu ngư, lễ ra quân đánh bắt đầu năm tại Quảng Ngãi. (Ảnh: Vân Anh)
Một tàu cá trong lễ hội cầu ngư, lễ ra quân đánh bắt đầu năm tại Quảng Ngãi. (Ảnh: Vân Anh)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024, thời tiết thuận lợi nên ngư dân một số tỉnh miền Trung nhanh chóng chuẩn bị ngư cụ, nhu yếu phẩm để vươn khơi. Những phiên biển xuyên Tết xa bờ dịp này cũng trở về đầy ắp cá, tôm. “Lộc biển” đầu năm mới như tín hiệu khởi đầu giúp ngư dân thêm quyết tâm bám biển.

Tất bật chuẩn bị vươn khơi

Những ngày qua, nơi cửa biển Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam, đâu đâu cũng gặp cảnh ngư dân tất bật chuẩn bị ra khơi khai thác đánh bắt hải sản, với mong muốn một năm mưa thuận gió hòa, lộc biển dồi dào.

Đang nhập nhiên liệu và đưa nhu yếu phẩm lên tàu cá QNg 96416 TS tại cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi), ngư dân Trần Khổ (ngụ xã Bình Châu) cho hay, từ mùng 10 Tết, các thuyền viên đã sẵn sàng lương thực, đá lạnh, nước uống đưa lên tàu. Tàu cá có hơn 10 thuyền viên, hành nghề lặn, thường xuyên đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu cho biết, ở địa phương, dịch vụ hậu cần nghề cá tương đối phát triển, đã giải quyết việc làm cho khoảng 1.600 lao động trong và ngoài xã. Thời gian qua, chính quyền địa phương cùng các ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho ngư dân về chấp hành nghiêm quy định chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Hiện nay, Bình Châu cũng là địa phương hoàn thành 100% việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá với 236/238 tàu (2 tàu cá nằm bờ cam kết không hành nghề).

Theo ông Hồ Trọng Phương (Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi), toàn tỉnh hiện có 4.544 tàu cá, trong đó tàu có chiều dài từ 15m trở lên khai thác vùng khơi hơn 3.200 tàu; tàu có chiều dài từ 12m đến dưới 15m là 970 tàu. Trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, đơn vị cùng các ngành chức năng đã đến thăm hỏi, động viên ngư dân, đồng thời tổ chức các buổi lễ ra quân đánh bắt đầu năm mới với mong muốn ngư dân tham gia đánh bắt trên biển không vi phạm về khai thác hải sản bất hợp pháp. Toàn tỉnh phấn đấu năm 2024 sản lượng đánh bắt đạt 270 nghìn tấn hải sản.

Niềm vui đón “lộc biển” đầu năm. (Ảnh: Vân Anh)

Niềm vui đón “lộc biển” đầu năm. (Ảnh: Vân Anh)

Tại Quảng Nam, sau Lễ hội Cầu ngư mùng 8 Tết Nguyên đán 2024, ngư dân cũng bắt đầu có mặt ở cảng cá Tam Quang, cảng An Hòa, thuộc huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam để nhập nhiên liệu và đưa các ngư lưới cụ lên tàu chuẩn bị vươn khơi đánh bắt đầu năm mới.

Ông Huỳnh Thế Điểu, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá Tam Quang thông tin, toàn huyện Núi Thành có hơn 400 tàu thuyền đánh bắt xa bờ, trong đó xã Tam Quang có 200 tàu thuyền, qua đó đã tạo việc làm cho 4.000 lao động trực tiếp và phục vụ hậu cần khai thác hải sản. Ngoài ra, Nghiệp đoàn còn tích cực tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho đoàn viên, ngư dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Đón “lộc biển” đầu năm

Bên cạnh những tàu thuyền chuẩn bị vươn khơi, những ngày sau Tết Nguyên đán cũng là điểm nhiều tàu thuyền đánh bắt xuyên Tết trở về với những khoang đầy ắp cá, tôm.

Qua hơn 20 ngày bám biển xuyên Tết, ngày 12 tháng Giêng vừa qua (21/2/2024), ngư dân Trần Đức Linh (ngụ xã Bình Châu, chủ tàu cá QNg 90701 TS) cùng các bạn thuyền vui mừng trở về đất liền, thành quả đánh bắt được hơn 7 tấn cá chuồn, giá bán 50 nghìn đồng/kg. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, thực phẩm, trung bình mỗi thuyền viên nhận về hơn 20 triệu đồng/người. “Với “khí thế” này, các thuyền viên nghỉ ngơi 1 - 2 hôm rồi tiếp tục nhập nhiên liệu, nhu yếu phẩm để kịp vươn khơi trở lại sau ngày rằm tháng Giêng”, ông Linh nói.

Ngư dân Nguyễn Cu (ngụ xã Tam Quang, tỉnh Quảng Nam) cũng chọn vươn khơi ngay trong dịp Tết. Ông cho biết, do tàu công suất nhỏ nên đánh bắt gần bờ, đi trong 3 - 5 ngày. Mùng 3 Tết Nguyên đán Giáp Thìn, ông bắt đầu xuất phát, mỗi chuyến biển thu về được hơn 30 triệu đồng. Nhờ đó, từ đầu năm, ông ước tính đã có đủ khoản chi phí trong năm cho 2 con đang theo học đại học và trang trải cuộc sống.

Trong khi đó, tại Đà Nẵng, từ mùng 4 Tết đến nay, các bãi biển Thọ Quang, Mân Thái (quận Sơn Trà) lúc nào cũng nhộn nhịp ghe nhỏ, thuyền thúng cập bờ mang theo những mẻ tôm, cá tươi ngon. Đàn ông, trai tráng cùng nhau kéo lưới, đưa thuyền vào bờ; phụ nữ ngồi gỡ tôm, cá, trao đổi mua bán.

Một tàu cá đánh bắt xuyên Tết trở về. (Ảnh: Vân Anh)

Một tàu cá đánh bắt xuyên Tết trở về. (Ảnh: Vân Anh)

Ngư dân Phạm Văn Quang (ngụ phường Mân Thái) vui mừng kể, những ngày đầu năm biển êm, ngư dân các làng chài đều rủ nhau tranh thủ đánh bắt. Phiên biển gần bờ thường chỉ vài tiếng đồng hồ, nhưng mỗi nhóm ngư dân có khi kiếm cả triệu đồng.

Hoạt động này nhiều năm nay cũng giúp du khách khi đến Đà Nẵng có nhiều trải nghiệm thú vị. Nhiều người đến Đà Nẵng nay không chỉ tắm biển ngắm bình minh mà họ còn tham gia cùng ngư dân kéo lưới, đưa thuyền thúng lên bờ. Một số du khách mua hải sản tươi sống còn có thể nhờ người dân bản địa chế biến những món ăn đơn giản ngay tại chỗ và tận hưởng.

Tại tỉnh Quảng Nam, theo báo cáo của Sở NN&PTNT, hiện số lượng tàu cá toàn tỉnh hơn 2.700 chiếc, trong đó tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên hoạt động vùng khơi 648 chiếc (43 tàu dài từ 24m trở lên), tàu cá dài từ 12m đến dưới 15m hoạt động vùng lộng 729 chiếc, tàu cá chiều dài từ 6m đến dưới 12m hoạt động vùng bờ 1.338 chiếc. Về lao động khai thác thuỷ sản đã giải quyết việc làm cho khoảng 15.000 lao động, trong đó 13.000 người khai thác trực tiếp trên biển và khoảng 2.000 lao động trên bờ làm nghề dịch vụ, thu mua.

Để động viên tinh thần ngư dân đầu năm mới, ông Võ Văn Long, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cùng các ngành chức năng trong tỉnh cũng đã đến thăm hỏi và tổ chức các lễ hội cầu ngư, lễ ra quân đánh bắt đầu năm mới.

Tin cùng chuyên mục

Tín dụng chính sách - Động lực giúp người dân cao nguyên Gia Lai thoát nghèo bền vững

Tín dụng chính sách - Động lực giúp người dân cao nguyên Gia Lai thoát nghèo bền vững

(PLVN) -  Sau 22 năm ròng rã, đến ngày 30/11 vừa qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Gia Lai đã đạt dư nợ gần 7.500 tỷ đồng, đưa dòng vốn ưu đãi của Nhà nước về khắp thôn làng, đến từng hộ nghèo, từng gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn trên một địa bàn rộng lớn hơn 15 nghìn km2 ở phía Bắc cao nguyên miền Trung.

Đọc thêm

Bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân ở Bình Định

Đại tá Nguyễn Văn Thành trao bảng biểu trưng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho vợ chồng ông Bản.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Quảng Ninh hội thảo thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản

Quang cảnh buổi hội thảo
(PLVN) - Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

Bài học từ quan điểm "trọng tâm, trọng điểm" trong đầu tư công

 Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung kiểm tra tiến độ dự án đường giao thông trọng điểm
(PLVN) - Quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc bố trí vốn có trọng tâm, trọng điểm, việc triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Nghệ An đã khắc phục triệt để tình trạng bố trí vốn dàn trải, manh mún. Nhờ những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, đến nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Nghệ An đạt khá cao, phấn đấu hết năm 2024 đạt trên 97%.

Nghệ An: Hiện thực hóa kỳ vọng từ chiến lược đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư

Đại lộ Vinh – Cửa Lò được hoàn thành đưa vào sử dụng thành một biểu tượng mới cho thành phố Vinh.
(PLVN) - Trong bối cảnh nhu cầu nguồn lực để đầu tư phát triển là rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng lại hữu hạn, Nghệ An đang áp dụng cách tiếp cận mới để khai thông các điểm nghẽn. Phương châm “Trọng tâm, trọng điểm” lấy nội lực làm căn bản, ngoại lực là quan trọng, kết hợp chặt chẽ nội lực với ngoại lực, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, đã giúp tối ưu nguồn lực và đạt được những kết quả ấn tượng.

Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại tại Hải Dương

: Các đại biểu tham dự Đại hội
(PLVN) - Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương đề nghị Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh cần phát huy tinh thần “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả" trong triển khai các hoạt động đối ngoại nhân dân. Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại...

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể
(PLVN) -  Ngày 20/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (Nghị quyết 02), tổng kết hoạt động công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng nêu gương, dẫn dắt xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Đồng chí Nguyễn Văn Dưỡng (thứ 2 từ phải sang) trao đổi công việc, giao nhiệm vụ cho cán bộ.
(PLVN) - Trên cương vị Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Lắk , tỉnh Đắk Lắk, Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng không chỉ tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ mọi mặt mà luôn sâu sát, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ huy, hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS, QP) với nhiều thành tích nổi bật, được cấp ủy, chính quyền, đồng đội tín nhiệm, đánh giá cao.