Hộ dân tiến hành bàn giao 6 cá thể hổ cho Nhà nước

Các cá thể hổ từ hộ gia đình ông Nguyễn Khắc Thường (ảnh ENV)
Các cá thể hổ từ hộ gia đình ông Nguyễn Khắc Thường (ảnh ENV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Ngày 7/6/2023, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên, Hạt Kiểm lâm thành phố Thái Nguyên phối hợp với Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội, Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội, UBND phường Thịnh Đán (thành phố Thái Nguyên) tiến hành hoạt động tiếp nhận 6 cá thể hổ do hộ gia đình nhà ông Nguyễn Khắc Thường (tổ 5, xã Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) tự nguyện giao nộp cho Nhà nước.

Đây là kết quả của sự kiên trì vận động của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên, Hạt Kiểm lâm thành phố Thái Nguyên và các cơ quan có liên quan, nỗ lực hỗ trợ từ phía Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội và quan trọng nhất là ý thức của chính chủ nuôi. Tất cả 6 cá thể hổ sẽ được chuyển đến chăm sóc tại Trung tâm Cứu hộ ĐVHD Hà Nội.

Ngày 4/4/2007, sau khi phát hiện hoạt động nuôi nhốt hổ trái phép tại một số cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành văn bản số 1761/VPCP-NN đồng ý với đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông về việc giao các cá thể hổ bị nuôi nhốt trái phép cho các hộ nuôi tại đây được “nuôi thí điểm vì mục đích bảo tồn”.

Sau các trường hợp này, cũng trong năm 2007, các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện hoạt động nuôi nhốt hổ trái phép tại cơ sở của ông Nguyễn Khắc Thường. Sau khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính ông Thường cho hành vi nuôi nhốt hổ trái phép, tương tự như các trường hợp nuôi nhốt hổ tại Bình Dương, các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên đã giao hộ gia đình ông Thường tiếp tục nuôi thí điểm các cá thể hổ trên vì mục đích bảo tồn.

Được biết, từ 2016 đến nay, tổng số cá thể hổ nuôi nhốt tại trang trại ông Thường luôn duy trì số lượng 6 cá thể. Ông Nguyễn Khắc Thường bày tỏ: “Tôi nuôi các cá thể hổ cũng gần 20 năm và rất yêu quý chúng. Tuy nhiên, do điều kiện sức khoẻ và kinh tế không đảm bảo, tôi quyết định chuyển giao các cá thể này cho Nhà nước với mong muốn các cá thể hổ sẽ được chăm sóc ở điều kiện tốt.”

Ông Lương Xuân Hồng – Giám đốc Trung tâm Cứu hộ ĐVHD Hà Nội – đơn vị tiếp nhận hổ cho biết: “Hổ là loài động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm được bảo vệ ở cấp độ cao nhất theo quy định của pháp luật. Để có thể nuôi hổ vì mục đích giáo dục hay bảo tồn cần phải đảm bảo kinh nghiệm, cơ sở vật chất, kĩ thuật, thú ý, phúc lợi phù hợp. Ví dụ, trong tự nhiên, mỗi cá thể hổ thường di chuyển trong phạm vi bán kính 20-30km. Mỗi người dân nếu yêu quý hổ và các loài ĐVHD hãy bảo vệ chúng trong tự nhiên. Việc nuôi nhốt hổ tại các hộ dân mà không đáp ứng điều kiện không những làm hổ mất đi các tập tính tự nhiên mà còn có thể là hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý”.

Tiếp nhận chuyển giao các cá thể hổ về trung tâm cứu hộ (Ảnh Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội)Tiếp nhận chuyển giao các cá thể hổ về trung tâm cứu hộ (Ảnh Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội)

Theo thống kê tại cơ sở dữ liệu của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV), hiện nay số lượng hổ nuôi nhốt tại các cơ sở tư nhân có đăng ký trên cả nước (trang trại và vườn thú tư nhân) đã lên đến con số hơn 300 cá thể tính đến 4/2023. Con số này đã tăng khoảng gần 6 lần so với số lượng hổ nuôi nhốt có đăng ký được ghi nhận tại Việt Nam năm 2007 (khoảng hơn 50 cá thể).

Qua quá trình đánh giá hoạt động nuôi nhốt hổ và các loài ĐVHD tại các cơ sở này trong những năm qua, ENV nhận thấy về cơ bản các cơ sở tuân thủ quy định pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số cơ sở đang “núp bóng” các cơ sở nuôi ĐVHD phi thương mại để thực hiện các hoạt động buôn bán hổ và ĐVHD trái phép.

Do vậy, trong thời gian vừa qua, ENV đã có nhiều văn bản đề xuất các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đánh giá chương trình nuôi thí điểm hổ từ năm 2007 để có những giải pháp phù hợp cũng như tăng cường công tác quản lý hổ nuôi nhốt, ngăn chặn hoạt động buôn bán hổ bất hợp pháp.

Bên cạnh đó, ENV cũng đề xuất các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xây dựng và ban hành quy định pháp luật để quản lý hiệu quả các cơ sở nuôi ĐVHD không vì mục đích thương mại, đặc biệt quy định giới hạn hoạt động sinh sản của các cá thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm ở số lượng nhất định nhằm mục tiêu bảo tồn và giáo dục.

Đọc thêm

longformCần nhân lực để 'đi đường dài' với việc làm xanh

Cần nhân lực để 'đi đường dài' với việc làm xanh
(PLVN) -  Để hiện thực hoá mục tiêu đưa năng lượng tái tạo trở thành trụ cột an ninh năng lượng quốc gia, Việt Nam cần một nguồn nhân lực rất lớn, nhất là nhân lực chất lượng cao, có đủ kỹ năng, chuyên môn, trình độ, để “gánh vác” nhiệm vụ này. Đáng nói, thị trường lao động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ở nước ta vẫn còn non trẻ, chưa kể còn đứng trước nguy cơ cạnh tranh đến từ nước ngoài.

longformChuyển dịch năng lượng: Lao động than, nhiệt điện than đối mặt nhiều mối nguy cơ khôn lường

Chuyển dịch năng lượng: Lao động than, nhiệt điện than đối mặt nhiều mối nguy cơ khôn lường
(PLVN) -  Trước làn sóng chuyển dịch từ năng lượng hoá thạch sang năng lượng tái tạo ngày càng mạnh mẽ ở nước ta nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, lực lượng lao động trong các lĩnh vực năng lượng hoá thạch đang đứng trước nhiều mối rủi ro và thách thức chưa từng có trong quá khứ.

Bạc Liêu: Sớm triển khai dự án xây dựng kè chống sạt lở và triều cường

Bạc Liêu: Sớm triển khai dự án xây dựng kè chống sạt lở và triều cường
(PLVN) - Ông Lê Tấn Cận - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu, cùng đại diện lãnh đạo sở, ngành liên quan và UBND TP Bạc Liêu vừa khảo sát thực tế tại khu vực khu vực thường xuyên sạt lở và ngập nước do triều cường (cống Nhà Mát và khu dân cư dọc theo kênh 30/4, đoạn từ cống Nhà Mát đến cầu Út Đen, thuộc khóm Bờ Tây, phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu).