Họ cho chúng ta niềm tin chiến thắng!

Bức tranh “Những anh hùng thầm lặng” của Châu Thị Ngọc Anh- SV ĐH Kinh tế Đà Nẵng
Bức tranh “Những anh hùng thầm lặng” của Châu Thị Ngọc Anh- SV ĐH Kinh tế Đà Nẵng
(PLVN) - “Mình muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cho họ, mọi người hãy cứ yên tâm làm việc, đừng quá sức, mọi người ở hậu phương luôn dõi theo và cùng chung tay để chống lại dịch. Mình tin tất cả cùng chung tay thì Việt Nam sẽ chiến thắng dịch bệnh nhanh thôi! Chúng ta cũng gửi lời cảm ơn tới họ, từ trái tim mình. Các anh chị cố lên”!

“Không vì thế mà chúng tôi bỏ chạy”

Sáng 23/3, Bộ Y tế xác nhận “bệnh nhân 116” dương tính với nCoV là bác sĩ nam, 29 tuổi đang làm việc tại Khoa Cấp cứu của bệnh viện. Anh tham gia chống dịch từ ngày 31/1, nhiệm vụ chính là khám sàng lọc các bệnh nhân nghi nhiễm đến bệnh viện, điều trị những bệnh nhân được chẩn đoán dương tính và cấp cứu một số bệnh nhân nặng.

Trong quá trình khám và điều trị, anh luôn tuân thủ quy trình và mặc đủ đồ bảo hộ. Tuy nhiên, tới 20/3, anh bị ho, sốt và tới 23/3 được xác nhận dương tính với nCoV, trở thành nhân viên y tế đầu tiên bị nhiễm chéo Covid-19 từ bệnh nhân. Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh, sức khỏe ổn định.

Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ bày tỏ niềm xúc động: Qua những dòng tin tưởng như khô khan ấy, chứa đựng biết bao thông điệp: Anh, người bác sĩ đã có mặt trên tuyến đầu ngay từ những ngày đầu tiên. Anh, đã tham gia tất cả những nhiệm vụ chuyên môn. Anh, bám trụ tại bệnh viện bất kể ngày đêm. Anh, khi biết mình có khả năng lây nhiễm đã tự cách ly để giảm thiểu nguy cơ cho bệnh nhân và đồng nghiệp…

Không chỉ có  “ bệnh nhân 116”- nhiều chiến sĩ áo trắng trên đất nước này vẫn đang sát cánh bên nhau chống lại đại dịch đang tiến triển. Không chỉ có các anh, nhiều chiến sĩ đang mang quân phục, cảnh phục và nhiều lắm những người khác đang quyết định vận mệnh của đất nước trước đại dịch. Không chỉ có các anh, những người làm công tác xuất nhập cảnh, những nhân viên ngoại giao, những phi công và tiếp viên hàng không… vẫn ngày đêm hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả nhất.

Và họ đang là những người mang đến cho chúng ta niềm tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống này, vào đất nước mình. Họ là hiện thân của trái tim lớn đang lan tỏa tình yêu cho đất nước và người dân: Trung thành tuyệt đối với đất nước, tận hiếu với nhân dân, có trách nhiệm lớn nhất với bổn phận.

Thật tuyệt vời khi những tấm gương tốt đẹp, những hình ảnh cảm động đang hằng ngày, hằng giờ vẫn diễn ra như một điều tất yếu. Khi Tổ quốc, đồng bào cần- Có chúng tôi! Cầu mong những điều tốt lành đến với những người đang trên tuyến đầu chống dịch. Cầu mong những niềm hạnh phúc đến với những người dân trên đất nước ta. 

Tôi tin tưởng mãnh liệt là những cầu mong đó chắc chắn thành hiện thực. Bởi chính trong những lúc nguy cấp này tinh thần Việt Nam đang tỏa sáng. Tinh thần đó sẽ tạo thành sức mạnh vật chất to lớn đẩy lùi dịch bệnh!

Có thể sắp tới sẽ có thêm những trường hợp y bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế nhiễm bệnh nhưng đó không phải đơn thuần là tai nạn nghề nghiệp mà hãy xem đó là sự hy sinh vì y nghiệp. Họ, những thiên thần áo trắng, những người dấn thân xoa dịu nỗi đau, luôn chấp nhận những nguy hiểm về mình. 

Cùng với đó, không ít dòng tâm sự rưng rưng xúc động như đối với người thân, ruột thịt của mình: “Số 116, nam, bác sĩ 29 tuổi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.  20 ngày liên tục khám sàng lọc, điều trị cho bệnh nhân dương tính với Covid 19, cấp cứu cho bệnh nhân nặng. 20 ngày liên tục ở khu cách ly cho nhân viên y tế trong bệnh viện, không một bữa cơm nhà.

Chúng tôi không biết gì về anh ngoài những thông tin này, nhưng thấy cổ nghèn nghẹn.  Anh là một trong những người mang bộ áo trắng, áo xanh, không biết tên, biết mặt nhưng hết lòng chăm sóc bệnh nhân kể từ những ngày đầu bùng phát dịch cho đến lúc này. 

Giờ đây, con virus vô tình không trừ một ai, khiến anh đã thấm mệt. Anh hãy tạm nghỉ ngơi và tiếp tục kiên cường chiến đấu với virus nhé. Sẽ có những đồng nghiệp tận tâm chăm sóc anh. Những người dân như chúng tôi chỉ biết cầu mong anh và các anh chị đồng nghiệp của anh ở tuyến đầu khoẻ mạnh, kiên cường để tiếp tục công việc mà các siêu nhân cũng phải ngả mũ thán phục các anh chị! Chúng ta nhất định phải thắng”! 

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu của bệnh viện, khẳng định nhóm điều trị vẫn vững vàng tinh thần, sau khi một bác sĩ ở khoa này nhiễm nCoV trong quá trình làm việc. Ông cho biết có tổng cộng 6 bác sĩ thay phiên nhau trực tiếp tham gia điều trị cho các bệnh nhân. Họ làm việc ngày đêm, thậm chí ăn, ngủ ngay tại bệnh viện để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cộng đồng. 

Bác sĩ cho biết chưa có một loại thiết bị bảo hộ nào giúp bác sĩ, nhân viên y tế an toàn tuyệt đối trước bệnh tật. Bởi hiện nay, thế giới cũng chưa sản xuất được các bộ đồ bảo hộ nào đảm bảo giúp nhân viên y tế miễn nhiễm 100%. Ví dụ khẩu trang N95 có độ an toàn cao nhất cũng chỉ ngăn được 95% số giọt nhỏ mang mầm bệnh, còn 5% vẫn lọt qua.

Nhóm y bác sĩ điều trị đã nhận định có nguy cơ nhiễm bệnh bất cứ lúc nào, nên chuẩn bị tinh thần từ trước và không do dự khi tiếp nhận bệnh nhân. Thế nhưng, “không vì thế mà chúng tôi bỏ chạy”…

Và những hình ảnh chạm tới trái tim!

Covid-19 vào giai đoạn lây lan toàn cầu, Việt Nam có sự thay đổi trong chiến lược ứng phó. Từ 21/3, mọi hành khách đến Việt Nam bắt buộc phải cách ly 14 ngày. Hơn 16.500 người đang cách ly tập trung trong các doanh trại quân đội.

Hàng ngàn y bác sĩ, nhân viên y tế và cả các chiến sĩ đang ngày đêm căng sức chống dịch. Họ nhường những điều kiện tốt hơn cho đồng bào thuộc diện cách ly, nhận về mình những vất vả, ăn tranh thủ, ngủ vội vàng giữa “màn trời, chiều đất”... 

Xúc động trước những tấm hình được chia sẻ trên mạng xã hội, một số khoảnh khắc đã đi vào bộ tranh “Những anh hùng thầm lặng” của Châu Thị Ngọc Anh, sinh viên năm 3-Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Bộ tranh khiến nhiều người xúc động vì khắc họa rõ nét những sự hy sinh mà những người ở tuyến đầu chống dịch Covid-19 đang hết lòng, tận tụy!

Ngọc Anh chia sẻ: “Mình muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cho họ, mọi người hãy cứ yên tâm làm việc, đừng quá sức, mọi người ở hậu phương luôn dõi theo và cùng chung tay để chống lại dịch. Mình tin tất cả cùng chung tay thì Việt Nam sẽ chiến thắng dịch bệnh nhanh thôi! Chúng ta cũng gửi lời cảm ơn tới họ, từ trái tim mình. Các anh chị cố lên”! 

Bác sỹ Hadio Hali và bức ảnh cuối cùng lặng lẽ nhìn vợ con từ xa, lay động lòng người
 Bác sỹ Hadio Hali và bức ảnh cuối cùng lặng lẽ nhìn vợ con từ xa, lay động lòng người

Và nữa là hình ảnh cuối cùng của bác sĩ Hadio Ali (bác sĩ vừa qua đời sau khi điều trị cho những người bị nhiễm bởi virus Corona ở Jakarta, Indonesia). Trong ảnh ghi lại chuyến thăm nhà cuối cùng của bác sĩ, đứng ngoài cổng, lặng nhìn ngắm con mình và người vợ đang mang thai đứa con thứ ba sắp chào đời. Điều gì sẽ ở trong tâm trí của những đứa trẻ đó...

Bố ơi, chúng ta có thể gặp nhau một lần và lại gặp nhau không? Bác sĩ không muốn bất kỳ sự tiếp cận nào với gia đình để tránh đi sự lây lan của dịch bệnh. Và vị bác sĩ đứng ở cổng nhìn vào như một người xa lạ. Nhưng đó lại là lần gặp mặt gia đình lần cuối cùng của anh ấy! Vị bác sĩ này là anh hùng của Indonesia. Người hùng đã chữa trị cho nhiều bệnh nhân cho đến khi... anh ra đi mãi mãi…

Một vị bác sỹ ở TP Hồ Chí Minh đã có thời gian tiếp xúc với bác sĩ Hadio Ali chia sẻ những ấn tượng về một người hiền và lẽ vô thường. Bởi hơn ai hết, là người trong cuộc, vị bác sỹ này xúc động gửi đi thông điệp yêu thương cho những ai còn vô tình trong cuộc chiến này: Tôi thường nhớ Trịnh Công Sơn từng nói đại ý rằng nếu trên đường gặp một người nào đó, dù không quen đi chăng nữa thì cũng nên tử tế cho nhau lời chào hay một nụ cười. Bởi có thể đó là lần cuối cùng ta có thể gặp được người ấy trên cõi nhân gian huyễn mộng này.

Tôi không phải là bạn của Hadio Ali. Tôi chỉ gặp đồng nghiệp này vài lần khi bạn ấy theo học can thiệp thần kinh cùng với TS. Trần Chí Cường ở Bệnh viện Đại học Y Dược. Tôi dân tim mạch. Ali làm thần kinh nên không có cơ hội gặp nhau nhiều. Chỉ vì thấy anh bạn này có nụ cười rất dễ mến nên tôi làm quen. Và vì lúc đó cũng lõm bõm vài câu tiếng Mã Lai (Bahasa Malayu) nên tập nói cho vui.

Ali rất hiền và rất thân thiện.

Chỉ biết có vậy thôi.

Tối nay đọc được tin trên Facebook của BS Ha Minh Duc là Hadio Ali đã vĩnh viễn ra đi trong cuộc chiến chống lại Covid-19 ở tại Jakarta. Bạn có thể thấy một nụ cười hiền và đẹp đến mức nào. Ali đã mang nụ cười tin yêu ấy cùng những người đồng nghiệp của mình, những đồng đội áo trắng đi vào cuộc chiến và vĩnh viễn nằm lại trên chiến trường. Vậy đó. Một đồng nghiệp Indonesia đã chết trận. Và ai có thể nói được rằng không bao giờ tôi phải viết lời vĩnh biệt một đồng nghiệp Việt Nam.

Và bạn có dám chắc là một ngày nào đó bạn không đọc những dòng này và rưng lệ khi biết rằng tôi cũng đã ngã xuống vì trận chiến chống lại Covid-19 trên đất nước mình?

Cái chết có thể đến bất ngờ mà ta không bao giờ kịp mặc cả. Nhất là trong thời điểm này. Vậy nên hãy yêu thương nhau. Hãy bảo vệ cho nhau bằng cách tuân thủ lời kêu gọi của Tổ quốc. Đừng ích kỷ nữa. Đừng hoảng loạn nữa. Đừng vì bản thân mà khiến đồng bào mình tức tưởi ngã xuống…

Thương lắm những thiên thần áo trắng ở cả Việt Nam và khắp nơi trên thế giới! Cho dù họ có bị tai nạn nghề nghiệp khi xả thân vì người bệnh, cho dù nụ cười đã tắt… nhưng họ đã hy sinh để sự sống, sự hồi sinh còn mãi… 

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.