Hillary, Lavrov sẽ nhấn nút điều chỉnh quan hệ Nga-Mỹ?

Tân Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ có cuộc gặp mặt lần đầu tiên với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong vài giờ nữa tại Geneva. Ngoại trưởng hai nước Nga-Mỹ sẽ thảo luận về một loạt vấn đề, từ cuộc chiến ở Afghanistan đến kế hoạch thiết lập lá chắn tên lửa của Mỹ ở Châu Âu và cả chương trình hạt nhân của Iran.

Tân Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ có cuộc gặp mặt lần đầu tiên với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong vài giờ nữa tại Geneva. Ngoại trưởng hai nước Nga-Mỹ sẽ thảo luận về một loạt vấn đề, từ cuộc chiến ở Afghanistan đến kế hoạch thiết lập lá chắn tên lửa của Mỹ ở Châu Âu và cả chương trình hạt nhân của Iran.

Cuộc gặp giữa hai nhà ngoại giao hàng đầu của hai cường quốc lớn nhất thế giới này cũng được cho là sẽ đặt nền móng cho cuộc gặp đầu tiên giữa tân Tổng thống Barack Obama và người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev tại thủ đô London, Anh vào tháng tới. 

Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Ngoại trưởng Hillary và người đồng cấp Lavrov đang thu hút sự chú ý rất lớn từ dư luận cũng như giới báo chí bởi đây được cho là thời điểm để hai Ngoại trưởng chính thức nhấn nút điều chỉnh trong quan hệ Nga-Mỹ.

Trước đó, trong Hội nghị An ninh Munich diễn ra ở Đức gần đây, tân Phó Tổng thống Mỹ Jo Biden đã từng tuyên bố Mỹ muốn “nhấn nút điều chỉnh” trong quan hệ với Nga. Bản thân, Ngoại trưởng Hillary mới đây cũng đã nói đến “một sự khởi đầu mới” trong quan hệ giữa Washington và Moscow. Trong khi đó, các quan chức Nga cũng liên tục bày tỏ hy vọng sẽ có một mối quan hệ tốt đẹp với phía Mỹ. Vậy, trong cuộc gặp lần này, liệu Ngoại trưởng Hillary và người đồng cấp Nga có thể giúp hai bên vượt qua được một loạt những trở ngại, bất đồng, để thực hiện được điều mà cả hai đều mong muốn?

Quan hệ giữa Nga và Mỹ đã xấu đi rất nhiều trong vài năm trở lại đây do hai nước bất đồng về một loạt các vấn đề như kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ, kế hoạch mở rộng ra hướng đông của NATO, cuộc chiến ở Gruzia.... Những vấn đề gai góc này đã dẫn đến rất nhiều cuộc tranh cãi, những trận khẩu chiến nảy lửa giữa quan chức hai nước. Câu hỏi được đặt ra lúc này là liệu Nga và Mỹ muốn trở thành đối thủ hay là đối tác của nhau và liệu họ có mong muốn chấm dứt sự đối đầu giữa hai nước hay không?

Câu trả lời là hai nước đang rất mong muốn cải thiện quan hệ nhưng điều đó sẽ không diễn ra dễ dàng và suôn sẻ do hai bên còn một loạt những trở ngại và bất đồng cần phải vượt qua.

Lá chắn tên lửa

Kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Trung Âu được xem là cái dằm gây nhức nhối và khó chịu nhất trong quan hệ giữa Nga và Mỹ. Washington khẳng định rằng họ muốn lắp đặt 10 tên lửa đánh chặn ở Ba Lan và một trạm radar ở CH Czech, hai nước sát biên giới Nga, nhằm đối phó với những mối đe dọa từ Iran. Tuy nhiên, Moscow phản đối kịch liệt kế hoạch này vì cho rằng nó sẽ là một mối đe dọa đối với an ninh nước Nga.

Cuộc tranh cãi giữa Nga và Mỹ xung quanh lá chắn tên lửa dường như không có hồi kết dưới thời Tổng thống Bush. Chính quyền Bush khăng khăng giữ nguyên kế hoạch còn Nga thì kiên quyết phản đối, thề sẽ đưa ra những biện pháp đáp trả quyết liệt.

Tuy nhiên, khi nước Mỹ có tổng thống mới thì hy vọng về việc nhổ được cái dằm nhức nhối trong quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu hé mở. Mặc dù đến giờ, tân Tổng thống Obama chưa có tuyên bố gì cụ thể, rõ ràng về số phận của kế hoạch lá chắn tên lửa ở Đông Âu nhưng trước mắt, ông đã yêu cầu xem xét lại tính hiệu quả và tính thiết thực của dự án này. Gần đây, ông Obama còn được cho là đã đề nghị Moscow giúp giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran, đổi lại, Washington sẽ từ bỏ kế hoạch lá chắn tên lửa. Tổng thống Mỹ cho rằng nếu Iran không sở hữu các tên lửa tầm xa thì sẽ không cần phải có một hệ thống phòng thủ tên lửa, ít nhất là ở Đông Âu.

Về phần mình, Nga cũng đã tỏ ra dịu giọng hơn về vấn đề này. Moscow tuyên bố sẽ từ bỏ kế hoạch triển khai các tên lửa ở ngay cửa ngõ EU nếu Mỹ không thiết lập hệ thống tên lửa ở Châu Âu.

Vấn đề khó khăn bây giờ là làm thế nào Nga có thể thuyết phục Iran từ bỏ chương trình hạt nhân của nước này trong khi Iran quyết tâm không lùi bước.

Các nguồn tin của Mỹ khẳng định kế hoạch lá chắn tên lửa của nước này có được thực hiện hay không phụ thuộc vào kết quả Nga có ngăn chặn được tham vọng hạt nhân của Iran hay không nhưng phía Nga lại khẳng định không phải như vậy. Nhưng dù gì đi nữa, vẫn có triển vọng về một sự tiến bộ trong việc giải quyết cuộc tranh cãi giữa Nga và Mỹ xung quanh vấn đề lá chắn tên lửa.

Kế hoạch mở rộng ra hướng đông của NATO

Việc Mỹ ủng hộ nhiệt thành cho Ukraine và Gruzia, 2 nước láng giềng của Nga, gia nhập NATO cũng là một trong những nguyên nhân chính làm xấu đi quan hệ Nga-Mỹ.

Nga không hề thấy dễ chịu với ý tưởng NATO cứ ngày một tiến đến sát nách mình. Điều này khiến Moscow không thể yên tâm được. Chính vì lẽ đó, Nga đã phản đối gay gắt việc NATO có ý định kết nạp thêm Ukraine và Gruzia vào liên minh này. Cách đây một năm, hai nước Ukraine và Gruzia đã được cam kết về nguyên tắc là sẽ được gia nhập NATO nhưng trên thực tế, con đường để họ trở thành thành viên của liên minh quân sự này còn rất dài, đặc biệt là Gruzia. Các nước EU đã chia rẽ về vấn đề này vì họ không muốn làm mất lòng Nga, nước cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho họ.

Liệu Mỹ và Nga có vượt qua được trở ngại trên hay không. Ngoại trưởng Hillary vừa mới đây đã nhấn mạnh việc Mỹ muốn nhấn nút điều chỉnh quan hệ với Nga không có nghĩa là nước này sẽ không tiếp tục ủng hộ các nước đồng minh như Gruzia, các nước Baltic và Balkan. Bà Hillary cũng nói rằng Nga không nên phản đối kế hoạch mở rộng của NATO cũng như không có ảnh hưởng đối với vấn đề này.

Tuy Ngoại trưởng Mỹ nói vậy nhưng người ta tin rằng Washington có thể không muốn thúc đẩy việc này quá vội vã vì điều đó không có lợi cho mối quan hệ Nga-Mỹ.

Với việc hai trở ngại chính trong quan hệ Nga-Mỹ trước mắt đều có triển vọng đạt được những tiến bộ nhất định thì việc quan hệ giữa hai cựu đối thủ thời Chiến tranh lạnh được cải thiện là rất rõ. Tuy nhiên, mức độ cải thiện đạt được đến đâu vẫn còn cần phải chờ thời gian trả lời.

Nguồn: VnMedia
 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.