Hiểu về công nghiệp văn hóa của Nhật Bản qua 'Hồn Anime'

(PLVN) - Thành công rực rỡ của ngành công nghiệp Anime, xuất phát từ nền tảng manga tại Nhật Bản, là một bài học đầy cảm hứng cho Việt Nam trong quá trình xây dựng công nghiệp văn hóa, thúc đẩy tinh thần sáng tạo trong văn hóa đại chúng.
Ảnh: GTS.

Ảnh: GTS.

Nhân dịp ra mắt cuốn sách đầu tháng 6 vừa qua, The Japan Foundation và Book Hunter đã phối hợp tổ chức cuộc thảo luận chuyên sâu hướng tới những giá trị đích thực của manga-anime trong sự phát triển xã hội, đồng thời cung cấp những yếu tố quan trọng làm nên thành công của manga-anime.

“Hồn Anime” không chỉ là một cuốn sách, mà là một kho tàng quý báu cho những ai đam mê anime, truyền thông và văn hóa đại chúng. Tác phẩm mang đến cái nhìn toàn diện về cách một phần của văn hóa Nhật Bản đã trở thành hiện tượng toàn cầu. Cuốn sách không chỉ thu hút người hâm mộ anime mà còn là nguồn tư liệu quan trọng cho các nhà nghiên cứu văn hóa, truyền thông và quan hệ quốc tế.

Giáo sư Alisa Freedman, chuyên gia nghiên cứu văn học và văn hóa Nhật Bản từ đại học Oregon chia sẻ, anime có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và lan tỏa đến nhiều lĩnh vực văn hóa khác của Nhật Bản như thời trang, trò chơi điện tử, manga, đồ chơi, âm nhạc. Nhờ đó, văn hóa Nhật Bản đã trở thành một siêu quyền lực mới, được biết đến khắp thế giới. Anime không chỉ là một phần của các sự kiện quốc tế như Thế vận hội, mà còn là trung tâm của các hội nghị fan anime trên toàn cầu, thu hút hàng chục ngàn người tham gia.

Những biểu tượng như Hello Kitty đã được bổ nhiệm làm đại sứ du lịch châu Á vào năm 2008 và các nhân vật anime như Super Mario cũng được chọn làm đại sứ cho Thế vận hội Tokyo 2020/2021. Emoji, biểu tượng cảm xúc phổ biến hiện nay, cũng xuất phát từ Nhật Bản từ năm 1999… Anime đã kết nối mọi người trên toàn cầu, từ những cộng đồng yêu thích Doraemon tại Việt Nam đến các fan hâm mộ trên khắp thế giới. Chính phủ Nhật Bản và các nghệ sĩ đã dẫn dắt xu hướng, tạo nên các cộng đồng mới, thay đổi quan niệm về giới tính và bản sắc. Anime không chỉ là văn hóa “thuộc về” Nhật Bản mà còn là văn hóa “quốc tế”, một hình thức “quyền lực mềm” giúp Nhật Bản cải thiện hình ảnh trên trường quốc tế. Trong đại dịch COVID-19, các nhân vật anime và sinh vật kyōkai còn được sử dụng trong các chiến dịch y tế công cộng, chứng tỏ sức ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa này.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Dương, chuyên gia nghiên cứu về văn học dân gian và văn hóa đại chúng hiện đang công tác tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thì trước 1986, Việt Nam đã có truyện tranh, nhưng chủ yếu là truyện tranh minh họa tuyên truyền. Năm 1992, NXB Kim Đồng mang Doraemon về Việt Nam, đánh dấu một bước ngoặt lớn. Làn sóng truyện tranh giải trí bắt đầu cuốn hút đông đảo độc giả, chuyển hướng từ tuyên truyền sang giải trí. Sau đó, nhiều bộ truyện tranh giải trí như “Dũng sĩ Hesman” (1993) và “Thần đồng đất Việt” (2002) ra đời. Năm 2004, Việt Nam gia nhập công ước Bern, đẩy mạnh việc tôn trọng bản quyền và xuất hiện các tạp chí truyện tranh như Thần đồng đất Việt fanclub và Truyện tranh trẻ. Từ đó, truyện tranh Việt mở rộng phạm vi sang webtoon và mạng xã hội.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Dương, thái độ của công chúng về manga đã thay đổi tích cực. Nếu như những năm 2000 - 2010, manga bị đánh giá tiêu cực thì những năm gần đây, sự đánh giá công tâm hơn đã xuất hiện. Trong các trường đại học, những nghiên cứu về ảnh hưởng của truyện tranh đã có cái nhìn toàn diện và công bằng hơn. Khảo sát của Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Dương với hơn 60 người cho thấy: 94,9% độc giả tìm đến manga-anime để giải trí, giảm stress; 74,6% để thưởng thức nghệ thuật và tò mò; 62,7% để mở rộng hiểu biết về học thuật, văn hóa, ngôn ngữ. 82,7% khẳng định manga-anime giúp họ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống và con người, thay đổi thế giới quan và nhân sinh quan theo hướng tích cực. 52,7% cho rằng manga-anime cảnh báo và kích thích họ tư duy để giải quyết tình huống.

Các họa sĩ và người sáng tạo nội dung truyện tranh hiện nay tại Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng từ manga-anime về cả cấu trúc nội dung và nét vẽ. Tuy nhiên, các diễn giả và người tham dự cũng nêu lên những khó khăn và yếu tố còn thiếu để Việt Nam thực sự kiến tạo một nền công nghiệp văn hóa giải trí.

Cả Giáo sư Alisa Freedman và Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Dương đều nhận định rằng tác phẩm “Hồn Anime” của Ian Condry là cuốn sách quan trọng nhất cho bất cứ ai muốn nghiên cứu anime Nhật Bản và tìm hiểu cách hợp tác sáng tạo các sản phẩm văn hóa đại chúng. “Hồn Anime” là một nghiên cứu nhân học về sự hợp tác và sáng tạo trong thế giới anime. Tác giả Ian Condry đã thực hiện một cuộc điền dã thâm nhập vào các studio và gặp gỡ những người sản xuất Anime lừng danh tại Nhật Bản để tái hiện và xâu chuỗi các thành phần tham gia làm bật lên chủ đề năng lượng tập thể, giúp người đọc hiểu rõ hơn về sức mạnh của hợp tác và sáng tạo trong ngành công nghiệp anime như thế giới manga, cộng đồng fan, các nhà sáng tạo, các studio…

Đọc thêm

Cơ chế pháp lý nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp ở Việt Nam hiện nay

Cơ chế pháp lý nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp ở Việt Nam hiện nay
(PLVN) - Nhằm góp phần nhận diện rõ hơn phương thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn chuyên khảo “Cơ chế pháp lý nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp ở Việt Nam hiện nay”.

'Thánh kinh' marketing

'Thánh kinh' marketing
(PLVN) - Thời đại công nghệ đã mở ra kỷ nguyên mới cho ngành marketing - nơi mà ai cũng có thể kinh doanh bất kỳ loại hàng hóa nào mà bạn có, từ các sản phẩm, cho đến các dịch vụ vật chất, văn hóa, tinh thần, tri thức.

Nữ nhà văn trẻ viết cho thiếu nhi: 'Từ nhỏ tôi đã ấp ủ viết cho trẻ em'

Nữ nhà văn trẻ viết cho thiếu nhi: 'Từ nhỏ tôi đã ấp ủ viết cho trẻ em'
(PLVN) - Theo nữ nhà văn Cao Nguyệt Nguyên, bạn không thể viết cho thiếu nhi bằng đôi mắt, cái nhìn của một người lớn. Bạn phải tưởng tượng, hòa mình vào cuộc sống của các em để hiểu tâm lí của từng lứa tuổi. Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có buổi trò chuyện với cô về con đường văn chương cho thiếu nhi.

Từ bỏ

Từ bỏ
(PLVN) - Với sách Từ bỏ (tựa gốc: Quit), Tiến sĩ Annie Duke mang ánh sáng nhận thức đến “lãnh địa” nhập nhằng của quyết định kiên trì - từ bỏ. Nhiều sự thật tâm lý và công cụ thú vị sẽ giúp bạn nhìn những thế lưỡng nan của mình dưới con mắt lý trí, tỉnh táo và sáng suốt hơn.

Trò chuyện với người viết quyển sách 'Lòng nhân ái của Bác Hồ'

Tác giả Trần Đình Việt giao lưu với Viện Khoa học hình sự miền Trung về tác phẩm “Lòng nhân ái của Bác Hồ”. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) -  Với tác giả Trần Đình Việt, “Lòng nhân ái của Bác Hồ” là tác phẩm tâm đắc nhất của ông trong suốt cuộc đời làm công tác xuất bản. Một tập hợp những câu chuyện nhỏ mà tác giả dày công nghiên cứu, tìm hiểu đã lay động biết bao trái tim độc giả, cho thấy một khía cạnh rất đời thường mà cũng rất vĩ đại của vị cha già kính yêu.

Ra mắt tập 3 của bộ sách 5 tập 'Nước non vạn dặm' về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ra mắt tập 3 của bộ sách 5 tập 'Nước non vạn dặm' về Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Trong hành trình bộ tiểu thuyết 5 tập “Nước non vạn dặm” khắc họa hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở 5 giai đoạn quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người, sau tập 1 “Nợ nước non” (2022) và tập 2 “Lênh đênh bốn biển” (2023), nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), PGS.TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã ra mắt cuốn sách tập 3 “Từ Việt Bắc về Hà Nội”.

Thư viện của những thần tượng

Thư viện của những thần tượng
(PLVN) - Bạn có bao giờ thắc mắc những danh nhân trên thế giới đã đọc những cuốn sách nào khi còn trẻ? Những cuốn sách ấy ảnh hưởng ra sao tới sự nghiệp nghiên cứu cũng như con đường theo đuổi nghệ thuật, văn chương của họ?

Rưng rưng với 'Kí họa trong chiến hào'

Rưng rưng với “Kí họa trong chiến hào”. (Ảnh: G. Ngọc)
(PLVN) - “Kí họa trong chiến hào” là nhật kí của họa sĩ Phạm Thanh Tâm (1932-2019) được ông viết khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với tư cách phóng viên chiến trường báo Quyết Thắng, tờ báo của Đại đoàn pháo binh 351.

Góc khuất sau ánh đèn của “công chúa nhạc pop” Britney Spears

Góc khuất sau ánh đèn của “công chúa nhạc pop” Britney Spears
(PLVN) - Britney Spears, sinh năm 1981, là ca sĩ, nhạc sĩ, vũ công và diễn viên người Mỹ. Cô là biểu tượng nhạc pop từng đạt chứng nhận đa bạch kim và thắng Giải Grammy, là một trong những nghệ sĩ thành công và được yêu thích nhất trong lịch sử ngành công nghiệp âm nhạc với hơn 100 triệu đĩa nhạc được bán ra trên toàn cầu.

Cha, con và những ước mơ được viết tiếp…

Thiếu tướng Hoàng Đan và vợ thời trẻ. (Ảnh: NVCC).
(PLVN) - “Cha tôi rất hiếm khi để lộ cảm xúc của mình. Vậy mà ở Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, trước mộ một người lính của mình, tôi thấy vai ông run lên. Giọt nước mắt của ông đã khiến cậu bé con là tôi dần hiểu ý nghĩa của độc lập, tự do của chiến thắng, hòa bình, hiểu thế nào là mất mát, đau thương”...

'Con đường văn sĩ'- sự khao khát cống hiến của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

“Con đường văn sĩ”- sự khao khát cống hiến của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (ảnh Bảo Châu)
(PLVN) - Trong suốt những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết khao khát cống hiến, Nguyễn Huy Tưởng chọn nhật kí là nơi vừa giãi bày vừa luyện viết. Những trang nhật kí được viết trong suốt những năm 1938 đến trước Cách mạng tháng Tám1945 là những trang tư liệu chân thực về con đường lập thân lập nghiệp của người thanh niên - công chức sở Thuế quan trở thành nhà văn, nhà hoạt động xã hội và nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Huy Tưởng.

Bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính ở Việt Nam

Bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính ở Việt Nam
(PLVN) - Để góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính ở Việt Nam; thực trạng quy định, đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quy định của pháp luật tố tụng hành chính và hoạt động tố tụng hành chính nhằm bảo đảm quyền công dân ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp đã xuất bản cuốn “Bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính ở Việt Nam” của TS. Dương Thị Tươi.

Các bạn trẻ đón nhận các tác phẩm dã sử

Các tác giả viết dã sử đều còn rất trẻ (ảnh L.Lan)
(PLVN) - Trong hai năm trở lại đây, các tác giả văn chương ở độ tuổi dưới 25 xuất hiện ngày càng nhiều. Nhiều tác giả trong số ấy là những tác giả mới, nhưng rất thành công khi phát hành các tác phẩm đầu tay với số lượng hàng ngàn thậm chí hàng vạn bản in, thậm chí là dưới hình thức đầy thử thách như tiểu thuyết. Bất ngờ hơn cả là đề tài dã sử, kinh dị đậm chất Việt Nam… đều là đề tài khó, đòi hỏi độ am hiểu văn hoá ở cả người viết lẫn người đọc.

“Vũ Khoan tâm tình gửi lại” khắc họa tâm hồn cao đẹp

“Vũ Khoan tâm tình gửi lại” khắc họa tâm hồn cao đẹp (ảnh Thái Vũ).
(PLVN) - Cuốn sách “Vũ Khoan tâm tình gửi lại” đã khắc họa một cách chân thực và tình cảm chân dung nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan - một tâm hồn cao đẹp, trí tuệ minh mẫn, có đời sống bình dị - tấm gương sáng cho lớp lớp thế hệ noi theo.

'Thưởng thức triết học' và 'Zookiz và Trường Khoa học bí ẩn'

Bạn đọc cùng lắng nghe những chia sẻ và bàn luận với các khách mời về giá trị của triết học trong cuộc sống đương đại. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề “mỗi đứa trẻ là một triết gia”, chương trình giao lưu và ra mắt bộ sách “Thưởng thức triết học” đã mở ra một cách tiếp cận với thế giới triết học hoàn toàn mới. Trong “Zookiz và trường khoa học bí ẩn” bạn đọc nhỏ tuổi thấy mình trong đó nên dễ nhập tâm vào câu chuyện và dễ nhớ kiến thức khoa học được cung cấp hơn.