Hiệu ứng từ những bài báo Pháp luật Việt Nam…

Vợ của ông Nông Văn Thọ là bà Trương Thị Trường  đến báo PLVN nhờ tìm công lý
Vợ của ông Nông Văn Thọ là bà Trương Thị Trường đến báo PLVN nhờ tìm công lý
(PLO) - Một đại tá cả đời quân ngũ chắt bóp được khoản tiền mua nhà tưởng chừng bị mất trắng, rồi một người đàn bà không nói được tiếng Kinh chỉ  khóc khi “nói” về nỗi oan lao lý của chồng ở tận miền ngược Yên Bái… là những người,  những hoàn cảnh, câu chuyện mà chúng tôi đã gặp, đã viết trong năm qua…
Có duyên với… trâu lạc
Cuối năm, một vụ việc lạ được Ban Pháp luật - Bạn đọc tiếp nhận là tranh chấp một con trâu lạc ở Yên Bái. Tôi được gặp lại ông Phạm Mạnh Dũng người ở bản Nà La, xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Ông chuyên “thông ngôn” cho bà con ở bản mỗi khi có sự vụ gì liên quan tới chốn công đường vì ở đó không lắm người rành tiếng Kinh. 
Cách đây chục năm, ông Dũng là người đã dẫn ông Sa Văn Khạng - người nông dân mất trâu ở bản bị Tòa án tỉnh Yên Bái tuyên thua kiện -  lặn lội xuống Tòa soạn Báo Pháp luật Việt Nam kêu oan. Lần đó, nhìn bộ dạng khắc khổ, oan ức, hiền khô như cục đất của ông Khạng, Tòa soạn đã cử tôi và một đồng nghiệp về tận bản Nà La nghe người ở bản và cả lãnh đạo xã Sơn Lương kể chuyện ông Khạng oan ức để mất trâu thế nào, người kiện ông đã thắng kiện trong gian dối ra sao. 
Lần lượt các bài báo minh oan cho ông Khạng đăng tải được cả bản đón nhận trong sự hoan hỉ và tin chắc ông Khạng sẽ dắt được trâu về chuồng. Không lâu sau đó, TANDTC đã xem xét lại bản án oan sai. Rồi ông Khạng được trả lại trâu thật. Nhưng đau xót nhất với chúng tôi và cả những người đã bên cạnh ông trong hành trình kêu oan là lúc mở phiên tòa xử lại đó, ông đã từ giã cõi đời chỉ vì suy nghĩ bế tắc chuyện kiện tụng nên đã uống thuốc sâu tự tử, để lại sự giận lẫn thương của bà con thôn bản.
Lần này, ông Dũng “thông ngôn” cho bà Trương Thị Trường - vợ của bị cáo Nông Văn Thọ, người vừa bị thua kiện, mất trâu, lại vướng ngay vào vòng lao lý do không chịu giao trâu cho người thắng kiện. Cũng như vụ tranh chấp trâu của ông Khạng, con trâu của ông Thọ được chăn thả rông theo tập quán và đột nhiên về nhà sau vài tháng bị thất lạc. Một người trong bản cũng nhận con trâu trở về này là trâu của mình đã bị lạc lâu nay. 
Bản án của TAND từ cấp huyện đến tỉnh đều tuyên đó không phải trâu của ông Thọ nhưng khi án có hiệu lực, ông Thọ một mực giữ lại trâu, chăm chút nó, kiên quyết không trả cho bên thắng kiện. Ông đinh ninh mình oan thật. Thêm vào đó, theo vụ án ông Khạng, ông nghĩ: 
“Nhỡ khi mình được minh oan thắng kiện thì đỡ phải đi đòi lại trâu. Nhà ông Khạng khi đi đòi trâu về  đã gian nan, cơ cực hơn cả khi đi tìm trâu lạc giữa rừng rồi!”. Vì không giao trâu, ông Thọ bị khởi tố tội “Không thi hành bản án” và bị bắt tạm giam. Rầu rĩ và lo lắng, vợ ông Thọ nhờ  Báo “hết lòng xem xét”, để trâu về chuồng và chồng về nhà sớm!
Tôi đọc tài liệu vụ việc ngay vì biết con trâu là cả gia sản của họ, lại còn chuyện người bị giam oan. Tôi hỏi thêm chuyên gia về gia súc ở Viện Chăn nuôi chuyện khoang khoáy, căn cứ khoa học để phân biệt trâu… Nhận thấy bản án thuyết phục nhưng chỉ tiếc ông Thọ đã thiếu hiểu biết, nhận thức cảm tính nên hành động nông nổi. Càng băn khoăn hơn, không hiểu vì sao những người hiểu biết pháp luật lại  khởi tố, bắt giam ông Thọ một cách không cần thiết như vậy? 
Bài báo “Bị bắt oan vì tiếc con trâu” được đăng tải ngay sau đó chỉ ra việc khởi tố, bắt giam là chưa đúng pháp luật. “Cả bản phô tô chuyền nhau đọc bài báo cô ạ. Em “thằng” Thọ và vợ nó chảy nước mắt vì cảm động” – ông Dũng gọi điện báo. Cách đây vài ngày, ông Dũng lại báo tin: “Thằng” Thọ bị xử án treo, được về ngủ với vợ rồi, không bị giam nữa. Nhờ Báo PLVN mới xử “nhẹ” thế, nhưng mà thấy vẫn oan việc bị bắt giam. À, tôi vừa đi bản bên, lại có một vụ tranh chấp trâu cũng vừa bị công an bắt xong, chắc lại nhờ cô giúp nữa!”.
Đồng nghiệp bảo tôi thành “chuyên gia” viết về trâu lạc. Mỉm cười vì nghề mà mình đã tích lũy được những kiến thức thú vị: độ mòn răng phản ánh độ tuổi trâu, cắt tai, chém chân tạo sẹo nhằm đánh dấu “đầu cơ nghiệp” … Có vụ nào về trâu, tôi lại xung phong chọn! 
Vui như có nhà mới
“Tòa tuyên nhà thuộc về vợ chồng anh rồi. Nếu không có những bài báo của em thì không biết còn nhà đâu mà ở. Tin mừng này anh báo cho em đầu tiên”- vài dòng tin nhắn đó tôi nhận từ ông Nguyễn Hồng Chiến (Bắc Ninh) đương lúc tất bật chuẩn bị bài cho các số báo tết. Trong giây lát, tôi mường tượng cảnh ông vui mừng đèo vợ trở về ngôi nhà mình ở lâu nay để tận hưởng cảm giác hôm nay mới đúng là nhà của mình!   
Ba năm trước, ông là đại tá quân đội sắp nghỉ hưu đã chắt bóp tiền mua một căn nhà tại Ninh Xá, Bắc Ninh để ở ổn định lúc về hưu. Mua của người hàng xóm, lại là bạn thân nên giao lại sổ đỏ để bạn đi làm thủ tục chuyển nhượng. Ai ngờ,  người bạn này trong lúc túng đã đem sổ đỏ đi thế chấp vay nóng hàng tỷ đồng làm ăn. 
Khi người bạn này vỡ nợ, cả tỉnh Bắc Ninh rúng động, chục nạn nhân bị lừa hàng trăm tỷ đồng. Người bạn này bị truy tố tội lừa đảo thì cũng là lúc vợ chồng ông Chiến phát hiện ai đó ném vào sân nhà mình sổ đỏ ngôi nhà mang tên một người lạ hoắc. Tìm hiểu, ông mới té ngửa khi biết người có tên trong sổ đỏ chính là người đã được bạn ông thế chấp sổ đỏ để vay tiền. Ngôi nhà ông mua và ở lâu nay thành tài sản tranh chấp.
Thế là, đời ông từ ngày nghỉ hưu chỉ quay cuồng chuyện lên tòa, xuống cơ quan điều tra. Một động thái của TAND TP Bắc Ninh khiến ông lo đến mất ăn, mất ngủ là trong lúc cơ quan điều tra đang làm rõ toàn bộ các phi vụ lừa đảo của người bạn ông thì Tòa đã vội vàng thụ lý đơn của người có tên trong sổ đỏ đòi nhà của ông, với lập luận sổ đỏ tên mình tức là nhà của mình!
Nhận thấy dấu hiệu bất thường từ việc tách án hình sự để xử dân sự, chúng tôi đã ngay lập tức điều tra, làm việc với tòa, phát hiện nhiều văn bản qua lại giữa tòa này và cơ quan điều tra liên tục thay đổi quan điểm xử dân sự hay hình sự. Khi ấy, lãnh đạo tòa còn khẳng định với phóng viên quan điểm xử sẽ nghiêng về bảo vệ cho người đã có sổ đỏ! Bài báo đầu tiên đăng tải là “Công an và Tòa phối hợp, dân bức xúc” lập luận vụ việc phải chuyển trả cho cơ quan điều tra, xử hình sự mới đảm bảo quyền lợi của đương sự và đúng thẩm quyền. Tiếp đó, loạt bài “Cơ quan điều tra lên tiếng”, “Không thể tách vụ án để xử dân sự” ra đời thì lập tức, TAND TP.Bắc Ninh đã phải tạm đình chỉ vụ án. 
Nhưng gian nan của ông Chiến chưa dừng tại đó. Khi vụ án hình sự được đưa ra xét xử, dù cơ quan điều tra đã khẳng định ông là người mua ngôi nhà thật, sẽ được ngôi nhà, còn người tranh chấp với ông chỉ là người cho vay nặng lãi, đã làm thủ tục gian dối để có sổ đỏ, nhưng đại diện cơ quan công tố tại phiên tòa vẫn một mực cho rằng ông mua nhưng chưa làm thủ tục sang tên thì không được pháp luật bảo vệ! Cuống với nhận định hết sức trái luật này, ông Chiến khi được chủ tọa cho phát biểu ý kiến tại phiên tòa đã run lập cập, nói chẳng thành ý. 
Giữa lúc phiên tòa nghị án dài ngày, chúng tôi đã đăng tải tiếp bài báo thứ 5 “Bị hại bức xúc vì không được bảo vệ” mổ xẻ và đặt ra những hoài nghi về nhận định trái luật tại phiên xử. Cuối cùng, TAND tỉnh Bắc Ninh đã tuyên ngôi nhà thuộc về vợ chồng ông Chiến. Chúng tôi không có mặt tại buổi tuyên án nhưng được biết những nhận định, kết luận của HĐXX khá trùng với những lập luận chúng tôi phân tích trong loạt bài đăng trên Báo PLVN kéo dài gần 2 năm trời.
Mới là phiên sơ thẩm nên có thể coi thắng lợi đang ở bước đầu. Nhưng, chúng tôi vui và tin rằng, gia đình ông Chiến sẽ thực sự ấm cúng hơn trong ngôi nhà đầy dấu ấn của mình- ngôi nhà được “giành” lại bằng sự chiến đấu bền bỉ cho sự thật và lẽ công bằng, trong đó có đóng góp không nhỏ của loạt bài điều tra thấu tình, đạt lý của Báo PLVN.

Đọc thêm

Gia Lai: Tạm giam thiếu phụ 5 năm vẫn chưa thể kết được tội

Bị cáo Lê Thị Tường Vân tiếp xúc với luật sư trong quá trình điều tra.
(PLO) - Báo PLVN nhận được đơn kêu oan của vợ chồng ông Lê Việt Thôi, bà Nguyễn Thị Kim Sơn (số 06, phố Thống Nhất, phường Hội Thương, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai) cho con gái là Lê Thị Tường Vân (SN 1978) bị VKSND tỉnh Gia Lai truy tố về tội “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”, bị tạm giam từ tháng 5/2010. Sau gần 5 năm bị giam giữ và 6 lần xử án, tội danh của bị cáo vẫn chưa được xác định rõ ràng. 

Rào cản cho mang thai hộ nhưng phải là "người thân thích"

Không chỉ đột phá trong tư duy làm luật, việc cho phép mang thai hộ sẽ mang hạnh phúc đến cho nhiều gia đình.
(PLO) - Quy định cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã mở ra cơ hội mới cho các cặp vợ chồng hiếm muộn mà người vợ không có khả năng mang thai vẫn có được đứa con mang cốt nhục của chính mình. Tuy nhiên…

Kim Bảng (Hà Nam): Hợp thức hóa sai phạm

Ngôi nhà "hoàng tráng" của ông Tiết được xây dựng trên đất nông nghiệp.
(PLO) -Mặc dù thừa nhận sai phạm trong quản lý đất đai nhưng UBND huyện Kim Bảng (Hà Nam) lại đưa ra cách giải quyết theo kiểu hợp thức hóa sai phạm khiến dư luận bức xúc...

Mê Linh, Hà Nội:“Ép” người chết nộp 30 triệu đồng mới được chôn

Mê Linh, Hà Nội:“Ép” người chết nộp 30 triệu đồng mới được chôn
(PLO) - Bà Trần Thị Ngượi (sinh năm 1955) rất bức xúc về việc, chồng bà là ông Trần Văn Sơn do tuổi cao sức yếu đã qua đời. Gia đình đã nhờ người thân xin mai táng tại nghĩa trang thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội. Thế nhưng, người của thôn bảo rằng không phải người gốc của làng nên gia đình phải nộp 30 triệu đồng mới được chôn cất.

Phòng GD&ĐT TP. Vinh: Động cơ tốt, nhưng… đi ngược xu thế?

Ảnh minh họa
(PLO) - Không chỉ thu bài kiểm tra của học sinh các trường tiểu học trên địa bàn về Phòng để tổ chức chấm, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.Vinh (Nghệ An) còn sử dụng kết quả kỳ kiểm tra này làm điều kiện đăng ký dự tuyển vào Trường Trung học cơ sở (THCS) Đặng Thai Mai (một trường chuyên cấp THCS) khiến dư luận xôn xao, bàn tán…

Đợi quy hoạch, người dân tận dụng đất nghĩa trang sản xuất

Hình ảnh nhếch nhác, ngổn ngang, không đẹp tại khu nghĩa trang khiến nhiều người phải ái ngại. (ảnh: Trần Kháng)
(PLO) - Toàn bộ phần đất trong khu nghĩa trang Giò Gà, xóm Cầu, làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) không được phép xây dựng nhà ở, sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, do xã chưa có kinh phí quy hoạch tổng thể cho nên nhiều mảnh đất trống vẫn để cho các hộ dân hoạt động sản xuất nghề truyền thống. 

Xây dựng đường giao thông nông thôn cần hợp với lòng dân

Ảnh minh họa
(PLO) - Phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước từ lâu đã được toàn dân đồng tình ủng hộ. Thế nhưng, việc xây dựng đường giao thông nông thôn ở xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang lại đang trở thành “gánh nặng” đối với các hộ dân nghèo nơi đây. 

Dùng xi măng kém chất lượng để xây dựng nông thôn mới?

Dùng xi măng kém chất lượng để xây dựng nông thôn mới?
(PLO) - Phấn khởi trước chủ trương xây dựng nông thôn mới, người dân xã Đức Thanh (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) không ngần ngại bỏ tiền, bỏ công để làm các tuyến đường thôn, xóm, nội đồng…Nhưng niềm vui ấy “thắp” lên chưa được bao lâu đa sớm trở thành nỗi thất vọng khi những con đường vừa làm xong đã có những dấu hiệu bất thường. Nguyên nhân được người dân cho rằng bắt nguồn từ việc xi măng được cấp có chất lượng kém..

"Chết đứng" vì bỗng nhiên bị “mất” gần 26ha đất

Ông Đào Duy Hiến -Trưởng phòng TN&MT huyện Sa Thầy
(PLO) - "UBND huyện Sa Thầy lấy 25,7ha đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tôi cấp cho một số hộ gia đình thuộc diện tái định cư của thủy điện Plei Krông, nhưng không bồi thường cho gia đình tôi". Đó là phản ánh của ông Nguyễn Đăng Hồng gửi PLVN.

10 năm đi kiện vì phải ăn ngủ dưới đường điện cao thế

10 năm đi kiện vì phải ăn ngủ dưới đường điện cao thế
(PLO) - Gần 10 năm sống dưới đường điện cao thế, gia đình ông Hoàng Văn Chiên (số nhà 76/93 Nguyễn Thiếp, phố Quang Trung 3, phường Ngọc Trạo, TP.Thanh Hóa) luôn bất an vì lo lắng cho sức khỏe, an toàn tính mạng của gia đình nhưng những đơn thư khiếu nại của ông vẫn bặt vô âm tín.

Nhận nuôi phật tử rồi “chiếm đời con gái“

Nhận nuôi phật tử rồi “chiếm đời con gái“
(PLO) - Dư luận trong giới phật tử của chùa Từ Vân, TP.Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa đang hết sức bức xúc về vụ việc liên quan đến nội dung đơn tố cáo nhà tu hành Thích Thông Anh có hành vi hiếp dâm trẻ em nhiều lần. Nạn nhân là một phật tử của “sư phụ” mới học lớp 7.

Báo động nạn vệ sĩ hành xử như côn đồ

Các bảo vệ đang trấn áp một cuộc đình công của CN
(PLO) - Những năm gần đây các Cty kinh doanh dịch vụ bảo vệ nở rộ “như nấm sau mưa”. Nhưng do công tác tuyển chọn, huấn luyện nghiệp vụ vẫn còn khá “lởm khởm” dẫn đến nhiều trường hợp bảo vệ, vệ sĩ lạm quyền, hành xử như côn đồ, gây bất bình cho xã hội. 

Khốn đốn vì nhà thầu Cienco 1

150 hộ dân từng có đơn thư  phản đối nhà thầu Cienco 1 khi thi công cầu Vĩnh Thịnh.
(PLO) - Cây cầu trị giá 137 triệu USD bắc qua sông Hồng đang khiến hàng chục hộ dân đứng ngồi không yên vì đơn vị thi công ép cọc làm cầu gây lún, nứt nhiều nhà dân…

Cầu lạ mọc giữa phố, dân bức xúc, "quan" né trách nhiệm

Cây cầu vượt bệnh viện mọc lên giữa thành phố nhưng không có đơn vị nào quản lý giao thông
(PLO) - Giữa tuyến đường huyết mạch của Thành phố Đỏ, bỗng mọc một cây cầu vượt lừng lững nối 2 cơ sở khám chữa bệnh của Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông. Sự xuất hiện của chiếc cầu này đã là chuyện lạ, nhưng lạ hơn là các cơ quan chức năng không hiểu sao lại có vẻ muốn né khi nhắc đến quá trình hình thành và tồn tại của cây cầu này…