Hiệu quả từ việc Biên phòng đổi mới quản lý xuất nhập cảnh

Trung tướng Hoàng Xuân Chiến-Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh BĐBP (ngoài cùng bên phải) kiểm tra hệ thống kiểm soát xuất, nhập cảnh tự động tại Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh). Ảnh: Bảo Hà
Trung tướng Hoàng Xuân Chiến-Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh BĐBP (ngoài cùng bên phải) kiểm tra hệ thống kiểm soát xuất, nhập cảnh tự động tại Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh). Ảnh: Bảo Hà
(PLVN) - Thời gian qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã nỗ lực đổi mới công tác quản lý xuất nhập cảnh (XNC); nâng cao chất lượng, hiệu quả đội ngũ cán bộ làm việc ở các cửa khẩu, cảng biển, gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát xuất, nhập cảnh, tạo điều kiện cho các hoạt động XNC, xuất nhập khẩu (XNK) nhanh chóng, thuận tiện.

Lực lượng BĐBP hiện phụ trách, quản lý, kiểm tra, kiểm soát XNC tại 242 cửa khẩu. Trong đó có 206 cửa khẩu, lối mở, đường qua lại trên biên giới đất liền và 36 cửa khẩu cảng... Trước đây, hoạt động thủ tục biên phòng chủ yếu thực hiện bằng biện pháp thủ công, từ việc tra cứu, đăng ký đến theo dõi xuất, nhập cảnh đều bằng sổ sách truyền thống, dẫn đến hiệu suất công việc thấp, mất nhiều thời gian.

Do vậy, tình trạng quá tải ở cửa khẩu xảy ra thường xuyên, nhất là những thời điểm lưu lượng người và phương tiện thông quan lớn. Đối với các cửa khẩu cảng biển, do có nhiều cơ quan cùng tham gia giải quyết thủ tục, nên nảy sinh những bất cập, như: chi phí đi lại tốn kém; chờ kết quả của người làm thủ tục; chi phí neo, đậu bến, bãi; hao mòn máy móc, phương tiện của chủ phương tiện và hành khách tăng cao v.v...

Cùng với sự hòa nhập quốc tế, trong những năm qua, hệ thống cửa khẩu biên giới đường bộ, cửa khẩu cảng biển của Việt Nam cũng ngày càng được nâng cấp và mở rộng cả về quy mô lẫn số lượng, với nhiều loại hình xuất nhập cảnh, các loại giấy tờ, quốc tịch và đối tượng XNK ngày càng đa dạng, phức tạp.

Lưu lượng người, phương tiện, hàng hóa lưu thông qua cửa khẩu ngày càng lớn, trung bình hàng năm, các đơn vị cửa khẩu đã làm thủ tục cho hàng chục triệu lượt người, phương tiện XNC; bảo vệ an ninh, an toàn cho hàng chục lượt tàu quân sự nước ngoài với hàng chục nghìn thuyền viên, thủy thủ đến thăm Việt Nam.

Từ ngày 1/7/2018, 36/36 đơn vị cửa khẩu cảng biển đã thực hiện thủ tục Biên phòng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, ứng dụng công nghệ cuộc cách mạng 4.0, thực hiện kiểm soát xuất nhập cảnh tự động tại các cửa khẩu trọng điểm.

Kết quả nổi bật của việc cải cách thủ tục hành chính là giảm thời gian làm thủ tục XNC từ 5 phút xuống còn 1 phút/1 khách. Riêng đối với các cửa khẩu có lưu lượng lớn khách XNC vùng biên giới, sử dụng giấy thông hành để xuất nhập cảnh, Bộ Tư lệnh BĐBP đã chỉ đạo nghiên cứu áp dụng công nghệ kiểm soát bằng thẻ từ và mã vạch, do đó thời gian làm thủ tục chỉ mất từ 3-5 giây/người.

Bộ Chỉ huy BĐBP các tỉnh có cửa khẩu thường xuyên phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu, đảm bảo các hoạt động kiểm soát được thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ, tạo điều kiện cho các hoạt động XNC, xuất nhập khẩu nhanh chóng, thuận tiện, song vẫn đảm bảo chặt chẽ, đúng thủ tục theo quy định của pháp luật.

Bằng các biện pháp tích cực, đồng bộ, chất lượng công tác quản lý cửa khẩu của BĐBP các tỉnh được nâng lên rõ rệt, bảo đảm thuận tiện, thông thoáng, chặt chẽ trong kiểm tra, kiểm soát xuất, nhập cảnh.

Ví dụ, tại Quảng Ninh, các cửa khẩu đã góp phần giảm các loại giấy tờ do BĐBP phụ trách từ 9 loại còn 5 loại, thời gian còn từ 7-5 giây/người qua lại cửa khẩu; giấy tờ liên quan đến phương tiện vào cảng giảm từ 36 loại còn 6 loại; xuất trình giấy tờ giảm từ 27 loại còn 9 loại, thời gian còn 6-3 phút…

Tuy nhiên, lợi dụng chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế, bọn phản động lưu vong và các thế lực thù địch luôn tìm cách xâm nhập bằng mọi hình thức để hoạt động chống phá cách mạng nước ta với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt.

Trên các cửa khẩu biên giới, cảng biển, BĐBP luôn phải đối mặt với nhiều hoạt động của các loại tội phạm như: Tội phạm buôn bán, vận chuyển ma túy, vũ khí, tiền giả, mua bán phụ nữ, trẻ em, buôn lậu, gian lận thương mại,  đặc biệt là các loại tội phạm sử dụng hộ chiếu giấy tờ giả để xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu.... gây khó khăn cho BĐBP trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Trong năm 2018, cùng với việc tham mưu cho cấp trên nhiều chủ trương, đối sách, Cục Cửa khẩu BĐBP đã chỉ đạo BĐBP các tỉnh, thành phố duy trì nghiêm công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát xuất nhập cảnh, tạo thuận lợi cho các hoạt động lưu thông biên giới; hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị triển khai thí điểm cấp, kiểm soát thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

Nhờ tinh thông nghiệp vụ, lực lượng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu đã kịp thời phát hiện các hành vi sử dụng hộ chiếu quá hạn tạm trú, không có thị thực, sử dụng hộ chiếu người khác để xuất cảnh, mất hộ chiếu, qua lại biên giới không làm thủ tục xuất nhập cảnh, sử dụng hộ chiếu có dấu kiểm chứng giả, thuyền viên đi bờ quá thời gian quy định, lên xuống tàu không có giấy phép... 

Trong 10 năm (2009-2019), các đơn vị cửa khẩu đã làm thủ tục XNC cho trên 50 triệu lượt người, 50 triệu lượt phương tiện và hàng chục triệu lượt người lưu thông qua lại các cửa khẩu đường bộ, đường biển.

Đã phát hiện, bắt và xử lý: 3.550 vụ/9.790 đối tượng tội phạm vi phạm các quy định về XNC; 302 vụ/356 đối tượng vận chuyển tài liệu mật ra nước ngoài, vận chuyển ma túy, tiền tệ, vũ khí quân dụng...; thu giữ lượng lớn hêrôin, ma túy cùng nhiều vũ khí quân dụng các loại; bắt và xử lý 861 vụ buôn lậu, thu giữ hàng hóa trị giá trên 10,1 tỷ đồng.

Đọc thêm

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao
Bộ Chính trị ngày 18/9 họp cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, sau khi nghe Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình Đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.

70 năm Phú Thọ khắc ghi lời dặn của Bác Hồ

Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong ngày 19/9/1954 tại Đền Giếng (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Về thăm Đền Hùng tại Đền Giếng ngày 19/9/1954, Bác Hồ đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã cùng cả nước lập nhiều thành quả to lớn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Quân đội đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ

Đại diện BQP ủng hộ đồng bào bị lũ lụt 40 tỷ đồng. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ tại các tỉnh miền Bắc những ngày qua, Quân đội đã điều động 143.700 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) lực lượng thường trực và dân quân tự vệ; hơn 5.320 phương tiện quyết liệt tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ; phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” quyên góp, ủng hộ hàng trăm tỷ đồng.

Trung ương thảo luận loạt vấn đề quan trọng tại Hội nghị lần thứ 10, khóa XIII

Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 10, khóa XIII. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Trung ương quan tâm thảo luận về đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tiếp theo, phải chăng là tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế và phát triển, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, hoàn thiện đồng bộ và đột phá mạnh mẽ trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Cân nhắc, thận trọng trong xét duyệt đặc xá tha tù trước thời hạn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 18/9, Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 đã họp xét duyệt danh sách đề nghị Chủ tịch nước đặc xá tha tù trước thời hạn cho các phạm nhân đủ điều kiện đặc xá nhân dịp 79 năm Quốc khánh và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024.

Tăng cường chế tài xử phạt các vi phạm về hóa chất

Toàn cảnh Phiên thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Từ thực tiễn các vụ việc xảy ra trong thời gian vừa qua, tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) vừa diễn ra, một số ý kiến đề nghị có các quy định rõ ràng, tăng cường chế tài xử phạt nhằm quản lý, kiểm soát chặt chẽ các loại hóa chất độc hại, nguy hiểm tại dự thảo Luật.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân

Ông Nguyễn Túc. (Ảnh: Vân Anh).
(PLVN) - Qua giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước. Đồng thời, góp phần tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng
Chiều 17/9, kết luận Phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu áp dụng các bài học kinh nghiệm trong triển khai các dự án lớn vừa qua, đặc biệt phát huy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” trong ứng phó, khắc phục bão lũ để triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trước bối cảnh tình hình trong và ngoài nước đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, lý luận..., Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gợi mở 4 vấn đề, đề nghị Học viện quan tâm thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão

Dự báo vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới chiều 17/9. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
(PLVN) - Diễn biến của áp thấp nhiệt đới còn rất phức tạp, có thể thay đổi cả về cấp độ gió, tốc độ di chuyển và hướng di chuyển. Do đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố khả năng bị ảnh hưởng và Bộ trưởng các Bộ chỉ đạo cấp, ngành liên quan chủ động ứng phó...