Hiệu quả từ việc áp dụng thành công biện pháp cưỡng chế thi hành án

(PLVN) -Ngay từ những ngày đầu năm, một trong những giải pháp mà các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) địa phương đã áp dụng hiệu quả nhằm thi hành dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành nhưng các đối tượng cố tình chây ỳ đó là áp dụng biện pháp cưỡng chế. 

Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ là biện pháp cưỡng chế được áp dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất và áp dụng chủ yếu đối với loại tài sản có giá trị lớn như quyền sử dụng đất, nhà ở, ngoài ra có trường hợp là phương tiện giao thông, thiết bị, máy móc sản xuất…

Như tại Bắc Giang, ngay từ những ngày đầu năm công tác, Chi cục THADS thành phố Bắc Giang đã xây dựng Kế hoạch cưỡng chế, trình Ban Chỉ đạo THADS thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện đối với một số vụ việc đấu giá thành nhưng chưa giao được tài sản.

Trên cơ sở văn bản chỉ đạo phối hợp tổ chức cưỡng chế của Trưởng Ban chỉ đạo, Chi cục đã phối hợp với các cơ quan liên quan của thành phố và UBND các phường, xã tổ chức giao tài sản thành công, vận động người phải thi hành án tự nguyện thực hiện xong nghĩa vụ trước khi tổ chức cưỡng chế. Kết thúc việc cưỡng chế, Chi cục đã tổ chức rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả với Ban Chỉ đạo THADS thành phố, Cục THADS tỉnh theo quy định. Việc tổ chức thành công kế hoạch cưỡng chế thi hành án đã góp phần nâng cao tỷ lệ thi hành án xong về việc và tiền của đơn vị ngay từ những tháng đầu năm 2020. Tương tự, một số Chi cục THADS trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức cưỡng chế thành công giao tài sản cho người trúng đấu giá. 

Ngoài ra, đối với các vụ việc THADS phức tạp, kéo dài cũng được các cơ quan THADS áp dụng biện pháp cưỡng chế hiệu quả để thi hành dứt điểm. Như tại Quảng Bình, Chi cục THADS huyện Lệ Thủy đã phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành có liên quan tiến hành cưỡng chế, bàn giao hiện trạng cho người được thi hành án theo quy định.

Theo nội dung quyết định của bản án, vợ chồng ông T có trách nhiệm tháo dỡ, di dời các tài sản nằm trên đất của vợ chồng ông H. Quá trình tổ chức thi hành, Chi cục THADS đã nhiều lần động viên, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành, mời hai bên đương sự đến để thoả thuận, hòa giải nhưng không có kết quả. Mặt khác trong quá trình giải quyết vụ việc, người phải thi hành án cố tình không chấp hành, có hành vi chống đối, cản trở, đe dọa những người tổ chức thi hành án.

Trong quá trình cưỡng chế, dù đã kiên trì giải thích, tuyên truyền các quy định của pháp luật, vận động đương sự tự nguyện thi hành án nhưng vẫn không có kết quả. Do đó Hội đồng cưỡng chế đã tiến hành tháo dỡ, kiểm đếm và di dời các tài sản của ông T nằm trên phần đất của ông H ra khỏi vị trí đất tranh chấp đồng thời yêu cầu ông T nhận và bảo quản số tài sản trên. Do vợ chồng ông T không nhận nên số tài sản trên đã được đưa về bảo quản tại kho của Chi cục THADS để xử lý theo quy định. 

Qua thực tế nêu trên, có thể thấy công tác cưỡng chế thi hành án đã được nhiều địa phương áp dụng hiệu quả, góp phần thúc đẩy tiến độ giải quyết việc thi hành án, tạo niềm tin cho nhân dân về tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần ổn định tình hình trật tự trị an xã hội.

Tuy nhiên tỷ lệ việc cưỡng chế trên số việc có điều kiện thi hành án hiện nay còn rất thấp; thời gian Chấp hành viên động viên, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành án kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân làm cho số việc có điều kiện thi hành án tồn đọng nhiều.

Vì vậy, để nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp cưỡng chế, các cơ quan THADS cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, động viên thuyết phục bằng nhiều hình thức trước và ngay tại chỗ khi thực hiện cưỡng chế thi hành án đối với người phải thi hành án và nhân dân. Với những vụ khó khăn phức tạp cần tranh thủ sự động viên, thuyết phục của các cấp lãnh đạo, của người thân thích, có uy tín đối với người phải thi hành án và gia đình họ. Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp trong cưỡng chế THADS để đảm bảo công tác này diễn ra đúng quy định, thuận lợi và an toàn. 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Kinh nghiệm quốc tế: Xây dựng chính sách đa số đều xuất phát từ Chính phủ

Tòa nhà lập pháp Ontario tại trung tâm Toronto Canada. (Ảnh minh họa: ofa.on.ca)
(PLVN) -  Một trong những đổi mới đáng chú ý tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua ngày 19/2/2025 là Luật đã quy định về xây dựng chính sách. Tham khảo quy trình chính sách của các nước trên thế giới sẽ là kinh nghiệm tốt để chúng ta thực hiện có hiệu quả quy định mới này của Luật Ban hành VBQPPL năm 2025.

Các cơ quan xây dựng, ban hành văn bản pháp luật phải chịu trách nhiệm đến cùng theo đúng chức năng, nhiệm vụ

Ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cho biết, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đã có những đổi mới rất mạnh mẽ. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là 1 trong 3 đột phá chiến lược được xác định trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, là khâu “đột phá của đột phá”. Để thể chế hóa chủ trương của Đảng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã xem xét thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) với những điểm mới rất mạnh mẽ. Trong đó, có đổi mới hết sức quan trọng về quy trình xây dựng và ban hành VBQPPL nhằm đẩy nhanh tiến độ ban hành luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

"Cần nghiên cứu sửa Hiến pháp"

Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) Nguyễn Thị Kim Thoa: “Cần nghiên cứu bổ sung nguyên tắc hiến định để khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm”.
(PLVN) - Trên cơ sở thay đổi tư duy về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng bảo đảm yêu cầu quản lý và khuyến khích đổi mới sáng tạo, TS Nguyễn Thị Kim Thoa, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp đề xuất nghiên cứu bổ sung vào Hiến pháp quy định nguyên tắc “lập pháp phải hợp hiến; hành pháp, tư pháp phải trên cơ sở pháp luật và tính công bằng của pháp luật” nhằm khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung của đất nước, vì lợi ích cộng đồng.

Đoàn Luật sư Hà Nội phối hợp tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Vừa qua, Đoàn Luật sư TP Hà Nội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Thanh Trì, UBND xã Tứ Hiệp, UBND xã Tân Triều tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản, những điểm mới của Luật Thủ đô năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành tới cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã Tứ Hiệp và xã Tân Triều.

Các trung tâm tài chính tại Việt Nam: Xây dựng các cơ chế, chính sách vượt trội nhưng phải có kiểm soát

Nhiều việc phải làm để TP.HCM có thể trở thành trung tâm tài chính quốc tế (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) -  Yêu cầu trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh khi chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số Bộ, ngành chức năng về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập và hoạt động của trung tâm tài chính tại Việt Nam (Nghị quyết), diễn ra chiều 21/2 tại Hà Nội.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đề xuất nhiều giải pháp gỡ vướng về thể chế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đề xuất nhiều giải pháp gỡ vướng về thể chế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế ngày 21/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ các “điểm nghẽn của điểm nghẽn” về thể chế nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên.

GS.TS Võ Khánh Vinh: “Đổi mới xây dựng pháp luật phải theo hướng phát huy dân chủ và bảo vệ quyền con người”

GS.TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
(PLVN) - Kỷ nguyên phát triển mới của đất nước đòi hỏi phải đổi mới căn bản, mạnh mẽ, mang tính đột phá cách mạng công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật theo hướng phát huy dân chủ và bảo vệ quyền con người, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước. Đây là nội dung trao đổi của GS.TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với Báo Pháp luật Việt Nam.