Hiệu quả từ "nhân viên kiểm dịch kêu éc éc"

Một nhân viên tuần tra biên giới làm việc với hai con ngỗng ở Sùng Tả, khu tự trị Choang Quảng Tây. Ảnh: China News Service (tháng 1/2022)
Một nhân viên tuần tra biên giới làm việc với hai con ngỗng ở Sùng Tả, khu tự trị Choang Quảng Tây. Ảnh: China News Service (tháng 1/2022)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vật nuôi đã trở thành trợ thủ đắc lực cho lực lượng kiểm dịch ở khu vực biên giới vốn quanh co và hạn chế xây dựng do địa hình núi đá vôi của Trung Quốc để kiểm soát và ngăn chặn dịch xâm nhập.

Liao Qifeng, 40 tuổi, là một cán bộ thôn ở huyện Long Châu, khu tự trị Choang Quảng Tây, miền Nam Trung Quốc, được cử đi canh gác kiểm soát dịch ở biên giới kể từ tháng 8 năm ngoái.

Điều đầu tiên anh ta làm khi nhận ca trực hàng ngày là chào hỏi các "đồng nghiệp" của mình: một cán bộ thôn khác, một con chó và hai con ngỗng. Khi Liao đã sẵn sàng để tuần tra biên giới, hai con ngỗng theo bước anh để hỗ trợ.

“Công việc hàng ngày của tôi sẽ thật nhàm chán nếu không có sự đồng hành của những con vật này,” Liao nói. “Cả ngỗng và chó đều được chính phủ trang bị để giúp kiểm soát dịch bệnh vì chúng có thể đề phòng khi mọi người cảm thấy kiệt sức và buồn ngủ".

Một lần, con ngỗng kêu lên để báo hiệu cho Liao rằng có một con rắn đang ở gần đó trong cuộc tuần tra của anh ta.

Ở Long Châu, người ta có truyền thống nuôi ngỗng để canh nhà vì chúng sẽ kêu éc éc ngay khi có người lạ đột nhập. “Dân làng cho rằng ngỗng có thể đóng một vai trò nào đó trong nhiệm vụ canh gác của chúng tôi và cuối cùng chúng tôi đã chấp nhận sau khi thử nghiệm thành công”, Li Guotao, phó chỉ huy của trụ sở phòng chống dịch Long Châu cho biết. Ông Li cho biết: "Cho đến nay, cả người và động vật đều làm rất tốt nhiệm vụ này".

Với đường biên giới dài 184 km tại Long Châu, hơn 1.000 người được phân công đóng quân tại các trạm kiểm soát biên giới trong ca 24 giờ, và các cuộc tuần tra đã được điều động từ 59 ngôi làng biên giới. Hàng rào thép gai kéo dài 55,9 km đã được lắp đặt để ngăn chặn các vụ vượt biên trái phép, và các hệ thống giám sát bằng video, liên lạc nội bộ và báo động điện tử đã được thiết lập tại 5 ngôi làng biên giới.

Cùng với ngỗng và một con chó, Liao cho rằng cuộc tuần tra hàng ngày của mình rất ý nghĩa và vui vẻ. Liao nói: “Tôi không biết khi nào cuộc chiến chống COVID-19 mới có thể kết thúc, nhưng tôi chắc chắn rằng phần thắng sẽ nghiêng về phía chúng tôi”.

Tin cùng chuyên mục

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.