Hiệu quả từ đồng vốn chính sách trên quê hương Yên Bái

Điểm giao dịch xã của NHCSXH tỉnh Yên Bái giải ngân trong tháng cuối năm 2024.
Điểm giao dịch xã của NHCSXH tỉnh Yên Bái giải ngân trong tháng cuối năm 2024.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Yên Bái là vùng đất giàu tiềm năng, lợi thế về đất đai, mặt nước, khoáng sản và du lịch, với nhiều tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy làm đầu mối vùng Tây Bắc cùng những thắng cảnh đẹp: ruộng bậc thang Mù Cang Chải, đồi chè, Suối Giàng bạt ngàn... đang có những bước chuyển mình vượt bậc từ nguồn vốn tín dụng chính sách. Hàng nghìn hộ gia đình, đặc biệt là người dân tộc thiểu số đã vượt qua khó khăn, cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Hành trình của nguồn vốn chính sách gieo niềm tin, khát vọng giúp người dân thoát nghèo

Chúng tôi đã có chuyến đi lên các miền quê của tỉnh miền núi Yên Bái. Trên những con đường trải nhựa phẳng phiu, mở rộng, hình ảnh bản làng trù phú, nhộn nhịp các loại xe chở đầy rau xanh, quả chín hiện ra trước mắt trong không khí đón chào năm 2025 với nhiều đổi thay thấy rõ.

Thành quả đó đến từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của các cấp, các ngành, các tầng lớp cán bộ, đảng viên, nhân dân, trong đó có sự đóng góp, hỗ trợ thiết thực của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) đã mang nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Đảng, Nhà nước, đến cho người nghèo và các đối tượng chính sách khắp vùng dân tộc miền núi xa xôi.

Theo đánh giá của lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái: Công cuộc giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững trên toàn địa bàn, đã đạt được những kết quả to lớn. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã đóng vai trò “trụ cột”, ưu tiên đầu tư vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, góp phần quan trọng, đáng ghi nhận trong thực hiện công cuộc suốt hơn 20 năm qua, nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo đã giảm dần qua từng năm.

Tiêu biểu năm 2024, qua rà soát số hộ nghèo toàn tỉnh là 12.575 hộ, tương ứng 5.68%, giảm 7.647 hộ, tương ứng, giảm 3,48% so với năm 2023, đạt 105,5% so với mục tiêu, trong đó huyện Mù Cang Chải giảm tỷ lệ hộ nghèo nhiều nhất với 10,03%, tiếp đến là huyện Trạm Tấu giảm 6,76%, Văn Chấn giảm 4,96% Lục Yên giảm 4,83% vv…

Ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Yên Bái thăm hỏi, tặng quà hộ vay vốn chính sách gặp khó khăn do thiên tai mưa bão số 3 hồi tháng 9/2024 gây ra.

Ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Yên Bái thăm hỏi, tặng quà hộ vay vốn chính sách gặp khó khăn do thiên tai mưa bão số 3 hồi tháng 9/2024 gây ra.

Ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Yên Bái, người có trọn vẹn 2 thập kỉ tham gia tác nghiệp điều hành trực tiếp công tác tín dụng chính sách, cho biết: Điểm thuận lợi nhất trong nhiều năm liền, lãnh đạo địa phương luôn quan tâm đến công tác giảm nghèo cũng như thống nhất về vai trò, vị trí của tín dụng chính sách trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững.

Cụ thể, ngay từ những năm tháng đầu thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đặc biệt là sau 10 năm triển khai chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, các cấp ủy đảng, chính quyền đã thực sự quan tâm, chú trọng công tác chỉ đạo đến mọi hoạt động của tín dụng chính sách.

Cùng với đó, chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã đã ưu tiên bổ sung nguồn vốn ngân sách chuyển sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách; đồng thời, chú trọng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về nơi làm việc cho các phòng giao dịch, điểm giao dịch xã của NHCSXH. Thế nên các nguồn lực tài chính ở Yên Bái có nguồn gốc Nhà nước được quy về một đầu mối là NHCSXH quản lý, sử dụng theo quy định.

Đơn cử, hàng năm UBND tỉnh và 9 huyện, thành phố trực thuộc đều bổ sung kịp thời, ủy thác sang NHCSXH vốn ngân sách để cho hộ nghèo và gia đình đồng bào dân tộc khó khăn vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh. Tính đến cuối năm 2024, vốn ủy thác từ ngân sách địa phương 257 tỷ đồng, tăng 118,4 tỷ đồng so với năm 2023 góp lực nâng tổng nguồn vốn tín dụng chính sách của đơn vị lên 5.501 tỷ đồng, tăng 627 tỷ đồng so với năm 2023.

Ưu tiên nguồn lực “rót” vốn đến từng hộ nghèo

Cũng từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban ngành, song hành với việc tiếp nhận nguồn lực tài chính ở nhiều nơi trong quá trình triển khai chỉ thị 40; NHCSXH tỉnh Yên Bái đã kiên trì, năng động thực hiện các quy trình, thủ tục, phương thức cấp tín dụng chính sách, đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng yêu cầu sản xuất kinh doanh của các đối tượng thụ hưởng chính sách của Đảng, Nhà nước

Cùng đó, đội ngũ cán bộ tín dụng chính sách miền quê “cửa ngõ phên đậu” vùng Tây Bắc: Yên Bái luôn gắn bó với bản làng, với nhân dân để bàn bạc, hướng dẫn bà con vay được vốn thuận lợi, sử dụng vốn vay vào sản xuất, kinh doanh. Còn nữa là việc xây dựng củng cố mạng lưới có độ che phủ kín toàn địa bàn rộng lớn của NHCSXH thông qua 168 Điểm giao dịch tại xã, phường, tạo điều kiện thuận tiện nhất cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ về tín dụng ưu đãi.

Còn nữa, những cán bộ tín dụng chính sách nơi đây đã chẳng quản ngại gian nan vất vả, tháng ngày bám sát cơ sở, bền bỉ tận tụy với công việc xây dựng, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống 2.322 Tổ Tiết kiệm và vay vốn cùng 682 các cấp tổ chức đoàn thể thực hiện việc chuyển tải kịp thời, an toàn hơn 5.500 tỷ đồng vốn chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng.

Chính sách về cùng nguồn vốn, các chương trình phát triển kinh tế được kiện toàn lại, thế mạnh nông, lâm nghiệp được lựa chọn. Từ thành phố đến nông thôn, trên vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải đến các xã đặc biệt khó khăn ở các huyện Văn Chấn, Lục Yên, người nghèo và các đối tượng chính sách đều được tiếp cận bởi NHCSXH đã phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể sáng tạo những cách làm hay để nâng cao hiệu quả việc vay vốn, sử dụng vốn vay vào phát triển kinh tế, ổn định, cải thiện cuộc sống.

Tại huyện Mù Cang Chải, nơi “cao nhất, xa nhất, nghèo nhất” của tỉnh Yên Bái, nguồn vốn chính sách đã làm “đòn bẩy” giúp địa phương tái cơ cấu nông nghiệp, phủ xanh nhanh đất trống, đồi trọc bằng rừng cây nguyên liệu giấy, góp phần thiết thực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhiều nhất tỉnh, với con số giảm năm 2024 là 1.298 hộ nghèo, tương ứng giảm 10,03% so với năm 2023.

Tiêu biểu ở bản Hua Khắt, xã Nặm Khắt có ông Thào A Phổng vay vốn chính sách lập được trang trại chăn nuôi lợn rừng kết hợp với trồng cây ăn quả, mỗi năm thu lợi hơn 200 triệu đồng, lại còn thoát ra khỏi danh sách hộ nghèo, đạt danh hiệu thi đua sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện.

Còn ở huyện Lục Yên, nơi cách xa tỉnh lỵ Yên Bái hàng trăm km, từng chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 hồi đầu tháng 9/2024 gây ra, dòng vốn tín dụng chính sách vẫn được chảy đều đặn, hỗ trợ kịp thời cho 100% hộ nghèo và gia đình đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện thuận lợi, chủ động vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống.

Hơn 10 cán bộ, nhân viên NHCSXH nơi đất Ngọc - Lục Yên đã tận tâm, hối hả chuyển tải gần 900 tỷ đồng vốn ưu đãi giúp dân khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các vùng chuyên canh hàng hóa như lương thực, rau quả, mở mang tiểu thủ công nghiệp.

Minh chứng sống động trên mảnh đất Ngọc đã có hàng trăm hộ gia đình thoát nghèo bền vững, làm giàu chính đáng từ đồng vốn ưu đãi của Nhà nước; đơn cử như ông Hoàng Văn Nguyên ở xã Đồng Quan đã sử dụng vốn vay NHCSXH dành cho hộ nghèo, cùng hàng trăm triệu đồng vay bổ sung thuộc chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn để khôi phục trồng mới toàn bộ diện tích rừng keo, quế bị mưa to, bão lớn tàn phá, nay cả rừng cây công nghiệp đã xanh tươi trở lại.

Kế đến là nhà bà Đặng Thị Ninh, thôn làng Chờ, xã An Lạc cũng sử dụng 100 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm khôi phục và cải tạo lại xưởng chế biến ván ép bị đổ nát bởi gió bão vừa qua…..

Trở lại Yên Bái vào những ngày này, chúng tôi đã thấy rõ ràng từng ý nghĩa, việc làm của những cán bộ tín dụng chính sách đã và đang tận tâm, nhiệt tình tham gia cuộc hành trình vì an sinh xã hội

Trên miền quê này không có hộ nghèo nào có nhu cầu, đủ điều kiện không vay được vốn ưu đãi của Nhà nước. Đã 22 năm qua, những cán bộ tín dụng chính sách thuộc tỉnh Yên Bái bền bỉ trọn vẹn với công cuộc xóa đói giảm nghèo, đạt được thành tích đáng khích lệ nhưng ở nơi giao thoa của hai khu vực Đông Bắc - Tây Bắc vẫn còn nhiều bản làng khó khăn và hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Bởi thế thời gian tới, NHCSXH tỉnh Yên Bái tiếp tục đẩy mạnh huy động các nguồn lực, tập trung chuyển tải mọi nguồn vốn ưu đãi về đúng các địa chỉ và đối tượng thụ hưởng, phấn đấu thực hiện tốt Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới.

Đọc thêm

HĐND TP Hải Phòng quyết định nhiều vấn đề mang tính cấp bách cuối năm

Quang cảnh Kỳ họp thứ 22 HĐND TP
(PLVN) - Chiều 30/12 , HĐND TP Hải Phòng khoá XVI nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 22 (Kỳ họp thứ 9 của HĐND TP trong năm 2024, đây cũng là Kỳ họp Chuyên đề) để xem xét, quyết định những nội dung thuộc thẩm quyền nhằm kịp thời triển khai các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của TP Hải Phòng trong năm 2025 .

Gần 10 triệu lượt du khách đã tới Kiên Giang

Chủ tọa kì họp - ảnh: Khánh Thùy
(PLVN) - Theo báo cáo tại kỳ họp cuối năm của HĐND tỉnh Kiên Giang, tổng lượt khách du lịch tới Kiến Giang đạt gần 10 triệu lượt, trong đó khách quốc tế gần 1 triệu lượt, vượt 43,9% kế hoạch.

Bình Dương có tân phó Bí thư Tỉnh uỷ

Bình Dương có tân phó Bí thư Tỉnh uỷ
(PLVN) -  Sáng 30/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ để thực hiện quy trình bầu Phó Bí thư Tỉnh ủy và bầu Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy . Ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Bạc Liêu thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng

Bạc Liêu thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng
(PLVN) - Ngày 30/12, HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức Kỳ họp thứ 22 (Kỳ họp chuyên đề) xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng về quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán; các công trình, dự án phải thu hồi đất và danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất mà có diện tích đất trồng lúa, đất trồng rừng…

Quảng Ngãi: Bảo đảm 100% tàu cá có giấy phép khi hoạt động

Tại Quảng Ngãi, thời gian qua công tác chống khai thác IUU và việc tuyên truyền Luật Thủy sản được thực hiện thường xuyên, giúp ngư dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. (Ảnh: Lưu Hương)
(PLVN) - Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tính đến tháng 12/2024, tổng số tàu cá của tỉnh đã đăng ký là 4.928 chiếc (tăng 207 chiếc so với tháng 11); tổng số tàu cá đã đăng kiểm là 3.010 chiếc (tăng 355 chiếc so với tháng 11); tỉ lệ tàu cá đánh dấu cơ bản đạt 100% tàu cá đã đăng ký.

TP Hồ Chí Minh: Năm 2024, giải quyết trên 1.200 vụ việc khiếu nại, tố cáo

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Dương Ngọc Hải trong cuộc họp tại đầu cầu TP HCM. (Ảnh: Huỳnh Phúc)
(PLVN) - Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác thanh tra năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác thanh tra năm 2025 do Thanh tra Chính phủ vừa tổ chức, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP HCM Dương Ngọc Hải thông tin, năm 2024, toàn ngành thanh tra TP HCM đã triển khai 203 Đoàn thanh tra hành chính và 1.449 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.

Vùng Đông Nam Bộ hướng tới mục tiêu Net Zero

Vùng Đông Nam Bộ hướng tới mục tiêu Net Zero
(PLVN) - Tại TP Vũng Tàu, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới tổ chức hội thảo triển khai chương trình khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) tại Việt Nam cho vùng Đông Nam Bộ.