Hiệu quả trong công tác phối hợp liên ngành về phòng chống tác hại thuốc lá: Kinh nghiệm từ Lai Châu

TTƯT, BSCKI - Trần Đỗ Kiên – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lai Châu phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: PV).
TTƯT, BSCKI - Trần Đỗ Kiên – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lai Châu phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: PV).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ một tỉnh miền núi, nơi có nhiều dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo cao, đa số người dân chưa nhận thức đầy đủ về những tổn thất to lớn về sức khỏe, môi trường do thuốc lá gây ra, Lai Châu đã trở thành tỉnh thực hiện tốt công tác phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) khi ghi nhận tỷ lệ hiểu biết về tác hại thuốc lá tăng từ 68% lên 92% và tỷ lệ hút thuốc lá giảm từ 35,4% xuống còn 24,6% (từ năm 2017-2020)...

Chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động, đa dạng phương thức truyền thông

Chia sẻ tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về phòng, chống tác hại của thuốc lá và thực thi môi trường không khói lá năm 2023” diễn ra mới đây, TTUT, BSCKI - Trần Đỗ Kiên – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lai Châu cho biết, trước khi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá ra đời, việc sử dụng thuốc lá tại tỉnh Lai Châu khá phổ biến. Do đặc thù là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc sinh sống, tỷ lệ nghèo cao, trình độ dân trí không đồng đều giữa các huyện, xã trong tỉnh. Đa số người dân còn chưa nhận thức đầy đủ những tác hại và tổn thất to lớn về sức khỏe, kinh tế và môi trường do thuốc lá gây nên.

Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 9.068,73 km2 và 493.626 người bao gồm 20 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 84%. Hiện nay, tỉnh Lai Châu có 8 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm TP Lai Châu và 7 huyện, 106 đơn vị hành chính cấp xã trong đó có 54 xã đặc biệt khó khăn, 22 xã biên giới.

Sau khi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá được ban hành, sau 10 năm thực thi, công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận với những con số biết nói, như tỷ lệ hiểu biết về tác hại của thuốc lá tăng từ 68% (năm 2017) lên 92% (năm 2020); tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới đã giảm từ 50% xuống còn 48,3%...

Để đạt được những kết quả này, ông Kiên cho biết UBND tỉnh Lai Châu đã rất nỗ lực, cố gắng trong công tác tuyên truyền, vận động người dân, các đơn vị vào phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL).

Trong năm đầu thực thi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành các văn bản chỉ đạo, thực hiện các chương trình, kế hoạch, tổ chức triển khai Luật PCTHTL theo quy định. Cụ thể, vào ngày 6/8/2014, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành quyết định số 865/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tác hại của thuốc lá tỉnh Lai Châu.

Theo đó, tại mỗi đơn vị, địa phương đều đã thành lập Ban chỉ đạo PCTHTL để triển khai các hoạt động PCTHTL theo chỉ đạo của Bộ Y tế và UBND tỉnh. Vì vậy, các hoạt động triển khai về công tác PCTHTL tại địa phương được tạo điều kiện thuận lợi, có sự phối hợp chặt chẽ của các sở ngành, tổ chức CT-XH tại địa phương.

Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, nguồn ngân sách địa phương còn eo hẹp, không bố trí được kinh phí riêng cho công tác PCTHTL nên các hoạt động chủ yếu thực hiện lồng ghép. "Từ năm 2015 tỉnh Lai Châu nhận được sự quan tâm hỗ trợ kinh phí, đặc biệt là hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật từ Quỹ PCTHTL nên nhiều hoạt động cụ thể về PCTHTL mới được thực hiện thường xuyên hơn." - ông Kiên nói.

Các hoạt động PCTHTL được Ban chỉ đạo tỉnh thực hiện tập trung chủ yếu vào hoạt động tuyên truyền, đào tạo, tập huấn và kiểm tra, giám sát thực hiện Luật. Các kế hoạch được xây dựng, triển khai hàng năm. Ngành y tế, đơn vị thường trực Ban chỉ đạo PCTHTL luôn chủ động phối hợp với các Sở, Ban, ngành thành viên Ban chỉ đạo tham mưu trong việc xây dựng kế hoạch để triển khai các hoạt động chuyên môn và báo cáo các nội dung liên quan đến việc PCTHTL trên địa bàn tỉnh.

Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về tác hại thuốc lá, các quy định về PCTHTL được tổ chức đa dạng, với nhiều hình thức, chương trình như: Tổ chức hội nghị chia sẻ kinh nghiệm, tổng kết hàng năm; Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh thực hiện tuyên truyền, phổ biến về tác hại của thuốc lá, các quy định về PCTHTL, xây dựng môi trường không khói thuốc, tuyên truyền các mô hình, gương điển hình trong PCTHTL...

Tăng cường phối hợp liên ngành

Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lai Châu xuống địa bàn từng thôn, bản để tuyên truyền PCTH của thuốc lá cho người dân (Ảnh: Báo dân tộc).

Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lai Châu xuống địa bàn từng thôn, bản để tuyên truyền PCTH của thuốc lá cho người dân (Ảnh: Báo dân tộc).

Để hoạt động PCTHTL đạt hiệu quả, ông Kiên cho biết Ban chỉ đạo tỉnh đã thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành với các cấp, đơn vị như: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo lồng ghép tuyên truyền tác hại của thuốc lá tới học sinh, sinh viên trong các buổi họp; Phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh, các cơ quan liên quan tổ chức thành công Lễ hưởng ứng “Ngày thế giới không hút thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không hút thuốc lá từ 25-31/5;

Phối hợp với các Ban ngành tổ chức các hội thi tìm hiểu về Luật PCTHTL; tổ chức các lớp tập huấn về PCTHTL cho các đối tượng liên quan như: Cán bộ chiến sỹ công an, cán bộ tham gia công tác PCTHTL, Trưởng thôn bản, các chức danh tại thôn bản, giáo viên, y tế thôn bản và cán bộ y tế các tuyến…

Việc phối hợp liên ngành thực hiện giám sát tình hình thực hiện PCTHTL tại các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến huyện, xã của Ban chỉ đạo PCTHTL tỉnh cũng được thực hiện chặt chẽ, với các nội dung như: Thực hiện giám sát về công tác chỉ đạo thực hiện Luật PCTHTL và hoạt động PCTHTL tại đơn vị; Xây dựng cơ quan không khói thuốc lá, thực hiện môi trường không khói thuốc lá tại các Sở, ban ngành, cơ sở y tế, giáo dục, việc thực hiện Luật PCTHTL của thuốc lá trong khu du lịch và một số điểm công cộng....

Theo ông Trần Đỗ Kiên, nhờ có công tác phối hợp liên ngành chặt chẽ từ chỉ đạo đến xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động mà kết quả thực hiện Luật PCTHTL đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Ông Kiên dẫn chứng kết quả điều tra thực trạng triển khai Luật PCTHTL tỉnh Lai Châu so sánh các năm 2017 -2020 cho thấy: Tỷ lệ hút thuốc lá chung giảm từ 35,4% xuống 24,6%; Tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới giảm từ 50% xuống 48,3%; Tỷ lệ hiểu biết về Luật PCTHTL tăng từ 44,8% lên 69,9%; Tỷ lệ hiểu biết về tác hại của thuốc lá tăng từ 68% lên 92%.

“Điều này cho thấy hiệu quả của công tác tuyên truyền Luật PCTHTL đến với người dân đã có tác động tích cực đến nhận thức và hành động của người dân. Nhận thức và ý thức trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân đã được nâng lên rõ rệt, tạo sự tham gia tích cực, đồng thuận tốt hơn khi triển khai thực hiện các hoạt động PCTHTL trên địa bàn tỉnh” – ông Kiên bày tỏ.

Tuy nhiên, theo ông Kiên trong thời gian công tác thực hiện PCTHTL của tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức do Lai Châu là tỉnh có 20 dân tộc sinh sống, địa bàn rộng, thói quen và nhận thức còn hạn chế bởi nhiều hủ tục… Đặc biệt các chế tài xử phạt, cũng như việc hút thuốc diễn ra khá nhanh, mua bán còn dễ chưa quản lý được nhiều… nên việc xử phạt còn khó khăn và chưa đủ sức răn đe. Từ đó, hiện tượng hút thuốc lá tại nơi làm việc và nơi công cộng vẫn còn.

“Hiện trên thị trường còn xuất hiện khá nhiều thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và shisha có chất gây nghiện cao, có nhiều loại hương liệu độc hại và chưa được đánh giá toàn diện về mức độ gây hại đối với sức khỏe. Hơn nữa, tình trạng giới trẻ tiếp cận dễ dàng, ở Lai Châu đã có trường hợp một học sinh lớp 3 đã phải đưa vào viện để cấp cứu do sử dụng thuốc lá điện tử. Điều này rất nguy hiểm”, ông Kiên quan ngại.

Do đó, ông Kiên kiến nghị đưa các loại thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử và các loại thuốc lá mới vào loại hàng hóa cấm kinh doanh tại Việt Nam. Đồng thời, cần tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về PCTHTL và điều chỉnh thẩm quyền đối với lực lượng xử phạt.

Đọc thêm

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.

Bão số 8 sắp vào biển Đông, 2 cơn bão mới lại 'đe doạ'

Hiện tại ở khu vực phía Đông của Philippines đang có tới 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới đang hoạt động. Ảnh: VNDMS
(PLVN) - Cơn bão TORAJI nhiều khả năng sẽ di chuyển vào biển Đông trong khoảng chiều tối đến đêm 11/11. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện đề nghị loạt Bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó. Hiện khu vực phía Đông của Philippines còn 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới hoạt động...

Ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng động vật hoang dã ở Việt Nam: Pháp luật và ý thức cần song hành

Các hành vi quảng cáo, nuôi nhốt, tàng trữ và buôn bán trái phép cá thể, bộ phận hoặc sản phẩm của gấu đều là vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
(PLVN) - Nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu, đầu tháng 11/2024, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt tài liệu thường niên “Những hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng năm 2024”.

Nỗ lực bảo tồn loài động vật hoang dã trong Sách đỏ Việt Nam

SVW phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương tái thả 8 cá thể tê tê Java quý hiếm. (Nguồn: SVW)
(PLVN) - Tại Việt Nam, công tác bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nói chung và bảo tồn tê tê nói riêng đã và đang được chú trọng hơn trước đây, đạt được nhiều kết quả khích lệ. Trong đó có cả những nỗ lực trong việc tăng cường thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và khắc phục những “lỗ hổng” pháp lý, nâng cao khung hình phạt.