Hiệu quả của việc kịp thời

Hiệu quả của việc kịp thời
(PLO) - Rất nhanh chóng, sau khi phát hiện các cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) mua rẻ đất của dân, cấp cho người nhà, biến đất rừng, đất vườn thành đất ở, chính quyền đã vào cuộc, thu hồi các “sổ đỏ” đã cấp “thần tốc” này và có động thái xem xét xử lý kỷ luật các cán bộ sai phạm.

Đó là việc xử lý kịp thời, rất đáng hoan nghênh, cũng là dấu hiệu cho thấy chuyển động tích cực gần đây trong các lĩnh vực quản lý xã hội khác nhau. Ví dụ như việc đề ra những giải pháp cấp bách cho Giáo dục trước “sự cố” đầu vào kém cỏi của ngành sư phạm hoặc việc tập trung giải quyết những ồn ào chung quanh Trạm thu phí Cai Lậy và như một hiệu ứng, các khuất tất, mập mờ đằng sau các dự án BOT đang bị phanh phui.

Sự kịp thời mang lại một hiệu quả thấy rõ là yên lòng dân, đồng nghĩa với việc tạo ra sự ổn định xã hội, có ý nghĩa đặc biệt trong việc tạo dựng niềm tin của nhân dân vào bộ máy công quyền. Trái lại, việc chậm trễ, dây dưa, đẩy sự việc cần giải quyết vào tình trạng “ngâm cứu” chính là nguyên nhân gây ra sự trì trệ trong bộ máy hành chính và sự bất ổn của xã hội, bức xúc của dư luận.

Lâu nay, các việc để lâu “hóa bùn” và “chìm xuồng” vẫn thường diễn ra và không ai phải chịu trách nhiệm về việc chậm trễ đó cả, vì thế, hiện tượng này trở nên phổ biến với các phương thức như “đá bóng thẩm quyền”, chuyển đơn lòng vòng, giải quyết nhỏ giọt hoặc lỳ ra không xem xét gì cả. Hệ quả, có việc khiếu nại 20 năm không xong mà khi ông Chủ tịch thành phố trực tiếp giải quyết chỉ có 20 phút! Câu chuyện hành chính này buồn nhiều hơn vui, đặc biệt những người gây ra việc trì hoãn 20 năm ấy không hề hấn gì, không bị “cách chức quá khứ” thì những việc tương tự như vậy còn tiếp tục xảy ra.

Gần đây, dư luận “dài cổ” ngóng kết luận thanh tra “biệt phủ” ở Yên Bái là một ví dụ rất điển hình. Khi kịp thời thanh tra nhân dân mừng bao nhiêu thì khi lần lữa lùi ngày công bố khiến người ta bức xúc bấy nhiêu. Tương tự, vụ Bí thư Huyện ủy tranh chấp đất với dân ở Bạc Liêu “biến thẳng thành cong” gây xôn xao dư luận, cơ quan chức năng đã vào cuộc nhưng kết quả thì mãi không được công bố khiến dân chúng bất bình, giảm sút niềm tin vào chính quyền sở tại. Ngay ở Hà Nội, cũng có việc nhỏ nhoi như thông một cái cống mà hàng chục năm chính quyền hết cấp này đến cấp khác giải quyết mãi không xong.

“Rèn sắt khi còn nóng” đó là phương châm xử thế đúng đắn, hợp quy luật, ai cũng biết. Thế mà, chính quyền lại chọn phương thức để sắt nguội mới rèn thì làm sao còn rèn được nữa! 

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Đỗ Thị Lan phát biểu tại phiên họp.

Cân nhắc quy định về thời hạn giấy phép khai thác khoáng sản

(PLVN) - Theo Đại biểu Quốc hội, quy định về thời hạn khai thác và gia hạn thời hạn khai thác như dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản là chưa phù hợp với chủ trương của Trung ương và Tổng Bí thư, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách hành chính, tháo gỡ vướng mắc, giảm chi phí thời gian cho doanh nghiệp và chưa phù hợp với quy định về đầu tư.

Đọc thêm

Lãng phí là lực cản sự phát triển của đất nước

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Theo các đại biểu Quốc hội, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.