'Hiểu luật để sống đúng, sống hạnh phúc'

(PLO) - Không thể phủ nhận rằng một cuộc sống thượng tôn pháp luật sẽ giúp xã hội yên bình hơn, văn minh hơn,con người hạnh phúc hơn.

Lý giải điều này, 14h chiều nay (17/10), Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với nội dung "Hiểu luật để sống đúng, sống hạnh phúc”.

Ông Nguyễn Xuân Bính (bìa trái) Trưởng ban Điện tử Báo PLVN - tặng hoa các khách mời tham dự chương trình.
Ông Nguyễn Xuân Bính (bìa trái) Trưởng ban Điện tử Báo PLVN - tặng hoa các khách mời tham dự chương trình.

Khách mời tham dự buổi giao lưu là  TS. Nguyễn Văn Cương – Viện trưởng Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp; Th.S Tô Thị Thu Hà – Trưởng Phòng Quản lý công tác phổ biến giáo dục, Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp.

(Mời độc giả nhấn F5 để liên tục cập nhật thông tin buổi giao lưu)

-Những quy định về pháp luật khiến người ta gò bò, tại sao ông lại nghĩ rằng sống theo pháp luật sẽ khiến người ta hạnh phúc? (Nguyễn Linh Thi – Tp HCM)

- TS. Nguyễn Văn Cương:  Ở 1 khía cạnh nào đó đối với người phải chấp hành thì quy định của pháp luật như là một sự “gò bó”. Tuy nhiên, do pháp luật chính là những chỉ dẫn về ranh giới của tự do cá nhân với lợi ích của cộng đồng nên việc tuân thủ pháp luật cần xem là sự “gò bó” cần thiết . Sự “gò bó” này chính là nền tảng giúp mỗi người có được tự do đích thực và đây chính là nền tảng để có được hạnh phúc.

 

- Xin Tiến sỹ Cương  cho biết vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của đời sống xã hội? (Cựu chiến binh ở Hà Nam)

- - TS. Nguyễn Văn Cương: Pháp luật trong xã hội hiện đại nói chung là sự thể hiện của lẽ công bằng trong đời sống xã hội. nên có nhiều vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.

Trước hết pháp luật là công cụ ghi nhận quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người dân, doanh nghiệp và các tổ chức trong xã hội, nhất là quyền sống của cá nhân, quyền sở hữu tài sản, quyền tự do. Vì thế pháp luật chính là chỗ dựa để từng người dân xây dựng 1 cuộc sống lành mạnh văn minh.

Pháp luật cũng tạo cơ sở pháp lý để nhà nước thực hiện việc quản trị xã hội, duy trì trật tự trị an, bảo đảm an sinh xã hội, qua đó, tạo môi trường an toàn cho cuộc sống thường nhật của mỗi người dân.

Pháp luật cũng là công cụ để huy động nguồn lực để giải quyết những vấn đề chung phát sinh từ quá trình phát triển xã hội như tội phạm, ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo, các bất ổn kinh tế vĩ mô…Pháp luật còn tạo cơ chế để giải quyết các tranh chấp xung đột lợi ích trong giao lưu dân sự kinh tế thương mại. Vì thế, pháp luật vừa giữ vai trò bảo đảm ổn định xã hội vừa đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

 

  - Ngày Pháp luật được tổ chức với mục đích gì, thưa các ông bà? (Lý Hải Kha – Đà Nẵng)

Th.S Tô Thị Thu Hà:  Theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Ngày Pháp luật được tổ chức để tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đồng thời tăng cường nhận thức cho mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người dân. 

Thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật; là cơ hội để tổ chức nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cộng đồng thông qua những cách thức khác nhau. Qua đó, những người thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội; từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp.

 

- Tôi được biết các luật sư thường tổ chức tư vấn miễn phí trong ngày Pháp luật, nhưng tôi không biết cụ thể về việc này, phải đến đâu, khi nào đến, để được tư vấn miễn phí, xin cho tôi biết. (Tạ Thị Mai – Nam Định)

Th.S Tô Thị Thu Hà:  Qua theo dõi, chúng tôi được biết hàng năm Liên đoàn luật sư Việt Nam đều ban hành kế hoạch tổ chức hưởng ứng ngày pháp luật. một trong những hoạt động được coi là thường niên, là điểm nhấn trong việc hưởng ứng này đó là Liên đoàn Luật sư Việt Nam chủ trương tổ chức một ngày đồng loạt tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí cho người dân vào ngày kỷ niệm thành lập Liên đoàn Luật sư Việt Nam 10/10.

Theo đó, trong ngày này khuyến khích tất cả các văn phòng, Công ty Luật trên toàn quốc đều tổ chức hoạt động nêu trên với ý nghĩa để thiết thực hưởng ứng ngày pháp luật.

 

- Tôi nghe nhiều về ngày pháp luật trên TV, báo chí, nhưng ở quê tôi, không bao giờ thấy tổ chức ngày PL. Tôi có được đòi quyền lợi đó không? Phải đến đâu để đòi? (Một cán bộ về hưu ở Thạch Thất – Hà Nội) 

- Th.S Tô Thị Thu Hà: Với trách nhiệm của một người thực hiện quản lý nhà nước về công tác này và gắn bó với việc triển khai ngày pháp luật nhiều năm, cháu rất xúc động về sự quan tâm của bác đối với ngày pháp luật. Qua đó cho thấy, bác luôn dành nhiều sự quan tâm cũng như rất có ý thức xây dựng, đóng góp cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật nói riêng cũng như công tác pháp luật nói chung. Việc tổ chức ngày pháp luật thuộc trách nhiệm bắt buộc của các Bộ, ngành địa phương.

Chính vì vây, địa phương nào không tổ chức thì địa phương đó đã thực hiện chưa nghiêm túc theo quy định của pháp luật để đảm bảo tất cả mọi người dân đều được thụ hưởng những lợi ích, giá trị, hiệu quả do ngày pháp luật mang lại.

Bác có thể đề đạt những kiến nghị của mình về việc địa phương cần tổ chức triển khai ngày pháp luật trước hết ở những đoàn thể bác đang sinh hoạt là hội viên, phản ánh ý kiến trực tiếp đến cơ quan tư pháp, UBND nơi bác sinh sống hoặc thông qua những đại biểu HĐND của địa phương để gửi gắm mong muốn của mình.

Nếu cần bác có thể trực tiếp phản ánh về Vụ phổ biến giáo dục pháp luât- Bộ Tư pháp để chúng cháu kịp thời tham mưu, hướng dẫn chỉ đạo việc triển khai tại địa phương và đề xuất rút kinh nghiệm trong thời gian tới. 

Cháu rất hi vọng bác sẽ tiếp tục luôn luôn đồng hành, ủng hộ và có các sáng kiến đề xuất để triển khai ngày pháp luật tại địa phương một cách hiệu quả hơn.

 

- Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế người dân ngày càng khấm khá, nhưng những vụ án chấn động dư luận như giết cả một gia đình, chồng giết vợ, bố mẹ giết con, hay những vụ tham ô, trốn thuế… thì lại xảy nhiều trong thời gian gần đây. Điều này, theo ông có gì là mâu thuẫn? (Thu Trà - Quảng Nam).

- TS. Nguyễn Văn Cương: Tôi cho rằng đây là câu hỏi rất hay, điều này cho thấy kinh tế phát triển không đồng nghĩa với việc xã hội đương nhiên là yên bình. Trong quá trình phát triển kinh tế, nhất là dưới sự tác động của quy luật cạnh tranh và lối sống chạy theo vật chất thuần túy, thì rất nhiều rạn nứt trong quan hệ xã hội, kể cả trong quan hệ gia đình có thể sẽ diễn ra. Gần đây, tỷ lệ ly hôn có xu hướng gia tăng hoặc do áp lực công việc mà trong nhiều gia đình bố mẹ không có điều kiện gần gũi và quan tâm con cái. Thêm vào đó khi năng lực và trình độ quản trị xã hội của bộ máy công quyền chưa theo kịp sự phát triển của xã hội thì rất nhiều lỗ hổng trong quản trị gia đình, quản trị của từng cơ quan và quản trị xã hội sẽ phát sinh. Đây là điều kiện thuận lợi để nảy sinh những dạng vi phạm pháp luật. Do đó, tôi cho rằng phát triển kinh tế phải đi kèm với việc nâng cao năng lực quản trị xã hội của bộ máy công quyền, đồng thời mỗi người dân cần có ý thức tự trang bị kỹ năng quản trị bản thân, và quản trị gia đình phù hợp để khắc phục được những lỗ hổng đã nói ở trên thì điều mâu thuẫn mà bạn nói mới được giải quyết.

- Một cán bộ Tư pháp huyện hỏi: Ngân sách nhà nước chi cho địa phương để tổ chức ngày pháp luật không? (Huỳnh Niêm – Kon Tum)

-- Th.S Tô Thị Thu Hà: Hàng năm, trong kế hoạch tổ chức triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật do Bộ Tư pháp với chức năng là cơ quan tham mưu, giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác này ban hành, đều xác định nhiệm vụ triển khai ngày pháp luật. Chính vì vậy, mặc dù  ngân sách phục vụ công tác này phụ thuộc vào nguồn ngân sách cấp cho từng Bộ, ngành, địa phương để triển khai thực hiện nhưng trong đó vẫn xác định rõ yêu cầu cần triển khai đối với những hoạt động hưởng ứng ngày pháp luật.

Nội dung chi, mức chi cụ thể thực hiện theo quy định tại thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP của Bộ tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật cho người dân tại cơ sở. Để đảm bảo được ngân sách của địa phương bố trí để triển khai hoạt động này, đề nghị cơ quan tư pháp các cấp cần phát huy vai trò chủ động, đầu mối tham mưu cơ quan có thẩm quyền của địa phương trong việc xây dựng ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật nói chung, kế hoạch hưởng ứng tổ chức ngày pháp luật nói riêng cũng như bố trí kinh phí để triển khai các nhiệm vụ cụ thể một cách có hiệu quả tiết kiệm và thiết thực.

 

- 1 năm chỉ có 1 ngày pháp luật, ông thấy như vậy đã đủ chưa? (Đỗ Thế Mạnh – Hà Nội)

- TS. Nguyễn Văn Cương: Thực ra đối với những người làm công tác pháp luật như chúng tôi thì ngày nào trong năm cũng là ngày pháp luật.

Chúng ta có riêng 1 ngày pháp luật là rất quan trọng để mọi cơ quan tổ chức cá nhân trong xã hội có dịp nhìn lại để tự đáng giá mức độ tuân thủ pháp luật của mình và có những cải thiện cần thiết. Từ góc nhìn của người làm công tác pháp luật thì chúng tôi mong muốn làm sao đó mỗi người dân, mỗi cơ quan tổ chức đều coi 365 ngày trong năm đều là những ngày thượng tôn pháp luật.

 

-  Cháu là bí thư chi đoàn trường THCS, sắp tới là ngày Pháp luật. Cháu và các bạn trong BCH định tổ chức chương trình nói về việc xâm hại tình dục, quan hệ tình dục ở tuổi học trò. Nhưng cháu đang sợ việc đưa nội dung tế nhị như thế, sẽ khiến các bạn tò mò hơn. Sẽ không dừng lại ở việc tuyên truyền pháp luật. Cô Hà có thể cho cháu lời khuyên có nên chọn nội dung như thế không? Nếu không thì nên chọn chủ đề nào? Nếu có thì làm hình thức nào cho hấp dẫn, mà vẫn không bị “vượt rào”? Cháu muốn xin tài liệu, cách thức tổ chức ngày pháp luật, thì cháu có thể xin ở đâu ạ? (Nguyễn Thành Trung – Tp HCM)

- Th.S Tô Thị Thu Hà: Rất cảm ơn cháu đã luôn quan tâm và rất có ý thức tìm hiểu pháp luật cũng như có ý tưởng để tổ chức hoạt động hưởng ứng ngày pháp luật một cách thiết thực tại nhà trường. Việc xác định hoạt động hưởng ứng ngày pháp luật cụ thể nên gắn với việc tìm hiểu quy định pháp luật có liên quan đến các vấn đề về pháp luật đã và đang diễn ra trong nhà trường. Chính vì vậy, chủ đề mà cháu định tổ chức nên gắn với các quy định về pháp luật có liên quan đến việc xâm hại tình dục tại nhà trường, bao gồm: việc nhận diện hành vi vi phạm; các biện pháp; chế tài pháp luật được áp dụng để xử lý; các biện pháp phòng ngừa hành vi vi phạm có thể xảy ra. Các nội dung này nên gắn với các tình huống thực tiễn đã và đang xảy ra. Như vậy, chủ đè sinh hoạt của các cháu từ một vấn đề cháu cho là tế nhị sẽ trở thành một vấn đề trực tiếp hữu ích góp phần định hướng hành vi cho các bạn trẻ trong nhà trường. Cô cũng hi vọng, các cháu sẽ có thêm nhiều ý tưởng chủ đề có liên quan đến vấn đề giáo dục pháp luật trong nhà trường sẽ được đưa ra để cùng với các bạn trao đổi thảo luận chẳng hạn như: nạn bạo lực học đường, các hành vi vi phạm thông qua internet, các tội phạm đối với trẻ vị thành niên…Các nội dung sinh hoạt này cô hi vọng sẽ giúp các cháu có thêm hiểu biết để phòng ngừa, phòng tránh định hướng hành vi tuân thủ pháp luật một cách đúng đắn để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.

 

- Xin hỏi ông Cương, ông có thấy chương trình Ngày pháp luật có hiệu quả đối với việc thực thi pháp luật trong đời sống nhân dân? (Nguyễn Văn Tuấn – Hải Phòng)

- Chúng tôi là một doanh nghiệp liên doanh hoạt động trên địa bàn tỉnh A (xin được giấu tên). Công việc kinh doanh của chúng tôi rất bận, nhưng hàng năm vẫn bị địa phương yêu cầu tổ chức “ngày pháp luật” một cách rầm rộ. Chúng tôi đã tuân thủ pháp luật, không để xảy ra bất kỳ sự vi phạm nào. Việc tổ chức ngày pháp luật  theo chúng tôi rất phiền phức, mất thời gian. Xin hỏi bà Hà, việc địa phương yêu cầu các doanh nghiệp phải tổ chức ngày pháp luật như thế, có đúng luật không? (Nguyễn Hải Lý lythu….@gmail.com)

Th.S Tô Thị Thu Hà:- Với mong muốn ngày pháp luật được tổ chức để nâng cao ý thức pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong toàn xã hội nên hàng năm theo trách nhiệm được giao, Bộ tư Pháp đều hướng dẫn các Bộ , ngành địa phương, tổ chức hưởng ứng ngày pháp luật bằng những hoạt động cụ thể thiết thực. Chính vì vậy, việc địa phương yêu cầu các doanh nghiệp tổ chức ngày pháp luật là thực hiện theo đúng tinh thần, quy định của luật.

Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rằng việc hưởng ứng ngày pháp luật cần xuất phát từ nhận thức sâu sắc về sự cần thiết cũng như vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội và xác định đây là việc làm cần thiết đối với cơ quan, đơn vị doanh nghiệp, để thông qua đó nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân. Việc các doanh nghiệp miễn cưỡng phải tổ chức hưởng ứng ngày pháp luật thì hoàn toàn không nên và sẽ dẫn đến việc tổ chức hưởng ứng mang tính chiếu lệ, hình thức, đi ngược với mong muốn, tôn chỉ trong việc tổ chức ngày pháp luật theo quy định.

- TS. Nguyễn Văn Cương: Tuy mới được triển khai 5 năm, nhưng ngày pháp luật đang ngày càng được tổ chức bài bản với nhiều mô hình sáng tạo ở các địa phương, các bộ ban ngành. Việc tổ chức Ngày pháp luật  là dịp để các cơ quan, tổ chức thực hiện truyền thông pháp luật với cường độ cao đến các tầng lớp nhân dân. Nhờ đó, nhận thức, hiểu biết của ng dân về pháp luật được tăng cường.Đây chính là nền tảng bảo đảm hiệu quả thực thi pháp luật. Chính vì thế, tôi cho rằng việc tổ chức ngày pháp luật có tác dụng tích cực đối với việc thực thi pháp luật  trong đời sống của nhân dân. Ngày pháp luật sinh ra từ nhu cầu thực tế, được  triển khai  với nhiều hình thức bám sát cuộc sống của người dân. Vì thế tôi tin sức sống của ngày pháp luật sẽ là mãi.

-  Theo ông, làm thế nào để ý thức tôn vinh hiến pháp, pháp luật không chỉ dừng lại trong lễ mít-tinh hay trong tuần lễ cao điểm mà hiển thị trong việc làm hằng ngày, để 365 ngày trong năm thì ngày nào cũng là Ngày Pháp luật? (Đỗ Thế Mạnh – Hà Nội)

- TS. Nguyễn Văn Cương: Để làm được điều này, tôi cho rằng trước hết là đội ngũ cán bộ công chức phải nêu gương trong viec tôn trọng, tuân thủ pháp luật, tiếp đến là chúng ta phải coi trọng và đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, đồng thời tăng cường công tác thanh tra kiểm tra kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật. Các vụ xử lý vi phạm pháp luật cần được thông tin đầy đủ đến công chúng.

Nhân đây, trong buổi giao lưu với độc giả của báo PLVN,  tôi xin nhấn mạnh vai trò mỗi độc giả và của cơ quan truyền thông trong việc xây dựng và củng cố ý thức thượng tôn hiến pháp và pháp luật là vô cùng quan trọng. Phải coi ý thức thượng tôn pháp luật là 1 nét đẹp trong hành vi ứng xử hàng ngày của mỗi người. Và là 1 thành tố của nền văn hóa tiên tiến mà chúng ta đang nỗ lực xây dựng.

TS. Nguyễn Văn Cương tham gia buổi giao lưu với độc giả báo PLVN
TS. Nguyễn Văn Cương tham gia buổi giao lưu với độc giả báo PLVN

- Xin hỏi TS. Nguyễn Văn Cương, theo ông, thế nào là sống đúng và hạnh phúc

- TS. Nguyễn Văn Cương: Tôi cho là cuộc sống là một quá trình ra quyết định và thực thi quyết định, thực ra là chọn lựa phương án giải quyết. Do vậy, chọn lựa thông minh là sự chọn lựa hài hòa lợi ích bản thân, cộng đồng. Pháp luật là chỉ dẫn hài hòa của lợi ích bản thân, khi hiểu đúng pháp luật, mình sẽ có cách lựa chọn đúng, chọn lựa như thế là chọn lựa thông minh và đó là nền tảng của cuộc sống hạnh phúc. 1 người  mà có những rủi ro vi phạm pháp luật thì không thể có cuộc sống hạnh phúc được.

 

- Cho tôi hỏi, Ngày pháp luật là gì, thưa ông? Có phải theo cách gọi như ngày Thầy thuốc VN, ngày Nhà giáo VN… là ngày thành lập Bộ Tư pháp – toàn dân tôn vinh những người làm pháp luật? (Tạ Thu Hiền – Yên Hòa – Hà Nội). 

Th.S Tô Thị Thu Hà: Theo Điều 8, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Để cụ thể hóa quy định trên, tại Điều 5, 6 và 7 Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PBGDPL đã làm rõ các nội dung tổ chức Ngày Pháp luật như: i) Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội; ii) Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; iii) Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; iv) Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; v) Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật. Các hình thức tổ chức Ngày Pháp luật có thể là: i) Mít tinh; hội thảo; tọa đàm; ii) Thi tìm hiểu pháp luật; iii) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm; Bộ Tư pháp hướng dẫn các nội dung và hình thức khác.

Đây không phải là ngày thành lập Bộ Tư pháp nhưng với những người làm công tác pháp luật như chúng tôi thì vẫn quan niệm đây là ngày để tôn vinh nghề nghiệp của mình theo đúng tinh thần sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

Th.S Tô Thị Thu Hà đang trả lời câu hỏi của bạn đọc.
Th.S Tô Thị Thu Hà đang trả lời câu hỏi của bạn đọc.

Hiện nay việc triển khai ngày pháp luật đã được triển khai rất phong phú với nhiều hình thức đa dạng, hiệu quả trên thực tế , anh chị có thể tham khảo các cách thức chúng tôi có thể gợi ý sau đây: Tổ chức Lễ hưởng ứng gắn với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành, địa phương; tổ chức đối thoại chính sách pháp luật giữa cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp tổ chức, ngày hội pháp luật, ngày hội an toàn giao thông, thi tìm hiểu pháp luật dưới hình thức trò chơi rung chuông vàng, trực tuyến hoặc sân khấu hóa, Hội thảo, Tọa đàm hưởng ứng Ngày Pháp luật…

Mới đây, Bộ Tư pháp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến cho học sinh THPT. Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để đúc kết và nhân rộng các cách làm hiệu quả, tiếp tục tham mưu, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện thật tốt các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật, gắn với đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật… Liên đoàn Luật sư Việt Nam chỉ đạo các Đoàn luật sư tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho người dân; toàn ngành Thuế thực hiện tuần lễ “Lắng nghe ý kiến người nộp thuế” hay một số mô hình “Tiết học pháp luật” tại Long An, “quán cà phê pháp luật” tại Cần Thơ, tổ chức Ngày Pháp luật lồng ghép với việc tổ chức Ngày Đại đoàn kết tại khu dân cư (Phú Thọ)...

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc sử dụng công cụ pháp luật, đặc biệt là Hiến pháp để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, góp phần vào công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Xuất phát từ tư tưởng của Người, sau 66 năm ngày 09 tháng 11 lại được khẳng định giá trị, khi chính thức được ghi nhận trong luật bởi sáng kiến và sự tham mưu của Ngành Tư pháp về “Ngày Pháp luật Việt Nam - ngày 09 tháng 11.”

Đọc thêm

Hồ sơ, thủ tục thực hiện đăng ký kinh doanh dạy thêm

Luật sư Đoàn Thị Ánh Hồng.
(PLVN) - Bạn Hồng Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi là giáo viên dạy môn Tiếng Anh tại một trường trung học cơ sở. Sắp tới tôi muốn mở lớp dạy thêm tại nhà riêng với sĩ số khoảng hơn 10 học sinh một lớp. Xin hỏi, theo quy định mới, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với ai? Báo cáo nội dung gì? Điều kiện, thủ tục đăng ký dạy thêm, học thêm như thế nào?

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?