Hiệp định EVIPA: Cân bằng hơn giữa bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của cộng đồng, quốc gia

(PLVN) - Cùng với Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), Quốc hội đã thông qua Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVIPA). Xung quanh Hiệp định này, PLVN đã có cuộc trao đổi với  bà Vũ Thị Châu Quỳnh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thưa bà, bấy lâu nay EVFTA được đề cập khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng trong khi EVIPA rất ít được đề cập. Phải chăng Hiệp định này không thiết thực so với EVFTA?

- EVFTA quy định các vấn đề thương mại và  nội dung về tự do hóa đầu tư trực tiếp, trong khi EVIPA quy định về bảo hộ đầu tư (bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp) và giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư (NĐT). Hiệp định này có các cam kết nhằm đảm bảo an toàn cho vốn và tài sản của NĐT EU tại Việt Nam và NĐT Việt Nam tại EU như: Đối xử công bằng và thỏa đáng, bảo hộ an toàn đầy đủ cho NĐT nước ngoài; Cam kết không trưng thu quốc hữu hóa trái pháp luật tài sản của NĐT và bồi thường thỏa đáng trong trường hợp trưng thu, quốc hữu hóa; Cam kết bồi thường cho NĐT trong trường hợp tài sản của NĐT bị phá hoại do việc dùng vũ lực không cần thiết trong trường hợp chiến tranh; Cam kết cho phép NĐT tự do chuyển vốn và lợi nhuận ra nước ngoài và các cam kết bảo hộ đầu tư khác.

EVIPA kết hợp với nội dung về tự do hóa đầu tư trong EVFTA sẽ tạo ra khuôn khổ pháp lý quốc tế đầy đủ, an toàn, ổn định, tiến bộ cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp (DN) hai bên trên lãnh thổ của nhau.

Bà Vũ Thị Châu Quỳnh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
             Bà Vũ Thị Châu Quỳnh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế,              Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Có nghĩa là đối tượng chủ yếu của Hiệp định này là các NĐT nước ngoài? 

- Đối tượng của EVIPA là NĐT EU ở Việt Nam và NĐT Việt Nam ở EU. DN Việt Nam có hoạt động đầu tư ở các nước thành viên EU sẽ được bảo hộ theo Hiệp định này. Ngoài ra, Hiệp định có quy định về không phân biệt đối xử đối với hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam của NĐT EU và của NĐT Việt Nam.

So với các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương hiện hành giữa Việt Nam và các nước thành viên EU thì EVIPA có gì khác, thưa bà?

- Những khác biệt chủ yếu giữa EVIPA và các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương hiện hành giữa Việt Nam và các nước thành viên EU gồm:

- Thứ nhất, EVIPA bổ sung các quy định nhằm bảo đảm quyền ban hành và điều chỉnh chính sách của quốc gia nhận vốn đầu tư, cụ thể là khẳng định quyền ban hành chính sách nhằm đảm bảo các mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng, môi trường, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, bảo vệ xã hội, bảo vệ người tiêu dùng,  bảo vệ đa dạng văn hóa; quy định các ngoại lệ về an ninh, ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô…

- Thứ hai, cam kết trong EVIPA được xây dựng chi tiết hơn các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương mà Việt Nam đã ký với các quốc gia thành viên EU. Hiệp định quy định tiêu chí rõ ràng đối với từng hành vi mà Nhà nước không được thực hiện và quy định rõ ràng điều kiện để NĐT hưởng lợi ích từ từng điều khoản của Hiệp định. Việc này giúp giảm rủi ro liên quan đến việc có nhiều cách giải thích khác nhau về nội dung Hiệp định.

- Thứ ba, EVIPA quy định việc giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và NĐT theo cơ chế thường trực với thủ tục chi tiết, rõ ràng, quy trình xét xử theo hai cấp. Cơ chế này góp phần hạn chế khả năng NĐT lựa chọn người giải quyết tranh chấp, tăng tính độc lập, khách quan, nhất quán, minh bạch của việc giải quyết tranh chấp.

Tất cả các điểm khác biệt nêu trên đều hướng đến cân bằng hơn giữa bảo vệ lợi ích của NĐT và lợi ích của cộng đồng, của quốc gia.

Xin bà cho biết, lộ trình triển khai EVIPA sau khi Quốc hội phê chuẩn? 

- Sau khi Quốc hội phê chuẩn, Hiệp định cần được tất cả các nước thành viên EU   phê chuẩn theo pháp luật của nước mình thì mới có hiệu lực. 

Để bảo đảm thi hành EVIPA, Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp phối hợp với các bộ, ngành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành ở cấp Trung ương để kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản cần thiết. 

Kết quả rà soát cho thấy, cơ chế thi hành phán quyết chung thẩm của Cơ quan giải quyết tranh chấp theo EVIPA tại Điều 3.57 Hiệp định EVIPA chưa được quy định trong pháp luật Việt Nam. Do vậy, Chính phủ đề nghị ban hành Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn EVIPA và một Nghị quyết riêng của Quốc hội về cơ chế thi hành phán quyết EVIPA. 

Sau khi Hiệp định có hiệu lực, để phát huy tối đa những lợi ích mang lại từ Hiệp định này, Nhà nước cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về: Tăng cường công tác xây dựng pháp luật, thể chế để thực thi Hiệp định; Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam và tính sẵn sàng đối với việc tận dụng các cơ hội từ Hiệp định; Kiểm soát, phòng ngừa tranh chấp giữa Nhà nước và NĐT.   

Bên cạnh những biện pháp từ phía Nhà nước, các DN cũng cần phải chủ động đổi mới, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng suất lao động nhằm nâng cao sức cạnh tranh, tận dụng đối xử ưu đãi mà Việt Nam đạt được thông qua EVIPA và EVFTA.

Xin cám ơn bà!

Đọc thêm

Khai thác nguồn thu từ khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, để phấn đấu vượt 10% dự toán năm 2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành Thuế sẽ tập trung khai thác nguồn thu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN), nhất là khối DN nhà nước và DN FDI…

Thúc đẩy phát triển logistics xanh

Logistics Việt Nam đứng trước áp lực chuyển đổi xanh. (Ảnh: TCCT).
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm phần lớn ở các thị trường khó tính. Đòi hỏi của các thị trường này ngày càng cao và hiện các khách hàng này đang yêu cầu xanh cả quy trình sản xuất. Điều này đang đặt logistics trước khó khăn lớn.

Chủ tịch VNR: 'Tôi quan tâm cảm xúc của khách đi tàu'

Lãnh đạo VNR và đại diện UBND tỉnh Thừa Huế, TP.Đà Nẵng khai trương đoàn tàu du lịch.
(PLVN) - Khoảng một năm trở lại đây, nói tới đường sắt là không chỉ nói tới đầu máy toa xe, hay những đoàn tàu đưa rước khách. Bởi giờ đây, lên tàu hay xuống ga, đôi mắt, đôi tai của khách đi tàu còn nhiều thứ để nghe và cảm nhận…

Phải có cơ chế chính sách hợp lý cho các khoản nợ của khách hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp ở Quảng Ninh

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đi thực tế tại Quảng Ninh
(PLVN) -  Qua nắm bắt nhanh của các đơn vị ngân hàng trên địa bàn Quảng Ninh, đến hết ngày 10/9/2024 có tổng số 10.811 khách hàng, với tổng dư nợ 7.437 tỷ đồng; Hải Phòng có tổng số 890 khách hàng với tổng dư nợ là 15.686 tỷ đồng bị ảnh hưởng sau bão. Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại khẩn trương có biện pháp hỗ trợ khách hàng.

Bộ Công Thương yêu cầu triển khai các biện pháp khẩn cấp khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Công Thương yêu cầu Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia đảm bảo duy trì liên lạc thông suốt với các đơn vị phát điện và truyền tải điện, trực 24/24 để đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định, chuẩn bị sẵn sàng các phương án dự phòng kỹ thuật cho trường hợp có sự cố xảy ra...

Ngành Nông nghiệp sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu hơn 50 tỷ USD?

Nhiều cơ hội gia tăng giá trị xuất khẩu dừa tươi sang thị trường Trung Quốc.
(PLVN) -  Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho hay, trong 8 tháng đầu năm 2024 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực đều cao hơn cùng kỳ năm trước, ước tính đạt mục tiêu xuất khẩu đạt 55 tỷ USD vào cuối năm 2024.

10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp: Xử lý hàng chục nghìn vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Thái Bình)
(PLVN) - Ngày 10/9, đúng ngày kỷ niệm 79 năm thành lập Hải quan Việt Nam (10/9/1945 - 10/9/2024), Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ đã dự và có bài phát biểu đầy ý nghĩa tại Diễn đàn Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 với chủ đề: “10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp” do Tạp chí Hải quan và Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan tổ chức.

Cán cân thương mại hàng hóa tháng 8/2024 thặng dư 4,53 tỷ USD

Xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng biển. (Ảnh minh họa: haiquanonline.com.vn)
(PLVN) - Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 8/2024 đạt 70,65 tỷ USD, trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 37,59 tỷ USD và trị giá nhập khẩu đạt 33,06 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 8/2024 thặng dư 4,53 tỷ USD.