Hiệp định CPTPP: Đừng để cơ hội chỉ là... cơ hội

Ngành dệt may là một ngành được đánh giá là chưa tận dụng cơ hội từ các FTA
Ngành dệt may là một ngành được đánh giá là chưa tận dụng cơ hội từ các FTA
(PLVN) - Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cơ hội mà Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mang lại rất lớn, nhưng nếu không có hành động quyết liệt thì cơ hội vẫn chỉ là... cơ hội...

Cơ hội đong, đếm được...

Tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 vừa qua, Chủ tịch VCCI, TS Vũ Tiến Lộc đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của CPTPP, đó là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới lớn nhất, tiêu chuẩn cao nhất và có mức độ tự do hóa sâu rộng nhất từ trước đến nay của Việt Nam. 

Ở tầm vĩ mô, CPTPP là cơ hội đặc biệt để cải cách và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường từ CPTPP, để cải thiện một bước môi trường kinh doanh. Nhìn gần hơn, CPTPP mang tới những cơ hội lợi nhuận có thể đong đếm được về thương mại, đầu tư với các thị trường mới đầy tiềm năng ở châu Mỹ như Canada, Mexico; hay cơ hội làm sâu sắc thêm mối liên hệ có tính cộng hưởng của nền kinh tế chúng ta với các thị trường mà chúng ta đã có FTA trước đây như Nhật Bản, Úc, New Zealand... DN sản xuất và dịch vụ, không chỉ ở các lĩnh vực kinh tế thế mạnh truyền thống mà còn ở cả những khu vực mới, trở nên hấp dẫn nhờ các lời hứa từ CPTPP, đều đang đứng trước những cơ hội tăng doanh thu và lợi nhuận. 

“Trong bối cảnh căng thẳng thương mại thế giới diễn biến phức tạp, dòng chảy thương mại đầu tư bị tác động tới biến dạng ở nhiều nơi, nhiều chỗ, những cơ hội này càng có ý nghĩa hơn nữa với các doanh nghiệp (DN) Việt Nam...”- Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Bài học từ các FTA

Năm 2018, tận dụng được ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), 39% kim ngạch xuất khẩu (XK) của Việt Nam có được từ các thị trường đã có FTA. “Chúng ta vui mừng vì đây đã là một bước tiến đáng kể so với những năm trước. Nhưng chúng ta càng xót ruột hơn khi qua nhiều năm thực thi, phân nửa lợi ích thuế quan kỳ vọng từ các FTA vẫn đang vuột khỏi tay các DN và người dân Việt Nam. Đó là còn chưa kể đến những “kỳ vọng thất thoát” khác mà chúng ta chưa đong đếm được bằng những con số cụ thể...!” - Chủ tịch VCCI cảnh báo và tỏ ra băn khoăn: “Với CPTPP, liệu các ngành sản xuất XK của chúng ta có thể vượt qua được những trở ngại trong quá khứ, để bứt phá mạnh mẽ và để hiện thực hóa ngoạn mục các cơ hội từ CPTPP?”.

Hai câu chuyện được người đứng đầu cộng đồng DN Việt Nam nêu ra. Thứ nhất là khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan bởi thực tế là không ít ngành XK mũi nhọn của Việt Nam hiện đang lệ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ các khu vực lãnh thổ không thuộc CPTPP. “Đây là điểm yếu cốt tử ngăn cản họ hiện thực hóa cơ hội thuế quan. Chúng ta thậm chí cũng đã nhận diện khá nhiều giải pháp, ví dụ đối với dệt may, da giày là phát triển ngành dệt nhuộm, thuộc da; phát triển vùng nguyên liệu; tăng giá trị các khâu trên đáy như thiết kế, phân phối trong “đường cong nụ cười” lợi nhuận... Nhưng những hành động quyết liệt để triển khai các giải pháp này trên thực tế lại vắng bóng. Hoặc có hành động thật, nhưng thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ, “ràng chân buộc tay” DN. Ví dụ một bên là khuyến khích đầu tư công nghiệp dệt nhuộm vào địa phương, nhưng một bên lại áp dụng các yêu cầu ngặt nghèo quá mức cần thiết về tiêu chuẩn nước thải, về các thủ tục liên quan tới cơ sở hạ tầng rườm rà và tốn kém…” - Chủ tịch VCCI phân ích

Câu chuyện thứ hai, đó là khả năng vượt qua các hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (TBT-SPS) để thực sự bước chân vào các thị trường XK hấp dẫn nhưng rất kỹ tính. Theo TS Lộc, ứng phó với những hàng rào như vậy tất nhiên trước hết vẫn là chuyện của DN. Nhưng có những việc từng DN khó làm, thậm chí không làm được, như đàm phán và hợp tác kỹ thuật để có được visa nhập khẩu đối với từng loại trái cây Việt Nam vào một thị trường nhập khẩu; thực hiện các quy trình tiền kiểm đối với nông thủy sản trước khi XK; tập hợp, cập nhật và phổ biến thông tin về các loại TBT-SPS đối với từng loại hàng hóa, ở từng thị trường, theo từng thời điểm để DN có nguồn tra cứu tin cậy và đầy đủ… là những việc như vậy. 

“Các cơ quan nhà nước đã có những nỗ lực nhất định, nhưng chừng đó đã đủ chưa và liệu có thể làm tốt hơn nữa, tích cực hơn nữa và hiệu quả hơn nữa hay không? Đâu đó vẫn có tình trạng chúng ta “tự mình làm khó mình” bằng các yêu cầu TBT-SPS đối với hàng XK vượt quá mức yêu cầu của thị trường XK. Vẫn tồn tại những hiện tượng bất hợp lý, độc quyền hay tiêu cực trong quá trình tiền kiểm hàng XK. Và các DN vẫn đang tự mình loay hoay góp nhặt thông tin về các biện pháp TBT-SPS ở các thị trường mà ít khi nào nhận được thông tin từ các cơ quan nhà nước liên quan...” - Chủ tịch VCCI dẫn chứng.

Điều đáng nói là tất cả những hiện trạng này đều đã được ghi nhận, những tác nhân gây ra cũng đã được gọi tên, thậm chí các giải pháp đã được tính tới. Mặc dù vậy, dường như chuyển biến còn quá mờ nhạt. “Liệu có phải bởi chúng ta chưa bắt đúng bệnh, bởi bài thuốc chưa trúng hay bởi nguyên nhân nào khác?” - Chủ tịch VCCI băn khoăn kêu gọi hành động với niềm tin “Chúng ta có thể biến các cơ hội tiềm năng của CPTPP thành lợi nhuận có thực cho các DN, thành thu nhập tốt hơn cho người lao động và thành những chỉ số thịnh vượng cho cả nền kinh tế…”. 

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.