Hiếp dâm bé gái 13 tuổi, tại sao đạo diễn lừng danh vẫn “nhởn nhơ”?

Chân dung đạo diễn Roman Polanski.
Chân dung đạo diễn Roman Polanski.
(PLO) - Tờ People ngày 3/5/2018 đưa tin, Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ (AMPAS) đã bỏ phiếu trục xuất đạo diễn Roman Polanski vì vi phạm tiêu chuẩn ứng xử của tổ chức, khi bị nhiều phụ nữ tố cáo có hành vi quấy rối tình dục.

Việc đạo diễn Roman Polanski cuối cùng cũng bị trừng phạt khi bị đuổi khỏi AMPAS là một diễn biến đúng đắn nhưng muộn màng. Đã 41 năm trôi qua kể từ khi vụ việc Polanski chuốc rượu và cưỡng dâm người mẫu 13 tuổi Samantha Geimer tại nhà riêng của tài tử Jack Nicholson ở Hollywood Hills (vào năm 1977).

Sự nghiệp lừng lẫy 

Được biết, Roman Polanski sinh ra ở Paris (Pháp) vào ngày 18/8/1933, trong một gia đình người Ba Lan gốc Do Thái. Năm 8 tuổi, cha mẹ ông bị phát xít Đức bắt tại Krakow, khiến ông phải sống cuộc đời lang thang. 

Trải nghiệm này đó sau  đã được ông đưa vào bộ phim mang tính tự truyện, vô cùng hấp dẫn, “Nghệ sĩ dương cầm” (The Pianist – 2002). Phim kể về một chàng trai Do Thái cố gắng lẩn tránh phát xít Đức khi Warsaw bị chiếm đóng. Tác phẩm này đã đoạt 3 Giải Oscar, trong đó có giải Đạo diễn xuất sắc nhất.

Được biết, “Knife In The Water” là bộ phim đầu tay của ông ra mắt ở Ba Lan hồi năm 1962. Bộ phim rất gay cấn đa dâm, kể về một cặp đôi mời một người xin đi quá giang lên du thuyền của mình. Tác phẩm điện ảnh này đã bị giới phê bình Ba Lan “đập” tơi bời, song nó lại được ca ngợi ở phương Tây và được đề cử giải Oscar Phim tiếng nước ngoài hay nhất.

Cách nhìn nhận của người phương Tây về khả năng làm phim của Polanski đã tạo cú hích cho ông chuyển tới Anh, nơi ông cho ra đời các tác phẩm điện ảnh Repulsion (1965), Cul-de-Sac (1966) và The Fearless Vampire Killers (1967).

Tuy nhiên chưa kịp thỏa sức vui hưởng thành công của bộ phim này, thì bi kịch lại ập đến cuộc đời Polanski. Năm 1969, vợ ông là Sharon Tate cùng 4 người bạn đã bị sát hại bởi một nhóm người được gọi là “gia đình Manson”. Ở thời điểm đó, Sharon Tate thậm chí đang mang thai, chỉ còn 2 tuần nữa là hạ sinh.

Chính vì vậy, trong những tác phẩm lừng danh của Roman Polanski, cái ác luôn hiện hữu một cách trần trụi và đầy thống khổ. Bộ phim “Rosemary’s Baby” có nhịp phim chậm rãi, không lạm dụng những cảnh máu me, mà vẫn khiến người xem lạnh sống lưng khi khai phá đến tận cùng ác tâm của con người, của quỷ Satan. 

Sau sự kiện đau khổ này, Polanski rời khỏi châu Âu, song năm 1974 ông trở lại với bộ phim được đánh giá là tác phẩm xuất sắc nhất của mình, “Chinatown”. Do tài tử Hollywood Jack Nicholson thủ diễn chính, phim đã được 11 đề cử Oscar và hiện vẫn được coi là một tác phẩm điện ảnh kinh điển của Hollywood.

Hiếp dâm bé gái, bỏ trốn khỏi Mỹ

Năm 1977, Roman Polanski bị tố cáo xâm hại tình dục bé gái Samantha Geimer, khi đó mới 13 tuổi. Trong buổi tiệc tại nhà Jack Nicholson (nam diễn viên chính trong Chinatown), sau khi chụp ảnh cho cô bé, Polanski đã chuốc rượu và cưỡng bức nạn nhân.

Nam đạo diễn cũng đã nhận tội và được nhà chức trách cho đến châu Âu để hoàn tất quá trình quay phim, sau khi trở về Mỹ, ông đã bị giam 42 ngày để giám định tâm thần. Các luật sư của Polanski hy vọng ông chỉ bị án treo, nhưng rồi lại có thông tin về một bản án mới với nhiều năm tù giam. Ngay lập tức, Polanski đã trốn sang châu Âu.

Kể từ đó, Roman Polanski không bao giờ trở về Mỹ và sống như một kẻ lưu vong ở Pháp, nơi không bị dẫn độ về Mỹ. Ông chủ yếu làm việc ở Pháp, Đức, Cộng hòa Séc và Ba Lan.

Vào năm 1979, trong cuộc phỏng vấn với tiểu thuyết gia Martin Amis, Polanski còn châm dầu vào lửa khi có phát ngôn đầy tranh cãi: “Nếu tôi giết người, báo chí sẽ chẳng quan tâm như vậy. Nhưng tôi quan hệ với các bé gái. Quan tòa muốn quan hệ với các bé gái. Bồi thẩm đoàn muốn quan hệ với các bé gái. Ai cũng muốn quan hệ với các bé gái cả!”. 

Câu chuyện của Polanski gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận, khi mà lệnh bắt ông vẫn còn giá trị suốt hàng chục năm qua. Năm 2009, 32 năm sau khi phạm tội và lẩn trốn ở Pháp, Roman Polanski bị bắt khi tham gia Liên hoan phim Zurich, Thụy Sĩ để nhận giải Thành tựu trọn đời. Sau 10 tháng quản chế ông, Thụy Sĩ lại quyết định thả ông mà không theo lệnh của giới chức Mỹ. 

Hollywood “bao dung” kẻ tội đồ 

Mãi cho đến 3/5/2018, AMPAS mới có động thái trục xuất ông vì những hành vi cưỡng hiếp của mình. 

Theo AP, việc đạo diễn Roman Polanski cuối cùng cũng bị trừng phạt khi bị đuổi khỏi AMPAS hôm 3/5 là một diễn biến đúng đắn nhưng muộn màng. Đã 41 năm trôi qua kể từ khi vụ việc Polanski chuốc rượu và cưỡng dâm người mẫu 13 tuổi Samantha Geimer tại nhà riêng của tài tử Jack Nicholson ở Hollywood Hills (vào năm 1977).

Điều này thể hiện rằng, suốt hơn 40 năm hành động hiếp dâm của Polanski đi ngược lại mọi giá trị nhân văn mà Hollywood luôn kêu gọi: quyền phụ nữ, quyền trẻ em, chống lại sự áp chế của đàn ông, chống lại tội ấu dâm... Chính điều này đã khiến Hollywood bị lên án là đạo đức giả: các sao hạng A luôn phẫn nộ một cách có lựa chọn, toan tính.

Trục xuất Polanski khỏi hàng ngũ, Viện Hàn lâm dường thể hiện quyết tâm thiết lập lại giá trị, ngầm tuyên bố không thỏa hiệp với các thành viên “tai to mặt lớn” (Polanski có thâm niên 50 năm trong Viện) nhưng đe dọa những giá trị chung của Viện. Quyết định này là một đòn nặng giáng xuống vị đạo diễn 84 tuổi. Harlan Braun, luật sư của Polanski, cho biết ông đang “bàng hoàng” bởi quyết định của Viện.

3 phụ nữ khác tố cáo

Dù hơn 40 năm trôi qua, nhưng dường như kẻ mang danh đạo diễn nhưng có hành vi đồi bại không hề phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Polanski đồng ý bồi thường cho người mẫu Geimer số tiền 500 ngàn đôla. 

Thậm chí, đầu năm 2009, Samantha Geimer còn  đệ đơn đề nghị tòa án Mỹ bãi bỏ cáo buộc đối với Polanski. Bản thân nạn nhân cho rằng vụ việc đã kéo dài quá lâu và cô không muốn khơi lại quá khứ đau buồn, mà chỉ muốn có một cuộc sống yên bình. 

Tuy nhiên, không chỉ vụ bê bối với Samantha Geimer, còn có 3 người phụ nữ khác cũng lên tiếng tố cáo hành vi quấy rối tình dục của ông. Cụ thể, năm 2010 nữ diễn viên Charlotte Lewis tuyên bố “từng bị Polanski quấy rối một cách tồi tệ nhất có thể”. 

“Ông Polanski biết rằng khi ấy tôi mới 16 tuổi khi chúng tôi gặp gỡ, ông dùng vũ lực ép tôi ngay trong căn hộ của ông ở Paris. Tất cả những gì tôi muốn là công lý được thực thi”, Charlotte phẫn nộ. Cô còn nói thêm sự việc đó đã khiến cô hoảng loạn thật sự trong một thời gian dài và nay đã đến lúc cô cần tìm lại sự công bằng cho bản thân.

Năm 2016, một phụ nữ nữa xuất hiện tố cáo đạo diễn đã sờ soạng cô vào thập niên 1970. Nguyên đơn tên gọi “Robin” đã tổ chức họp báo để công bố về vụ việc và khẳng định Polanski đã làm chuyện đồi bại năm bà mới 16 tuổi (1973).

Tháng 10/2017, nữ diễn viên người Đức Renate Langer đã lên tiếng tố cáo Roman Polanski về hành vi hiếp dâm bà tại nhà riêng của ông ở Gstaad (Thụy Sĩ) vào năm 1972. Khi đó, nữ diễn viên mới 15 tuổi. Theo lời kể của Renate Langer, bà gặp gỡ Roman Polanski khi đang làm người mẫu cho một công ty tại Munich.

Sau đó, đạo diễn 84 tuổi này đã ngỏ lời mời Renate tới nhà của ông tại Gstaad để trao đổi về việc casting vai diễn trong một bộ phim mới của ông. Tại đây bà đã bị Roman cưỡng hiếp dù chống cự quyết liệt.

Sau sự việc, vị đạo diễn này quyết định “bù đắp” cho cô gái trẻ bằng một vai diễn trong tác phẩm của ông mang tên Che?. Và trong quá trình ghi hình tại Rome, Ý, bà bị Roman cưỡng hiếp lần hai.

Dọa kiện tổ chức Oscar, bài xích #Metoo

Ngay sau khi bị AMPAS trục xuất, đạo diễn gốc Ba Lan Roman Polanski đe dọa kiện tổ chức này. Thậm chí còn bài xích #MeToo, phong trào khuyến khích nạn nhân bị quấy rối tình dục đứng lên tố cáo kẻ lạm dụng mình, là “mớ cuồng loạn” và “đạo đức giả”. 

Thông qua tờ Los Angeles Times, luật sư của Roman Polanski đã đề nghị AMPAS hãy để thân chủ ông giải trình một cách công bằng nếu muốn tránh một vụ kiện tốn kém. Theo Harland Braun, quyết định trục xuất trái với các quy chuẩn đạo đức của chính AMPAS và luật California.

Trong một cuộc phỏng vấn ở Ba Lan trước khi bị trục xuất, Polanski mỉa mai phong trào #MeToo là “mớ cuồng loạn” và “đạo đức giả”. Cụ thể, khi được hỏi ông nghĩ gì về động thái của ngành công nghiệp điện ảnh trước vấn đề quấy rối tình dục, Polanski nói với tờ Newsweek Polska tuần này:

“Tôi nghĩ đây là mớ cuồng loạn thỉnh thoảng lại xuất hiện trong xã hội. Đôi khi nó rất kịch tính, như Cuộc Cách mạng Pháp hay cuộc Thảm sát Ngày lễ Thánh Bartholomew ở Pháp. Tất cả mọi người đều cố gắng ủng hộ phong trào này, chủ yếu vì sợ hãi… Tôi nghĩ nó hoàn toàn đạo đức giả” – ông nói./.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.