Hiến pháp tác động tích cực tới mọi mặt của đời sống

(PLVN) - Chính phủ đánh giá, những kết quả đạt được trong thời gian qua đã từng bước đưa các quy định của Hiến pháp dần đi vào cuộc sống, tác động tích cực tới mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; tăng cường quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế của đất nước; góp phần bảo vệ, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. 

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 37, sáng nay (11/9), Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về báo cáo sơ kết 5 năm triển khai thi hành Hiến pháp.

Công tác triển khai thi hành nghiêm túc, bài bản, toàn diện

Trình bày báo cáo Sơ kết 5 năm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 (2014-2019) của Chính phủ tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng như các bộ, ngành, địa phương, công tác triển khai thi hành Hiến pháp đã được tiến hành nghiêm túc, bài bản, toàn diện bám sát yêu cầu, mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 64/2013/QH13, Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 và thu được những kết quả tích cực.

Trong đó, công tác phổ biến, tuyên truyền về nội dung và ý nghĩa của Hiến pháp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân được chú trọng thực hiện toàn diện, đồng bộ trong phạm vi cả nước, từ trung ương đến cơ sở, với nhiều hình thức phong phú, dễ hiểu, gần gũi với người dân, thu được nhiều kết quả thiết thực. 

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày báo cáo tại phiên họp. Ảnh: TTX
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày báo cáo tại phiên họp. Ảnh: TTX

Công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo nội dung và tinh thần Hiến pháp được tiến hành khẩn trương, cơ bản bảo đảm chất lượng; các luật, pháp lệnh hầu hết đã được đề xuất sửa đổi, bổ sung và đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH hàng năm.

Một số văn bản quy định chi tiết thi hành luật có dấu hiệu chưa thực sự phù hợp với Hiến pháp cũng được các cơ quan có thẩm quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, bãi bỏ.

Công tác xây dựng luật, pháp lệnh triển khai thi hành Hiến pháp được các cơ quan quan tâm và chỉ đạo sát sao, có những giải pháp để bảo đảm tiến độ và chất lượng của các dự án luật, pháp lệnh trình QH, UBTVQH, bảo đảm phù hợp với tinh thần của Hiến pháp, gắn kết với việc thực hiện chủ trương hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp được xác định tại Nghị quyết số 48-NQ/TW và Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Báo cáo của Chính phủ cho hay, sau 5 năm triển khai thi hành Hiến pháp, trong số 90 luật, pháp lệnh được liệt kê tại Danh mục, QH, UBTVQH đã ban hành 69 luật, pháp lệnh, trong đó có các đạo luật mang tính nền tảng, rường cột của hệ thống pháp luật; còn 21 dự án luật, pháp lệnh nằm trong Danh mục nhưng chưa được ban hành. 

Ngoài ra, QH, UBTVQH còn ban hành 34 luật, pháp lệnh không nằm trong Danh mục. Đây là những luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền dân sự - chính trị, quyền kinh tế - xã hội của con người và thể chế quản lý kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước nên được các cơ quan quan tâm và sớm trình Quốc hội ban hành. 

“Về cơ bản, nội dung của các luật, pháp lệnh được ban hành đã cụ thể hóa và bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013; bám sát và thể chế hóa các chủ trương, định hướng của Đảng về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập quốc tế”, Bộ trưởng Bộ tư pháp Lê Thành Long khẳng định.

Nhiều tư duy mới của Hiến pháp năm 2013 đã được thể chế hóa trong các dự án luật, pháp lệnh để tạo sự thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật. Kỹ thuật lập pháp cũng đã có những bước tiến đáng kể. 

Việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định mới của Hiến pháp cũng đã được các cơ quan, tổ chức thực hiện nghiêm túc, kịp thời, chú trọng việc bảo đảm cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trên cơ sở quy định chặt chẽ, rành mạch nhiệm vụ, quyền hạn và quy trình, thủ tục thực hiện nhiệm vụ của mỗi cơ quan, gắn với việc sắp xếp lại các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Các quy định của Hiến pháp dần đi vào cuộc sống 

Chính phủ đánh giá, những kết quả đạt được trong thời gian qua đã từng bước đưa các quy định của Hiến pháp dần đi vào cuộc sống, tác động tích cực tới mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; tăng cường quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế của đất nước; góp phần bảo vệ, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. 

Thông qua triển khai thi hành Hiến pháp cũng góp phần nâng cao ý thức thượng tôn Hiến pháp, pháp luật trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan, tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người dân; tạo cơ sở quan trọng cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân trong giai đoạn phát triển mới. 

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra một số tồn tại và hạn chế trong quá trình triển khai thi hành Hiến pháp.

Điển hình là hoạt động xử lý sau rà soát văn bản quy phạm pháp luật còn chậm; kết quả rà soát văn bản chưa được kết nối, sử dụng hiệu quả trong quá trình xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. 

Công tác xây dựng pháp luật ở các cơ quan trung ương mặc dù đã được quan tâm nhưng một số đạo luật đến nay vẫn chưa được ban hành theo kế hoạch dự kiến.

Một số nội dung của Hiến pháp đến nay vẫn chưa được cụ thể hóa hoặc cụ thể hóa chưa đầy đủ như vấn đề phân công, kiểm soát quyền lực; phân cấp, phân quyền...; chất lượng xây dựng luật, pháp lệnh còn chưa đồng đều; tiến độ xây dựng một số dự án luật, pháp lệnh còn chậm. 

Việc các cơ quan thực hiện điều chỉnh cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo Hiến pháp, pháp luật và thực hiện tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế theo các Nghị quyết của Đảng còn chậm hoặc còn sắp xếp cơ học ở một số nơi.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Pháp luật tán thành với đánh giá chung trong Báo cáo và nhận thấy, sau 5 năm triển khai thi hành Hiến pháp, về cơ bản, việc triển khai thi hành Hiến pháp của các cơ quan, tổ chức đã bám sát yêu cầu, mục tiêu theo Nghị quyết số 64 và Nghị quyết số 718. 

Các cơ quan, tổ chức đã chủ động thực hiện trách nhiệm của mình trong việc tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp; xác định việc triển khai thi hành Hiến pháp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động ngay từ năm 2014 và các năm tiếp theo, vì vậy đã đạt được những kết quả tích cực trên nhiều mặt như nêu trong Báo cáo của Chính phủ. 

Tuy nhiên, Ủy ban này đề nghị đánh giá bổ sung bối cảnh, những thuận lợi, khó khăn của việc triển khai thi hành Hiến pháp trong 5 năm vừa qua, làm rõ những quy định của Hiến pháp chưa đi vào cuộc sống cũng như nguyên nhân, tác động của việc này đến mọi mặt của đời sống xã hội và giải pháp khắc phục.

Làm rõ lý do còn 21 luật chưa triển khai được

Cho ý kiến tại phiên họp, Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển khẳng định, từ khi có Hiến pháp 2013, công tác triển khai thi hành Hiến pháp đã được triển khai rất tích cực, từ tuyên truyền, triển khai, rà soát... 

Khối lượng công việc rất lớn nên QH khóa XIII, XIV đã tập trung; Chính phủ, bộ ngành, hệ thống chính quyền các cấp cũng đã vào cuộc rất tích cực.

Tuy nhiên, ông Hiển đề nghị hoàn chỉnh thêm, làm sâu sắc thêm báo cáo; thẳng thắn chỉ rõ hơn một số vấn đề.

Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển cho ý kiến tại phiên họp.
 Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển cho ý kiến tại phiên họp.

“Ví dụ, vì sao trong chương trình xây dựng luật, pháp lênh đã đặt ra hơn 90 luật, pháp lệnh phải sửa đổi nhưng vẫn còn 21 luật chưa triển khai được để cụ thể hóa Hiến pháp 2013. Liệu 21 luật này hết năm 2020 chúng ta có cụ thể hóa được không, nếu không thì tác động của nó ra sao đến kinh tế- chính trị, xã hội, văn hóa, quyền con người, quyền công dân?”, Phó Chủ tịch QH đặt câu hỏi.

Phó Chủ tịch QH cũng chỉ ra rằng từ nay đến hết khóa XIV của Quốc hội, quỹ thời gian không còn nhiều có đảm bảo triển khai hết các luật hay không.

“7 năm mà vẫn chưa cụ thể hóa được tất cả các vấn đề của Hiến pháp 2013 cũng là vấn đề”, ông Hiển nhận định.

Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển cũng đề nghị Chính phủ làm rõ qua giám sát của Chính phủ, Bộ Tư pháp và các ủy ban của QH đánh giá xem có xung đột gì trong hệ thống pháp luật hay không, việc ban hành các luật các nghị định, quy định để cụ thể hóa Hiến pháp đã bám sát tinh thần của Hiến pháp chưa.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Lê Thị Nga cho rằng đây là báo cáo rất quan trọng bởi Hiến pháp là đạo luật gốc, “luật mẹ” nên việc tổng kết quá trình triển khai thi hành 5 năm được kỹ thì thời gian tới việc điều chỉnh để khắc phục những điểm hạn chế sẽ tốt hơn.

Đánh giá báo cáo đã được chuẩn bị tương đối kỹ, cơ bản đảm bảo về chất lượng, bà Nga đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Pháp luật để điều chỉnh trước khi trình QH.

Cơ bản nhất trí với báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban pháp luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH Phan Xuân Dũng đề nghị báo cáo làm rõ hơn các mặt được trong các nội dung thi hành Hiến pháp.

Ví dụ, ông Dũng cho biết, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, từ khi có Hiến pháp, tất cả các văn bản liên quan đến khoa học công nghệ có chuyển biến rất tích cực, trên cơ sở đó, thành quả của khoa học công nghệ đưa lại trong giai đoạn vừa qua rất rõ nét.

Đọc thêm

Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ trao giải.
(PLVN) -  Tối 21/6, tại Cung Điền kinh trong nhà, khu vực Mỹ Đình, Hà Nội đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX năm 2024, với chủ đề: “Thép trong Bút, Lửa trong tim”.Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại buổi lễ.

Kết luận số 169-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Người dân phường Tam Kỳ, thành phố Đà Nẵng mới đến Trung tâm hành chính công làm thủ tục hành chính. Ảnh: Trần Tĩnh/TTXVN
(PLVN) - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Kết luận số 169-KL/TW (ngày 20/6/2025) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tập trung hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính (gọi tắt là Kết luận số 169).

Diễn văn của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đọc diễn văn Lễ kỷ niệm. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
(PLVN) - Sáng 21/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Báo Tin tức và Dân tộc xin giới thiệu diễn văn của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tại Lễ Kỷ niệm đặc biệt này.

Báo chí Việt Nam trong kỷ nguyên mới: Để không bị tụt lại giữa dòng thông tin số

PGS.TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
(PLVN) - Trong bối cảnh báo chí toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ dưới tác động của công nghệ, mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo, báo chí Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Để phát triển bền vững và giữ vai trò định hướng, dẫn dắt dư luận, các cơ quan báo chí cần chủ động kiến tạo một mô hình mới với nội dung chất lượng, công nghệ hiện đại, đội ngũ làm báo chuyên nghiệp và nguồn tài chính ổn định. Một nền báo chí mới, hiện đại, bản lĩnh và đủ sức cạnh tranh trong môi trường truyền thông ngày càng khốc liệt.

Báo Quân giải phóng - Câu chuyện của những người làm báo thời chiến

Đại tá PGS-TS Hồ Sơn Đài khi ra mắt cuốn sách “Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1963-1975)” và diện mạo tờ báo Quân giải phóng (chụp lại từ sách). (Ảnh: PV)
(PLVN) - Đại tá, PGS.TS Hồ Sơn Đài đã dành hai năm sưu tầm tư liệu, gặp gỡ nhân chứng qua các giai đoạn của Báo Quân giải phóng, cung cấp dữ liệu cho bạn đọc những tư liệu quý về lịch sử tờ báo này trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam. Cuốn sách Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1963 - 1975) đã mở ra cho tôi nhiều điều lý thú về những nhà báo quả cảm của thời chiến, mang thông tin từ “chiến trường đỏ lửa” đến bạn đọc.

'Bộ tứ trụ cột' đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới và trách nhiệm của nhà báo

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với lãnh đạo các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - “Bộ tứ trụ cột” đặt ra những định hướng và nhiệm vụ cấp thiết để đưa đất nước tiến bước vững vàng trong kỷ nguyên hội nhập sâu rộng và chuyển đổi toàn diện. Trong tiến trình thực hiện các nghị quyết ấy, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng - không chỉ là người truyền thông chính sách, mà còn là chủ thể kiến tạo đồng thuận xã hội, thúc đẩy sáng tạo, cổ vũ đổi mới và giám sát thực thi. Trách nhiệm xã hội của nhà báo, vì thế, không còn giới hạn trong khuôn khổ phản ánh - mà đã trở thành một phần cấu trúc của sự phát triển quốc gia.

Kiên định cốt cách người làm báo trong kỷ nguyên số

Trong kỷ nguyên số, hơn lúc nào hết, những người làm báo Việt Nam vẫn phải luôn giữ vững bản lĩnh cách mạng, lập trường, tư tưởng của mình. (Ảnh minh họa: shutterstock)
(PLVN) -  Trong dòng chảy và biến động mạnh mẽ của thời đại, nghề báo đang ở giữa một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, toàn cầu hóa thông tin. Những chuyển động ấy không chỉ làm thay đổi hình thức tác nghiệp, phương thức truyền tải mà còn thách thức bản chất cốt lõi của nghề báo: sự trung thực, bản lĩnh và vai trò định hướng của người làm báo ở đâu? Làm sao để giữ vững giá trị của người làm báo cách mạng?

Báo Pháp luật Việt Nam nhận Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Đồng chí Lê Minh Trí - Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chánh án TANDTC phát biểu tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
(PLVN) - Sáng 20/6, tại Hà Nội, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) tổ chức buổi gặp mặt một số cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) và trao tặng Bằng khen của Chánh án TANDTC cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thông tin, tuyên truyền về TAND.

Báo chí cách mạng Việt Nam: NGỌN CỜ TƯ TƯỞNG, ĐỘNG LỰC TO LỚN GÓP PHẦN ĐƯA ĐẤT NƯỚC VỮNG BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu nội dung bài viết: "Báo chí cách mạng Việt Nam: NGỌN CỜ TƯ TƯỞNG, ĐỘNG LỰC TO LỚN GÓP PHẦN ĐƯA ĐẤT NƯỚC VỮNG BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI" của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhân dịp 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

70% học sinh có hành vi bạo lực là có hoàn cảnh gia đình đặc biệt

Quang cảnh phiên chất vấn sáng 20/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Dẫn thống kê điều tra của ngành Giáo dục cho thấy có đến 70% các học sinh có hành vi bạo lực với người khác đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt (hoặc bố mẹ ly hôn, hoặc chứng kiến bạo lực gia đình, hoặc bản thân bị bạo lực gia đình) nên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh phải bằng mọi cách, mọi biện pháp giảm thiểu, hỗ trợ, kiểm soát càng nhiều càng tốt để không ảnh hưởng đến đời sống tâm lý, thái độ ứng xử, quan điểm của các em.

Bài 3: Tiên phong, 'mở đường' trong đổi mới, phát triển

Tại Lễ trao Giải Búa liềm vàng năm 2024, ngày 20/1/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm và Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú trao giải A cho các tác giả, đại diện nhóm tác giả. Trong đó có tác giả Vân Anh của Báo Pháp luật Việt Nam. (Ảnh: Thành Đạt)
(PLVN) - Đất nước thống nhất, báo chí bước vào giai đoạn phát triển mới. Đặc biệt, những tồn tại, những vấn đề đặt ra từ thực tiễn của thời kỳ bao cấp đòi hỏi phải có lời giải để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế. Và báo chí - một lần nữa lại lĩnh sứ mệnh “tiên phong”, “đi trước mở đường” trong quá trình đổi mới, phát triển.

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025: Cần phối hợp ngăn chặn gian lận công nghệ cao

Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) - Các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở, cấp xã phải đặc biệt quan tâm đến kỳ thi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ trụ sở của Chính phủ tới 402 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với khoảng 7.000 đại biểu tham dự vừa diễn ra…