Hiện hữu nguy cơ thiếu điện

EVN đề nghị các địa phương tiết kiệm 50% sản lượng điện cho hệ thống chiếu sáng công cộng.
EVN đề nghị các địa phương tiết kiệm 50% sản lượng điện cho hệ thống chiếu sáng công cộng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Vừa vào mùa nắng nóng, hàng loạt thông tin về tình hình thiếu điện được đưa ra. Trong khi các hồ thủy điện đã về mực nước chết thì tại các thành phố lớn, tiêu thụ điện liên tục đạt đỉnh mới càng khiến cho nguy cơ thiếu điện mùa hè 2023 trở nên hiện hữu.

Liên tục thiết lập các kỷ lục tiêu thụ điện

Lần đầu tiên, ngành điện TP HCM đã thông tin về việc tiêu thụ điện liên tục đạt đỉnh mới trong khoảng 1 tháng trở lại đây. Cụ thể, ngày 21/4 sản lượng điện tiêu thụ đạt 93,53 triệu kWh/ngày; Ngày 25/4, sản lượng điện tiêu thụ đạt 93,566 triệu kWh/ngày; Ngày 5/5, sản lượng điện tiêu thụ đạt 94,434 triệu kWh/ngày và mới đây nhất, ngày 6/5 ghi nhận lượng điện tiêu thụ lên tới 94,802 triệu kWh. Trong khi 3 năm trở lại đây, vào khoảng thời gian này sản lượng đỉnh của TP HCM chỉ đạt dưới 80 triệu kWh/ngày; Kỷ lục tiêu thụ điện trong một ngày cũng phá xa so với đỉnh cũ, với mức chênh lệch lên tới 3 triệu kWh/ngày.

Thông tin về nắng nóng khiến sản lượng điện tiêu thụ trên địa bàn Thủ đô liên tục tăng cao cũng được Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đưa ra. Theo đó, sản lượng tiêu thụ ngày bình quân tháng 5 (tính đến 18/5) là 68.172 triệu kWh, tăng xấp xỉ 10,7% so với tháng 4 (58.336 triệu kWh). Dự báo, sản lượng này sẽ tiếp tục tăng lên khi thời tiết Hà Nội tiếp tục nắng nóng kéo dài. Đại diện EVNHANOI cho biết, sản lượng điện sinh hoạt chiếm tỷ trọng trên 53% sản lượng điện của EVNHANOI, chính vì vậy lưới điện phân phối có thể xảy ra tình trạng quá tải trong cao điểm mùa nắng nóng do nhu cầu phụ tải tăng đột biến.

Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia cũng cho biết, nhu cầu sử dụng điện đang có xu hướng tăng cao, đặc biệt vào các tháng 5, 6, 7. Cụ thể, mặc dù là ngày nghỉ cuối tuần (ngày 6/5/2023) và ngay sau dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 nhưng tiêu thụ điện trên toàn hệ thống điện quốc gia đã tăng lên mức kỷ lục mới gần 895 triệu kWh. Đây là lượng tiêu thụ điện cao nhất từ đầu năm đến nay, tăng 12,34% so với cùng kỳ tháng 5/2022, công suất tiêu thụ cực đại đạt 43.300MW (cao nhất từ đầu năm đến nay và tăng 9,12% so với cùng kỳ tháng 5/2022).

Thực tế, tình hình tiêu thụ điện sẽ tăng cao trong mùa hè 2023 đã được Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự báo từ trước. Bộ Công Thương khẳng định, theo kế hoạch, sản lượng điện vẫn đủ để sử dụng trong năm 2023 nhưng “sẽ có những ngày cực đoan, hệ thống điện quá tải”. Cùng với đó, việc các hồ thủy điện về mực nước chết, tình hình cung cấp than - khí cho sản xuất điện chưa ổn định, thậm chí thấp hơn so với kế hoạch nên việc quá tải hệ thống điện hoàn toàn có thể xảy ra.

Đáng chú ý, mới đây nhất, EVN đã có văn bản gửi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) để đề xuất PVN xem xét cho ngừng toàn bộ Nhà máy đạm Cà Mau và đạm Phú Mỹ để nhường khí cho sản xuất điện từ nay đến hết tháng 5. Điều này cho thấy tình trạng căng thẳng trong cung ứng điện.

Đồng loạt triển khai các giải pháp tiết kiệm điện

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương ngày 18/5 vừa qua, ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết, câu chuyện thiếu điện vào mùa hè luôn xảy ra hàng năm nhưng năm nay, trước thông tin về các hiện tượng thời tiết cực đoan, dự báo hệ thống điện sẽ lại có một năm rất khó khăn, nhất là trong tình thế thủy điện thiếu nước, nguồn năng lượng tái tạo có sẵn nhưng chưa đủ điều kiện huy động.

Do đó, Bộ Công Thương đã có nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị trong vấn đề vận hành, cũng như cung ứng nhiên liệu về than, khí cho phát điện. Cập nhật mới nhất cũng cho thấy, đã có 8 nhà máy điện gió và điện mặt trời đã được EVN và chủ đầu tư trực tiếp đàm phán và đã có giá tạm thời; Các nhà máy trong danh sách nhà máy được chuyển tiếp đã có giá tạm thời, khi đáp ứng đầy đủ các quy định sẽ được huy động hòa lưới.

Trước đó, EVN cũng đã có văn bản kiến nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo công tác sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Theo đó, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị hành chính sự nghiệp tiết kiệm điện năng tiêu thụ hàng tháng 10%; các trường học, bệnh viện, bệnh xá, trạm xá, khu điều dưỡng tiết kiệm 5%; Các đơn vị chiếu sáng công cộng áp dụng các biện pháp để tiết kiệm điện năng tiêu thụ hàng tháng 50% so với cùng kỳ. Các nhà hàng, khách sạn, cơ sở dịch vụ thương mại, tổ hợp văn phòng và tòa nhà chung cư giảm 50% công suất chiếu sáng quảng cáo trang trí ngoài trời vào ban đêm.

Trong tình thế cung ứng điện khó khăn, đồng loạt UBND các tỉnh đã có các văn bản đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp, người dân thực hành tiết kiệm điện; Các tổng công ty điện lực miền và 2 TP HCM, Hà Nội cũng đã có các văn bản chỉ đạo các đơn vị thành viên tập trung mọi nguồn lực, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để bảo đảm cung cấp điện trong các tháng mùa hè và mùa khô năm 2023.

EVN thành lập Ban Chỉ đạo tiết kiệm điện

Mới đây, Hội đồng Thành viên EVN đã ban hành Quyết định 60/QĐ-HĐTV về việc thành lập Ban Chỉ đạo tiết kiệm điện và bảo đảm cung ứng điện năm 2023 của EVN. Theo quyết định, Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ quyết định giải pháp/chỉ tiêu, chỉ đạo toàn diện công tác sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, điều chỉnh phụ tải điện, điều hòa phụ tải điện.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Kỳ 2: Những 'điểm nghẽn' cần khai thông

Một địa điểm du lịch tại Mộc Châu (Sơn La). (Ảnh: Quốc Định)
(PLVN) - Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) là vùng được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế tư nhân (KTTN), nhất là về du lịch, dịch vụ, sản xuất nông - công nghiệp… Tuy nhiên, đang có những “điểm nghẽn” cần tháo gỡ để khu vực KTTN “cất cánh”, phát triển tương xứng với những lợi thế, tiềm năng vốn có.

Phát triển kinh tế tư nhân từ nâng cấp khu vực phi chính thức

Thúc đẩy được hộ kinh doanh cá thể thành DN sẽ phát huy được sức mạnh khu vực KTTN. (Ảnh minh họa: laodong.vn)
(PLVN) - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (hiện là Cục Thống kê thuộc Bộ Tài chính), khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) trong nước hiện đóng góp xấp xỉ 50% GDP. Trong đó, bộ phận doanh nghiệp đăng ký chính thức đóng góp hơn 10% GDP và khu vực hộ kinh doanh cá thể, hộ sản xuất nông nghiệp, trang trại và các cơ sở kinh tế, cá nhân kinh doanh khác chiếm khoảng 40% GDP. Do đó, để phát triển KTTN cần nâng cấp khu vực phi chính thức.

'Cộng đồng doanh nghiệp tư nhân được tiếp thêm sức bật để tiếp tục bứt phá'

Doanh nhân Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland.
(PLVN) - Tâm đắc với quan điểm “kinh tế tư nhân không chỉ là thành phần quan trọng, mà còn là động lực hàng đầu cho sự phát triển kinh tế đất nước” trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng, ông Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland đã chia sẻ những quan điểm sâu sắc về vai trò của kinh tế tư nhân trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ từ Chính phủ đối với các doanh nghiệp.

'Miếng bánh' hangar Long Thành được 'chia' thế nào?

Tàu bay bảo dưỡng tại 1 hangar của Vietnam Airlines.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đang triển khai 4 khu bào trì tàu bay (hangar). Vietnam Airlines từng có động thái muốn đầu tư hết những dự án này, khiến các hãng bay tư nhân lo lắng cho lộ trình phát triển của họ.

Để nền nông nghiệp phát triển bền vững

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã khẳng định vị thế trên thế giới và đang hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, hiện đại, thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025). Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Hội thảo quốc tế AEP 2025: GS Võ Xuân Vinh chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam

GS.TS Võ Xuân Vinh tại Hội thảo. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế AEP (Asian Economic Panel - Hiệp hội Kinh tế châu Á) vừa được tổ chức tại Đại học Hạ Môn, TP Hạ Môn, Trung Quốc từ 26 - 27/3, quy tụ nhiều nhà khoa học. GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh (UEH) đã tham dự và có những đóng góp quan trọng trong các phiên thảo luận, tọa đàm chuyên sâu.

Doanh nghiệp góp sức 'xanh hóa' nền kinh tế - Kỳ 3: Lên lộ trình chuyển đổi xanh để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc Sinh tại Lễ công bố nhận tài trợ phát triển bền vững. (Ảnh: Q.C)
(PLVN) -   Trong xu thế hiện nay, chuyển đổi xanh (CĐX) là con đường mà mọi doanh nghiệp cần phải đi qua. Và để đi trên con đường xanh một cách chủ động và đơn giản nhất, nên bắt đầu từ phương thức dễ dàng nhất: lên lộ trình CĐX rõ ràng, để có thể tiếp cận các nguồn vốn.

Đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu kết luận tại buổi làm việc với NHCSXH. (Ảnh: VGP/Trần Mạnh)
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đề nghị IAEA chia sẻ kinh nghiệm cùng Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương cùng Đoàn công tác thăm IAEA. (Ảnh: VH)
(PLVN) - Liên quan đến việc tái khởi động Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương đề nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong công tác quy hoạch tổng thể, xây dựng lộ trình triển khai, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lựa chọn đối tác công nghệ chiến lược.

Doanh nghiệp góp sức “xanh hóa” nền kinh tế: Kỳ 2 - Chuyển đổi xanh bắt đầu từ chuyển đổi năng lượng

Robot nâng hạ giúp Nutricare tiết kiệm sản lượng điện rất lớn hàng năm.
(PLVN) -  Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, chuyển đổi xanh (CĐX) sẽ bao gồm nhiều khâu, bắt đầu từ điều chỉnh về mặt công nghệ, nguyên liệu đầu vào, quá trình vận hành, quá trình thu mua, thu gom. Riêng vấn đề năng lượng được tách thành một bài toán riêng. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của việc sử dụng năng lượng trong quá trình CĐX.