Hiện đại hóa cảng container ở miền Trung: VIMC có đủ “lực” đầu tư Cảng Liên Chiểu?

Sau khi đầu tư giai đoạn khởi động, Cảng Liên Chiểu có thể tiếp nhận tàu container sức chở tới 8.000 TEUs
Sau khi đầu tư giai đoạn khởi động, Cảng Liên Chiểu có thể tiếp nhận tàu container sức chở tới 8.000 TEUs
(PLO) - Cảng Đà Nẵng đang sở hữu nhiều thiết bị để trở thành cảng biển container lớn nhất miền Trung. Nhưng TP Đà Nẵng đang chủ trương để Tiên Sa dần trở thành cảng tàu du lịch. Vì thế, việc đầu tư khu bến cảng tổng hợp ở Liên Chiểu đang trở nên cấp bách và cũng là ưu tiên chiến lược của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) trong tương lai.

Có thể đón tàu 100.000 tấn 

Cảng biển Đà Nẵng là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), có khả năng phát triển để đảm nhận vai trò cửa ngõ quốc tế ở khu vực miền Trung (loại IA). Đến nay, Công ty CP Cảng Đà Nẵng (thành viên VIMC) đang quản lý khai thác bến cảng Tiên Sa với hơn 1.500m cầu tàu.

Sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Tiên Sa - Đà Nẵng đã liên tục tăng trưởng. Từ chỗ chỉ tiếp nhận được khoảng 200.000 tấn hàng hóa, đến cuối năm 2018, Cảng này đã tiếp nhận khoảng 1.800 lượt tàu hàng với hơn 8,5 triệu tấn hàng hóa thông qua và khoảng 109 lượt tàu du lịch, với 200.000 lượt khách.

Cùng với sự tăng trưởng hàng hóa thông qua Cảng Tiên Sa và các cảng trong khu vực Thọ Quang là sự gia tăng phương tiện vận tải trên tuyến qua TP Đà Nẵng, tạo nên những áp lực không nhỏ về giao thông cho khu vực TP. Do đó, Đà Nẵng có chủ trương sớm triển khai đầu tư xây dựng Cảng Liên Chiểu để từng bước giảm lượng hàng hóa đi qua nội đô và chuyển dần công năng Cảng Tiên Sa thành cảng tàu du lịch. 

Trao đổi với PLVN, ông Trần Lê Tuấn - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cảng Đà Nẵng cho hay, liên quan đến việc đầu tư xây dựng cảng bến mới, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý để VIMC (thông qua Công ty CP Cảng Đà Nẵng) đề xuất với UBND TP Đà Nẵng trực tiếp đầu tư xây dựng bến cảng và khu dịch vụ hậu cần logistics ở khu vực Liên Chiểu.

Theo đó, giai đoạn khởi động do Công ty CP Cảng Đà Nẵng làm chủ đầu tư với quy mô 2 bến, có thể tiếp nhận tàu trọng tải đến 100.000 tấn giảm tải, 50.000 tấn đủ tải; thời gian thực hiện từ nay đến năm 2024; dự kiến đưa vào khai thác sử dụng năm 2023.

Đầu tư theo phương thức nào?

Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi UBND TP Đà Nẵng trình Thủ tướng Chính phủ, Dự án đầu tư xây dựng bến Cảng Liên Chiểu (giai đoạn 1) gồm 2 hợp phần. Trong đó, hợp phần A là các hạng mục công trình dùng chung, gồm: đê chắn sóng, luồng tàu, hạ tầng kết nối, giao thông... Hợp phần này sẽ sử dụng dụng nguồn ngân sách nhà nước khoảng trên 3.400 tỷ đồng. 

Hợp phần B được đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân (gần 4.000 tỷ đồng), là các hạng mục công trình phục vụ trực tiếp khai thác bến, gồm bến cập tàu, đường bãi trong cảng, kho, nhà xưởng và mạng kỹ thuật, thiết bị khai thác trên bến...  Theo đó, giai đoạn khởi động năm 2022 khu bến mới này đảm bảo khả năng tiếp nhận tàu container có sức chở từ 6.000 - 8.000 TEUs, năng lực thông qua cảng năm 2022 khoảng 17 triệu tấn hàng/năm.

Quy mô đầu tư các hạng mục công trình chính của hợp phần B gồm 1 bến container chiều dài 320m cho tàu 4.000 TEU; 1 bến tổng hợp dài 260m cho tàu 50.000 DWT cùng hệ thống đường bãi và mạng kỹ thuật đồng bộ. “Nếu được cấp có thẩm quyền chấp thuận, trước mắt, chúng tôi sẽ xây dựng phần cầu cảng và sau đó sẽ di chuyển dần một số thiết bị từ Tiên Sa về Liên Chiểu để đảm bảo việc khai thác liên tục”, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cảng Đà Nẵng thông tin.

Cũng theo ông Trần Lê Tuấn, tốc độ tăng trưởng cảng này năm 2018 là hơn 7%. Thị trường hàng hóa ở Đà Nẵng đã chạm con số 5 - 6 triệu tấn; các tỉnh lân cận như Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi… dồn về Đà Nẵng khoảng 5 - 6 triệu tấn/năm. “Từ kết quả thăm dò thị trường cộng với uy tín, kinh nghiệm nhiều năm khai thác cảng container, chúng tôi tin tưởng Cảng Đà Nẵng đủ khả năng huy động nguồn lực tài chính để thực hiện Hợp phần B Dự án Cảng Liên Chiểu”, vị đại diện Công ty CP Cảng Đà Nẵng khẳng định.

Liên quan Dự án trên, mới đây VIMC cũng đã có văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị đầu tư cảng bến tại đây. Theo đó, VIMC cho biết, phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - VIMC đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự án đầu tư xây dựng Cảng Liên Chiểu đã được đăng tải trên bản công bố thông tin chào bán đấu giá cổ phần lần đầu của VIMC. Dự án này cũng được xác định là một lợi thế quan trọng để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, là một trong những yếu tố đảm bảo thành công cổ phần hóa “Tổng” này. 

“Với kinh nghiệm làm chủ đầu tư Dự án nâng cấp mở rộng Cảng Tiên Sa, Cảng Đà Nẵng thực hiện đầu tư dự án tại khu bến Cảng Liên Chiểu sẽ hiệu quả hơn các nhà đầu tư khác, tránh tình trạng xung đột về đầu tư, khai thác giữa Cảng Tiên Sa và Cảng Liên Chiểu. Cảng Đà Nẵng cũng là công ty cổ phần có vốn doanh nghiệp nhà nước chiếm 75%. Việc đầu tư xây dựng cảng biển do các doanh nghiệp có vốn nhà nước làm chủ đầu tư sẽ mang lại lợi ích hàng năm và là tài sản được hình thành thuộc sở hữu của Nhà nước”, VIMC chứng minh năng lực với Bộ GTVT. 

Những hạn chế khi khai thác ở Cảng Tiên Sa

“Việc hạn chế sản lượng khai thác hàng hóa thông qua khu bến Tiên Sa bằng đường bộ không quá 10 triệu tấn/năm và hướng tới việc chuyển đổi công năng của Cảng này, dự báo sẽ có những ảnh hưởng lớn đến quá trình đầu tư, khai thác của Cảng Đà Nẵng. Mỗi năm, sản lượng hàng hóa thông qua giảm khoảng 8,5 triệu tấn, doanh thu giảm hàng trăm tỷ đồng”.

Đọc thêm

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Vietnam Airlines – nâng cánh bay vì quyền bình đẳng giới

Vietnam Airlines cũng đã có nhiều hoạt động để lan tỏa thông điệp vì bình đẳng giới tới xã hội thông qua các hoạt động thiết thực
(PLVN) - Trong hành trình phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), không chỉ có sắc màu của bông sen vàng nổi bật giữa nền xanh, mà màu cam của chuyến bay “tô cam”, màu hồng của chuyến bay “heforshe” đã cho thấy những nỗ lực của Hãng hàng không quốc gia trong công cuộc chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng giới với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, có giá trị lan tỏa mạnh mẽ.

Nữ CEO Phạm Thị Giang: Phụ nữ có quyền theo đuổi ước mơ của riêng mình

Bà Phạm Thị Giang - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đại lý Thuế Việt Luật (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là một phụ nữ thành công, dành nhiều tâm huyết cho công việc nhưng doanh nhân Phạm Thị Giang – Giám đốc Đại lý Thuế Việt Luật - vẫn luôn biết cách vun vén chu đáo cho gia đình. Chị cho rằng phụ nữ hiện đại có quyền theo đuổi ước mơ và luôn ủng hộ họ làm những điều họ cảm thấy hạnh phúc.

longformTìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

Xây dựng hệ sinh thái FTA cho ngành cà phê bền vững: Yêu cầu cấp thiết

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA cho ngành cà phê đang trở thành yêu cầu cấp thiết để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ sinh thái này không chỉ tạo cơ hội giúp các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh mà còn thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân, góp phần nâng cao vị thế cà phê Việt trên thị trường toàn cầu.