Hiểm họa “lao động chui” sang Trung Quốc

Vợ  chồng anh Ba, chị Hằng đành trở về tay trắng sau 2 năm lao động “chui” ở Trung Quốc
Vợ chồng anh Ba, chị Hằng đành trở về tay trắng sau 2 năm lao động “chui” ở Trung Quốc
(PLO) - Công an 2 tỉnh Quảng Bình và Thanh Hóa vừa phát hiện nhiều vụ môi giới, đưa hàng trăm lao động sang Trung Quốc trái phép và bắt nhiều đối tượng “cò” đã gióng lên một hồi chuông báo động. Tìm hiểu của PLVN cho thấy, rất nhiều trường hợp lao động đi “chui” đã bị đánh đập, nợ lương, ngược đãi và phải tìm mọi cách để trở về tay trắng.

Nắm được thực trạng người dân miền Trung thiếu việc làm đang tăng cao sau Tết Nguyên đán và nắm được tâm lý của người lao động nhàn rỗi mong muốn đổi đời, nhiều đối tượng “cò” xuất khẩu lao động đã tinh vi “làm giá”, tổ chức đưa người trốn đi Trung Quốc trái phép và đang gây ra nhiều hệ lụy đối với xã hội. Riêng người lao động thì luôn đối mặt với vô vàn rủi ro, có trường hợp phải trả giá bằng cả tính mạng.

Đáng báo động!

Trong tháng 3/2018, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình đã liên tiếp phát hiện 3 vụ/5 đối tượng tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc để lao động. Trong đó, đã ngăn chặn thành công 2 vụ/3 đối tượng tổ chức đưa 9 người đang trên đường ra các tỉnh phía Bắc để trốn sang Trung Quốc; 1 vụ/2 đối tượng móc nối với một đối tượng ở Nghệ An đưa 16 người sang Trung Quốc lao động “chui”.

Cụ  thể vào ngày 12/3, Công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình) phối hợp với Phòng CSGT – Công an tỉnh này bắt quả tang Nguyễn Đức Chung (21 tuổi, trú xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch) đưa các lao động đi trên xe khách ra Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) để xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động. Chung khai được Hồ Thị Nguyệt (SN 1981, ở Hải Trạch) thuê dẫn lao động đi. Công an lập tức triệu tập Nguyệt và khai thác được “nữ quái” này là người cầm đầu 1 đường dây môi giới trái phép lao động sang Trung Quốc và thường xuyên móc nối Chung để “tuyển mộ” lao động khi có nhu cầu.

Tại Thanh Hóa, chỉ trong tháng 3, Công an các huyện Cẩm Thủy, Hậu Lộc, Thạch Thành cũng liên tiếp phát hiện quả tang nhiều vụ tổ chức đưa người đi xuất cảnh sang Trung Quốc trái phép để làm việc. Vào ngày 15/3, qua công tác nắm tình hình, Công an huyện Hà Trung đã phát hiện, ngăn chặn kịp thời 2 xe khách chở 12 công dân thuộc các xã Hà Tân, Hà Toại, Hà Tiến… cũng đang chuẩn vượt biên trái phép sang Trung Quốc để lao động. Được biết, những người lao động Việt Nam muốn vượt biên sang Trung Quốc làm việc chủ yếu đi theo khu vực tiểu ngạch của 4 cửa khẩu chính là: Chi Ma (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh), Cao Bằng và Lào Cai.

Các vụ việc nói trên tất nhiên chỉ là con số của bề nổi. Còn thực tế, nạn đưa người trốn sang Trung Quốc lao động trái phép lại diễn biến ngày càng ồ ạt, tinh vi và xảo quyệt. Nhất là các đối tượng đóng vai trò tổ chức, cầm đầu. Khác trước đây, thủ đoạn và vai trò của những “cò” lao động trái phép nay đã thay đổi từ việc tác động người dân, lời hứa hẹn và cũng không tổ chức thu tiền trước.

Người lao động sẽ được các đối tượng tổ chức cho bắt xe khách hoặc thuê xe du lịch để chở ra các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc, cho biết cách thức và lộ trình đi bằng con đường tiểu ngạch. Chi phí được các đối tượng báo trước để mọi người chuẩn bị là từ 5 – 7 triệu đồng và sang đến Trung Quốc mới thực hiện việc giao tiền… Do vậy, việc phát hiện và xử lý đối với những đối tượng này hết sức khó khăn.

Nếu như trước đây, ở Thanh Hóa số người qua Trung Quốc “làm chui” chủ yếu chỉ tập trung ở các huyện ven biển Hậu Lộc, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Hoằng Hóa... thì hiện nay tại 27 huyện thị, thành phố ở Thanh Hóa đều có người sang Trung Quốc. Đặc biệt, trong những năm gần đây, chưa bao giờ tình trạng lao động chui lại nóng đến như vậy. Tại Quảng Bình, tình hình này cũng lan rộng ra toàn huyện Bố Trạch và nhiều xã của các huyện, thị khác…

“Nữ quái” cầm đầu đường dây môi giới lao động xuất cảnh sang Trung Quốc trái phép Hồ Thị Nguyệt (trái) và Phạm Văn Thắng – đối tượng bị Công an Quảng Bình bắt giữ về hành vi tổ chức đưa người trốn đi nước ngoài lao động trái phép
“Nữ quái” cầm đầu đường dây môi giới lao động xuất cảnh sang Trung Quốc trái phép Hồ Thị Nguyệt (trái) và Phạm Văn Thắng – đối tượng bị Công an Quảng Bình bắt giữ về hành vi tổ chức đưa người trốn đi nước ngoài lao động trái phép

Nhiều nguy hiểm và rủi ro

Trong căn nhà cấp 4 đơn sơ hướng ra biển ở thôn Thượng Đức (xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình), anh Nguyễn Văn Ba (42 tuổi) đang cặm cụi vá lại tấm lưới đánh cá. Sau 2 năm trốn sang Trung Quốc làm việc, vợ chồng anh trở về với cảnh trắng tay. “Để đi xe sang Trung Quốc phải trả trước 5 triệu. Đến tháng nhận lương phải trích một khoản cho môi giới, nhận 1 triệu thì phải trích cho chúng 200 ngàn. Nếu chúng mượn tiền khéo mà mình không cho mượn thì bị gây sự, có khi không được ông chủ trả lương”.

Năm 2016, cũng như nhiều gia đình khác ở vùng bãi ngang miền Trung, gia đình anh Ba chịu ảnh hưởng nặng nề do sự cố môi trường biển. Không có vốn liếng để đi xuất khẩu lao động tại các thị trường truyền thống như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…, anh Ba và vợ - chị Lê Thị Hằng nghe lời ngon ngọt môi giới sang Trung Quốc. Cuộc sống xa quê, thu nhập bấp bênh, khi vợ chồng anh gửi tiền tích cóp về nước thì bị bọn môi giới ăn chặn đủ đường. Cuối năm 2017, bố ruột qua đời thì vợ chồng anh Ba quyết định khăn gói trở về, vỡ mộng giàu sang lao động xuất ngoại “chui” và quay lại với nghề cũ là chèo thuyền thúng đánh cá trên biển trang trải hàng ngày nuôi con.

Cùng chung hoàn cảnh, chị Trần Thị Lệ (29 tuổi, xã Hưng Trạch) cho biết, do làm ruộng không đủ nuôi con, chị tin lời bọn cò mồi, chạy vạy đi vay mượn đủ 15 triệu đóng tiền làm lộ phí. Nơi xứ người, chị phải quần quật làm việc hơn 10 tiếng mỗi ngày trong xưởng sơn, xưởng gỗ với điều kiện ăn ở bẩn thỉu. Sợ lao động bỏ trốn, chủ xưởng luôn lấy cớ nợ tiền lương. “Không ai muốn đi lao động chui cả, vì luôn trong cảnh thấp thỏm sợ bị cảnh sát nước ngoài bắt giữ, phạt tiền. Đa số người đi là lao động tay chân, trình độ thấp, không biết tiếng nước ngoài nên dễ bị chủ xưởng lừa, chèn ép” – chị Lệ ngao ngán kể lại.

Theo như lời anh Ba, chị Lệ ở Trung Quốc, họ đã chứng kiến nhiều một số người Việt Nam sang lao động “chui” như mình và bị tử vong nhưng không có giấy tờ hợp pháp nên chẳng có quyền lợi gì. Để đưa được thi thể về, gia đình nạn nhân phải bỏ ra một số tiền rất lớn trong khi đó gia cảnh của họ hầu hết đầu rất khó khăn…

Tránh để “tiền mất, tật mang”

“Các đối tượng môi giới luôn dặn người dân khi đi đừng báo với chính quyền địa phương, vì có thể bị bắt nên bà con luôn che giấu hành vi của số đối tượng cò mồi. Nhắm vào những gia cảnh nghèo khó, các đối tượng môi giới dùng lời lẽ ngon ngọt, hứa hẹn lương cao, không tốn chi phí lớn. Sang đến nơi rồi mới té ngửa là bị lừa, nhiều lao động phải quần quật bán công sức mình chỉ đủ để trả nợ, trả lãi vay cho bọn môi giới” – ông Trương Công Mỹ, Phó trưởng Công an xã Đức Trạch cho hay. Hầu như năm nào cũng có vài chục lao động ở Đức Trạch bị môi giới đưa qua Trung Quốc, Lào, Campuchia làm việc “chui”. Danh sách theo dõi của Công an xã này vẫn đang lưu tên tuổi, địa chỉ rõ ràng của hàng trăm lao động bất hợp pháp qua các năm để theo dõi.

Tính toàn huyện Bố Trạch, tình trạng này ngày càng diễn biến phức tạp. Từ năm 2014 đến nay, huyện này tiếp nhận hơn 600 trường hợp bị phía Trung Quốc trục xuất về nước, 14 trường hợp chết không rõ nguyên nhân và nhiều trường hợp bị phía Trung Quốc bắt giữ, đòi tiền chuộc mới được trao trả… Hiện nay, trên địa bàn huyện có hơn 311 trường hợp đang lao động tại Trung Quốc và số rất ít trong số này có hợp đồng hợp pháp.

Còn thống kê từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho thấy, từ năm 2016 trở về trước, hơn 14.500 công dân xuất cảnh đi lao động trái pháp luật tại Trung Quốc. Hơn 2.100 trường hợp bị đẩy đuổi về nước; 22 trường hợp bị bắt và đưa ra xét xử; 28 trường hợp tử vong và hàng trăm trường hợp khác phải bỏ tiền chuộc. Hiện vẫn còn hơn 2.600 người đang lao động trái phép tại Trung Quốc.

Ông Phạm Thành Đồng, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Bình cho biết, số lượng lao động bất hợp pháp sang Trung Quốc qua các năm tương đối lớn và không thể thống kê được. Các công ty hay người môi giới lao động này không hề đăng ký pháp lý mà tự tự ý đi thông báo tuyển dụng lao động. Ông Đồng khuyến cáo các lao động cần tìm hiểu kỹ các thông tin trên mạng, báo chí, các cơ hội việc làm rõ ràng để tránh cảnh “tiền mất tật mang”. Hiện Sở LĐ-TB&XH đã mở sàn giao dịch việc làm và đường dây nóng của dịch vụ này để người lao động chủ động nắm bắt thông tin kịp thời, tìm kiếm được công việc phù hợp.

Tin cùng chuyên mục

Vietjet mở lại loạt đường bay kết nối Đà Lạt - Cần Thơ, Đà Lạt - Đà Nẵng và Đà Nẵng - Phú Quốc

Vietjet mở lại loạt đường bay kết nối Đà Lạt - Cần Thơ, Đà Lạt - Đà Nẵng và Đà Nẵng - Phú Quốc

(PLVN) -  Đón mùa lễ hội cuối năm, Vietjet mở lại cùng lúc hai đường bay kết nối Đà Lạt – Cần Thơ, Đà Lạt - Đà Nẵng trong hôm nay 7/11, và đường bay Đà Nẵng - Phú Quốc từ ngày 8/11. Các đường bay được hãng mở lại sau đại dịch COVID-19 sẽ đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách khắp trong, ngoài nước, góp phần khôi phục hoạt động kinh tế các địa phương sau đại dịch.

Đọc thêm

MobiFone Smart Travel - Chạm là đi, đi là đến

“Túi khôn du lịch” MobiFone Smart Travel.
(PLVN) - Thời đại 4.0, chuyến đi của người trẻ không giới hạn chỉ ở điểm đến. Đó còn là cuộc hành trình của những cuộc vui cùng công nghệ. Hè này, bạn trẻ đừng bỏ qua ứng dụng khám phá du lịch cực chất, cực chill MobiFone Smart Travel.

Dalatmilk - 'Di sản từ cao nguyên' chinh phục những khách hàng kỹ tính nhất

Dalatmilk - 'Di sản từ cao nguyên' chinh phục những khách hàng kỹ tính nhất
(PLVN) -  Dalatmilk - thương hiệu sữa tươi sạch ghi dấu ấn một “Di sản từ cao nguyên” đã và đang chinh phục ngày càng nhiều khách hàng khó tính, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe về chất lượng, tiêu chuẩn tinh tế ở cấu trúc, hương vị, độ béo, và các yếu tố vi lượng chuẩn mực của sữa cho pha chế và thưởng thức. Hiện Dalatmilk được nhiều hệ thống khách sạn 5 sao cùng các chuỗi nhà hàng đẳng cấp quốc tế, các “ông lớn” trong ngành thực phẩm, đồ uống Việt Nam và thế giới lựa chọn, tin dùng.

‘Mách nhẹ’ anh em món quà khiến phái đẹp rung rinh

‘Mách nhẹ’ anh em món quà khiến phái đẹp rung rinh
(PLVN) - 8/3 là dịp để nam giới bày tỏ yêu thương và trân trọng tới những người phụ nữ đặc biệt. Việc chọn quà để vừa không dễ bị “bắt bài”, vừa khiến các chị em rung rinh là một vấn đề vô cùng “nan giải”. Hãy cùng DOJI khám phá những món quà để một nửa xinh đẹp của thế giới thêm phần trọn vẹn hạnh phúc trong ngày 8/3.

Điểm mới trong triển lãm Propak Vietnam 2024

Điểm mới trong triển lãm Propak Vietnam 2024
(PLVN) - Ngoài việc đem đến cơ hội giao thương tiềm năng cho ngành xử lý, chế biến và đóng gói bao bì Việt Nam, Propak Vietnam 2024 sẽ giới thiệu khu trưng bày công nghệ đồ uống - DrinkTech.

Giải mã xu hướng 'All in one' giúp cân bằng cuộc sống

Giải mã xu hướng 'All in one' giúp cân bằng cuộc sống
(PLVN) - Thông tin trọn gói, tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí - đó là lợi ích từ các dịch vụ "All in one" đang rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây để mang lại cuộc sống tiện lợi và cân bằng cho các gia đình Việt.

Tưng bừng không khí Tết tại hệ thống siêu thị WinMart

Không khí Tết đã rộn ràng tại hệ thống siêu thị Winmart.
(PLVN) - Dù còn gần một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng tại hệ thống siêu thị WinMart trên cả nước, không khí Tết đã rất tưng bừng, náo nhiệt bởi hàng loạt sản phẩm Tết cùng các chương trình ưu đãi, khuyến mại đang được áp dụng.

Pháo hoa Bộ Quốc phòng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên Đán

Pháo hoa Bộ Quốc phòng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên Đán
(PLVN) -  Pháo hoa luôn là mặt hàng được nhiều người chờ đợi và săn đón mỗi dịp Tết đến Xuân về; là món ăn tinh thần không thể thiếu trong văn hóa của người Việt. Tại Việt Nam hiện nay, nhà máy Z121 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) là đơn vị duy nhất được phép sản xuất, cung ứng sản phẩm pháo hoa. Trong những năm qua, Nhà máy không ngừng nghiên cứu, cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người dân.

Thịt mát MEATDeli ngày càng được yêu thích, dịp Tết sẽ cung ứng tăng 23%

Người tiêu dùng ngày càng yêu thích thịt mát MEATDeli.
(PLVN) - Người tiêu dùng đang ngày càng yêu thích sản phẩm thịt mát MEATDeli của Tập đoàn Masan. Bằng chứng là 9 tháng đầu năm nay, sản lượng bán ra loại thịt này tăng trưởng ấn tượng. Dự định dịp Tết năm nay, loại thịt này sẽ được Tập đoàn Masan sẽ cung ứng tăng 23% so với dịp Tết năm ngoái.

Vietjet mở thêm 5 đường bay quốc tế mới, giá chỉ từ 0 đồng

Vietjet mở thêm 5 đường bay quốc tế mới, khởi hành từ ngày 21/11. (Ảnh: Vietjet)
(PLVN) - Đáp ứng nhu cầu của khách hàng với các điểm đến quốc tế được yêu thích, Vietjet vừa mở 5 đường bay quốc tế mới, kết nối Hà Nội với Hong Kong (Trung Quốc), Phú Quốc với Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) và Busan (Hàn Quốc), TP Hồ Chí Minh với Adelaide và Perth (Australia).