Hiểm họa khôn lường từ các khu dân cư tự phát ở Cần Thơ

(PLO) - Lợi nhuận “siêu khủng”, thu hồi vốn nhanh. Đó là nguyên nhân lý giải vì sao các khu dân cư (KDC) tự phát “mọc” lên như "nấm sau mưa” bất chấp quy định pháp luật. Không chỉ làm mất vẻ mỹ quan đô thị, phá vỡ quy hoạch sử dụng đất của TP mà các KDC tự phát này còn gây ra nhiều rủi ro cho người dân.
KDC tự phát ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ
KDC tự phát ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ

KDC tự “mọc” lên ồ ạt

Theo thống kê, đến thời điểm hiện tại TP Cần Thơ có đến 113 KDC tự phát, tập trung nhiều ở các quận trung tâm như: Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy... Các KDC này “ngó lơ” quy định của ngành chức năng “mọc” lên ồ ạt, gây ảnh hưởng đến quy hoạch chung của TP và đe dọa lợi ích của người dân khi mua nhà đất tại đây. 

Vì lợi nhuận hấp dẫn và thu hồi nhanh, nhiều chủ đất đã ngang nhiên tách thửa, phân lô bán nền với giá cao ngất ngưởng. Từ lợi nhuận “khủng” đó nhiều mảnh đất vườn, thậm chí đất ruộng trồng lúa cũng được “nâng cấp” trở thành các KDC. Người có đất thì tự tách thửa, phân lô, người không có đất cũng tìm cách mua đất vườn để “xé nhỏ” thu lợi. Vì lợi, vì tham nên bất chấp pháp luật, khiến cho các KDC “chui” đua nhau “mọc” lên như  “nấm sau mưa”.

 Anh Hoàng (ngụ quận Ninh Kiều) cho biết: “3 tháng trước, anh bán thửa đất 1.500m2 trồng cam nằm gần Dự án Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ với giá 400 triệu đồng cho người chuyên phân lô tách thửa. Đất được phân thành những lô nhỏ, có diện tích từ 50m2 – 100m2 bán với giá 4,5 triệu đồng/m2. Tính ra mảnh đất đó có giá gần 4,5 tỷ, gấp 10 lần giá lúc đầu anh bán”. Đồng thời, anh Hoàng cho biết thêm “vậy mà chỉ trong vòng 1 tuần đã bán hết sạch”. 

Điều mà dư luận quan tâm là theo quy định pháp luật việc tách thửa có quá đơn giản không mà người dân lại có thể tách “gọn hơ” như vậy? Trên thực tế có thể thấy việc “xé lẻ” này không quá khó. Còn việc muốn thành lập KDC hợp pháp phải phù hợp quy hoạch chung của TP, đất phải là đất thổ cư và cơ sở hạ tầng phải hoàn thiện. Đằng này, người dân bất chấp mọi quy định, cứ có đất là phân lô, xây nhà ở. Một người làm được thì nhiều người làm được và như thế các KDC tự phát cứ thỏa sức “tung hoành”. Đến nay, ngành chức năng ở các địa phương cũng phải “đau đầu” về vấn nạn này.

Hạ tầng kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân khi vào ở
Hạ tầng kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân khi vào ở

Tiềm ẩn nhiều hiểm họa khôn lường

Người dân thiếu hiểu biết, cứ thấy đất có phân lô, phân nền thuận tiện thì mua. Tuy nhiên, họ không hiểu rằng trên giấy tờ, pháp lý lại không đơn giản như vậy. Nhiều người dân mua đất xong cất nhà thì bị ngành chức năng ngăn cản hay dọn vào sinh sống thấy cơ sở hạ tầng yếu kém, đời sống sinh hoạt bất tiện, thiếu an toàn mới “tá hỏa”.

 Điển hình là vụ sai phạm đất đai tại quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Hai vợ chồng tự ý sang lấp Rạch Mù U, phân lô, tách thửa và chuyển sai mục đích sử dụng đất. Hiện, cơ quan chức năng đang điều tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nên trên. Đó là một trong những số KDC tự phát vi phạm về sử dụng đất. Qua vụ việc, nếu người dân đã mua trong những KDC tự phát cũng có trách nhiệm liên đới. Khi cơ quan chức năng tiến hành thu hồi, phục nguyên hiện trạng ban đầu thì số phận của người dân trở nên khốn đốn. Nhiều mảnh đất bị thu hồi, nhiều công trình bị lực lượng chức năng tháo dỡ.

Lý giải về việc “cả gan” dám mua đất trong KDC tự phát nhiều người đưa ra lý do không hiểu biết, một số người khác lại cho rằng giá đất trong các KDC “chính quy” khá cao, vượt quá khả năng thanh toán. “Với lương tháng “ba cọc ba đồng”, có làm cả đời cũng khó mua nổi căn nhà giá cao ngất ngưởng”, một người dân chia sẻ.

Vì vậy, nhiều người dân bất chấp mạo hiểm tìm đến khác KDC tự phát. Anh Tài (ngụ quận Bình Thủy) than thở: “Do gia đình muốn mở rộng kinh doanh và làm nhà ở nên mua 2 lô đất trong KDC tự phát ở quận Bình Thủy. Đến nay vẫn chưa chuyển mục đích sử dụng đất được. Thấy vậy, anh cất tạm căn nhà nhưng bị chính quyền địa phương lập biên bản xử lý, nhiều lần yêu cầu tháo dỡ, trả lại hiện trạng ban đầu”. Nói đến đây, anh Tài bức xúc: “Liên lạc thì chủ đầu tư lảng tránh, đất đã chuyển nhượng không còn trách nhiệm giải quyết”. Trường hợp của anh Tài chỉ là một ví dụ điển hình. Còn rất nhiều trường hợp khác thì chủ đầu tư hứa hẹn đủ điều, nhưng sau khi chuyển nhượng tên thì phủ nhận nghĩa vụ. 

Không những thế, chất lượng cơ sở hạ tầng ở các KDC tự phát thường rất kém. Đường dẫn vào các KDC nhỏ và hẹp so với quy định của pháp luật. Mặt đường đa phần là bê tông cốt thép nhưng chỉ làm cho có hình thức. Chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, mặt đường xuống cấp nghiêm trọng, xuất hiện “ổ gà”, “ổ voi”. Nước thải được xả trực tiếp xuống sông ngòi, kênh rạch hoặc có nơi xả qua ống nhựa nhỏ nhưng cũng không đảm bảo chất lượng. Mùa mưa thì nghẹt cống, ngập cục bộ ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người dân. Nhiều nơi điện chỉ đấu nối tạm bợ, dây truyền tải kém. Hàng chục hộ đấu nối chung đường dây nên rất dễ gây cháy nổ, hỏa hoạn. Tuy nhiên, khi hạ tầng hư hỏng, người dân phải tự bỏ tiền ra khắc phục sửa chữa. 

Để tránh “tiền mất, tật mang”, người dân nên cẩn thận khi mua đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại các KDC. Cần tìm hiểu kỹ thông tin về nguồn gốc. Chú ý các điều khoản trong hợp đồng hoặc liên hệ với cơ quan chức năng để được hướng dẫn.

UBND TP Cần Thơ đã ban hành Quyết định 05/2017/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2017, quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp không phải là đất ở. Với Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND, cũng đã hạn chế việc phân lô tách thửa hình thành KDC tự phát mới. TP cũng chỉ đạo xử lý nghiêm các KDC tự phát vi phạm.

Phiên làm việc thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Chính thức thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(PLVN) - Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.
Phối cảnh nhà hát bên Hồ Tây, Hà Nội.

Chuẩn bị xây nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An

(PLVNN) - Bán đảo Quảng An sẽ phát triển trục cây xanh, khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa tâm linh, công viên nghệ thuật chuyên đề, cùng một nhà hát hiện đại quy mô lớn hiện đại tiêu biểu cho Thủ đô.

Ảnh minh hoạ.

Động thái quan trọng liên quan thị trường bất động sản

(PLVN) -  Quốc hội mới ra Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nội dung giao Chính phủ sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang... Vấn đề gây ý kiến trái chiều nhiều năm qua, cuối cùng đã có hướng quyết định.
Quang cảnh phiên làm việc ngày 21/11. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Cân nhắc quy mô dự án nhà ở thương mại được phép thí điểm

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm cho rằng, tiêu chí lựa chọn dự án nhà ở thương mại thực hiện thí điểm đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết, nhưng việc không giới hạn điều kiện (diện tích, quy mô dự án…) là quá rộng.
Ảnh minh họa.

Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong xác định giá đất

(PLVN) - Theo Bộ Công an, việc thẩm định giá đất theo phương pháp thặng dư phụ thuộc nhiều các ước tính chủ quan của thẩm định viên về giá và công ty thẩm định giá… có nguy cơ thất thoát cho ngân sách. Do đó, Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc xác định giá đất.
Ảnh minh hoạ.

Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) -  “Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát”, là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024.
Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.
Ảnh minh hoạ.

Thế khó của cơ quan xây dựng bảng giá đất

(PLVN) -  Bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là với những đô thị lớn như TP HCM, là nơi nhiều nhà đầu tư, DN có ý định tới làm ăn, sinh sống; thì lại càng quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM mới đây đã tổ chức họp báo khi công bố Quyết định 79/2024 sửa đổi Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.