Hiểm họa đằng sau nhan sắc “mỳ ăn liền“

Những người mang lông mi nối cần vệ sinh đúng cách vùng giữa các sợi lông mi
Những người mang lông mi nối cần vệ sinh đúng cách vùng giữa các sợi lông mi
(PLO) - Có nhiều giải pháp “ăn liền”, từ các sản phẩm cho đôi mắt to tròn, mái tóc dài, làn da không tì vết, tới thẩm mỹ…. để phái đẹp trở nên hoàn hảo. Tuy nhiên, chúng có thể đưa đến những hậu quả xấu khi khâu chăm sóc và vệ sinh không được chú trọng.
1. Bút kẻ mắt
Bút kẻ mắt là một trong những dụng cụ quan trọng nhất để có đôi mắt quyến rũ sau khi trang điểm. Là một trong những sản phẩm trang điểm có mặt sớm nhất, bút kẻ mắt có thể cho đôi mắt long lanh ngay lập tức.
Bút kẻ mắt có nhiều loại: nước, kem, gel và chì.
Nguy cơ: Vì thường xuyên được vẽ ngay trên hoặc gần sát mi mắt, nên cần đảm bảo là bút kẻ mắt không chứa vi khuẩn. Các chuyên gia khuyên nên thay bút kẻ mắt 6 tháng sau lần sử dụng đầu tiên để phòng ngừa nhiễm khuẩn. Cọ kẻ mắt dùng gel cũng cần được rửa thường xuyên.
Không để bút kẻ mắt vẽ lên đường nước mắt – một đường ướt nằm giữa lông mi và nhãn cầu. Các tuyến nhờn nằm ở vùng này có thể bị bít tắc và nhiễm trùng, nhất là khi mực kẻ mắt không trôi không được rửa sạch đúng cách. Thay vào đó hãy kẻ ngay trên đường lông mi trên và ngay dưới đường lông mi dưới.
Một nguyên tắc hàng đầu là không dùng bất kỳ sản phẩm trang điểm mắt nào khi bạn đang bị nhiễm trùng ở mắt. Vứt bỏ mọi sản phẩm trang điểm mắt đang dùng khi bạn bị nhiễm trùng ở mắt, vì đó có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Và cuối cùng, không gọt nhọn đầu bút chì kẻ mắt, vì có thể dễ dàng khiến mắt bị thương nếu bạn bị tuột tay. Đầu bút cũng có thể bị gãy, rơi vào mắt và gây viêm.

2. Phun xăm mi mắt

Kẻ mắt vĩnh viễn là lựa chọn không có gì đáng bàn cãi với những người muốn có đôi mắt sắc nét hơn. Do nhu cầu cao về dịch vụ này, nên nó được rất nhiều cơ sở thẩm mỹ thực hiện.
Nguy cơ: Nhiều biến chứng có thể xảy ra khi phun xăm ở vùng nhạy cảm xung quanh mắt. Những nguy cơ này bao gồm dị ứng và sẹo. U hạt có thể hình thành, tạo thành những u cục nhỏ quanh chỗ phun xăm và rất khó điều trị, đôi khi phải phẫu thuật mới có thể loại bỏ được hoàn toàn.
Nếu kim phun xăm chẳng may đâm xuyên qua mi mắt và đụng vào nhãn cầu bên dưới thì có thể dẫn đến thương tích nghiêm trọng và nguy cơ bị mù.
Nếu dụng cụ dùng khi phun xăm không được tiệt trùng, thì nguy cơ nhiễm HIV và viêm gan là hoàn toàn có thể.
Đường phun xăm cũng có thể mờ dần theo thời gian và trở nên khó coi, song việc xóa xăm ở vùng da mi mắt rất mỏng manh không hề đơn giản.

3. Lông mi giả và nối mi

Lông mi giả ra đời từ kỷ nguyên phim câm hồi đầu những năm 1900, khi chúng chủ yếu được dành cho các nữ diễn viên. Nhưng trong những năm gần đây, người Nhật đã khiến sản phẩm làm đẹp này trở nên thông dụng cùng với đôi mắt búp bê to tròn.
Nối mi là một “biến thể” của lông mi giả dành cho nhưng người muốn có cặp lông mi cong dài nhưng không thích phải dán và gỡ lông mi giả mỗi ngày. Mi nối có thể giữ được trong 3 tuần hoặc hơn và phải do những người có chuyên môn thực hiện.
Nguy cơ: Vì lông mi giả được mang hàng ngày, nên cần gỡ bỏ chúng trước khi đi ngủ. Vi khuẩn, mồ hôi và chất bã nhờn có thể bị mắc kẹt giữa những sợi lông giả và dẫn tới nhiễm trùng. Vì thế, không được sử dụng lại lông mi giả. Những người mang lông mi nối cần vệ sinh đúng cách vùng giữa các sợi lông mi.
Khi nối mi, bạn cần tìm đến những cơ sở uy tín. Nếu bôi keo dính mi quá sát với gốc của nang lông, có thể thể gây bít tắc dẫn tới nhiễm trùng mắt. Nếu người làm thiếu kinh nghiệm và vô tình làm rớt keo dán vào mắt, giác mạc có thể bị tổn thương.
Nếu mi nối không được dán đúng cách hoặc không chú ý giữ gìn sau đó, thì chúng có thể rơi vào mắt, bị mắc lại trong mắt và gây loét giác mạc. Sợi lông mi giả cứng và dài cũng cản trở việc nhắm mắt hoặc chớp mắt và có thể khiến mắt bị khô.
Khi gỡ bỏ mi giả hoặc mi nối, những sợi lông mi thật có thể bị rụng theo và dần dần khiến lông mi trở nên thưa thớt.
4. Mặt nạ dưỡng da qua đêm
Đây là loại sản phẩm khá mới dành cho những người ít thời gian. Chỉ cần đắp sản phẩm hoặc tấm mặt nạ lên da sạch rồi đi ngủ, sáng hôm sau bạn sẽ có làn da trắng sáng mịn màng.
Nguy cơ: Như với mọi loại sản phẩm chăm sóc da khác, không nên đắp mặt nạ quá thời gian khuyến nghị. Những mặt nạ dưỡng ẩm thường có chứa glycerin và a xít hyaluronic, ít khi gây ra vấn đề nghiêm trọng khi để trên da một thời gian dài, nhưng chúng cũng ít khi mang lại cho da thêm bất kì lợi ích gì dù bạn có đắp thật lâu.
Tuy nhiên, với những mặt nạ trắng da và chống lão hóa thì cần phải cẩn thận hơn. Những sản phẩm này thường chứa những hoạt chất mạnh hơn, như Retin-A, a xít glycolic, lactic hoặc salicylic. Những hoạt chất này có thể gây kích ứng da nặng nề khi đắp quá thời gian khuyến cáo, nhất là với những người có da nhạy cảm.

Vì thể cần luôn thử mặt nạ lên một vùng da nhỏ và khó thấy ở cằm trong vài ngày trước khi chính thức đắp lên mặt. Như với mọi sản phẩm chăm sóc da khác, nếu cảm thấy có bất kỳ khó chịu gì, nên ngưng sử dụng sản phẩm ngay, rửa sạch mặt và đi khám bác sĩ.

5. Kem BB và CC

Ra đời đầu tiên ở Đức với mục đích che khuyết điểm sau phẫu thuật, kem BB (viết tắt của từ Blemish Balm hay Beauty Balm - kem che khuyết điểm) đã được người Hàn Quốc phổ biến vào năm 2007.
Được gán cho vô số lợi ích – từ chống lão hóa tới dưỡng ẩm và ngăn tia cực tím – các loại kem BB thường nhẹ nhàng hơn và cho lớp phủ từ nhẹ đến trung bình.
Trong hai năm gần đây, các tín đồ thời trang lại “dậy song” với kem CC (viết tắt của Colour Correction hay Complexion Correction – điều chỉnh sắc da). Song theo các chuyên gia, thực sự không có sự khác biệt giữa dòng kem BB và CC.
Nguy cơ: Không có nguy cơ thực sự nào khi sử dụng kem BB, tuy nhiên chúng có thể mang lại cảm giác bảo vệ giả tạo.
Ví dụ, kem BB được quảng cáo là có đặc tính trị mụn trứng cá sẽ không có tác dụng tốt như các loại kem kháng sinh và chống viêm. Kem có thể giúp che mụn trứng cá những sẽ không có tác dụng điều trị một cách hiệu quả.
Tương tự, các loại kem BB có SPF (chỉ số chống nắng) sẽ không có tác dụng bảo vệ như kem chống nắng thông thường. Đa số người dùng sẽ không bôi kem BB chống nắng đủ dày để nhận được sự bảo vệ thích đáng.
Trên hết, người dùng nên coi kem BB như một loại kem giữ ẩm và che khuyết điểm nhẹ dùng cho da thường. Do loại kem này thường được lưu trên da mặt trong thời gian dài và một số thậm chí còn hứa hẹn sẽ lấp kín các lỗ chân lông để cho làn da mịn màng, nên chúng cũng có thể làm bít tắc lỗ chân lông và gây mụn.
Tình trạng này thường xảy ra khi người dùng không rửa sạch kỹ lưỡng vào cuối ngày bằng sản phẩm tẩy trang hiệu quả và quy trình làm sạch da đúng cách. Cũng như với mọi sản phẩm chăm sóc da hoặc mỹ phẩm khác, kem BB có thể gây kích ứng da hoặc dị ứng.
6. Nối tóc
Một giải pháp ưa thích cho những người muốn kiểu tóc thay đổi thường xuyên như màu môi, nối tóc đã nhanh chóng trở nên phổ biến và được thực hiện ở hầu hết các tiệm làm đầu khắp mọi góc phố.
Nguy cơ: Nối tóc có thể mang lại cho bạn mái tóc dày và dài theo ý muốn, nhưng chúng thực sự rất có hại cho mái tóc tự nhiên.
Các sợi tóc nối thường được dính vào chân tóc thật bằng keo, dán bằng nhiệt hoặc được dệt vào tóc tự nhiên. Viêm da tiếp xúc dị ứng – một bệnh dị ứng với keo dán, latex hoặc hóa chất dùng trong khi nối hoặc gỡ tóc nối – có thể xảy ra. Triệu chứng bao gồm cảm giác ngứa râm ran và nổi mẩn đỏ trên da đầu, có thể lan xuống mặt và cổ.
Ngay cả khi bạn trước đó bạn đã từng nối tóc và không bị phản ứng gì, thì viêm da tiếp xúc vẫn có thể xảy ra ở những lần nối tóc sau đó. Nếu bạn bị dị ứng với latex, thì đừng nối tóc, dù chỉ một lần, vì nó có thể gây chết người.
Sức nặng của keo dán và tóc nối có thể kéo căng da đầu, gây đau đầu, ngựa và bong da. Sự co kéo cũng có thể khiến tóc bị rời ra khỏi nang tóc, khiến nang tóc co nhỏ và dẫn đến viêm ở vùng xung quanh. Ở giai đoạn đầu, tình trạng rụng tóc có thể phục hồi, nhưng nếu bạn liên tục nối tóc nhiều năm liền thì tóc có thể rụng mà không có cách nào khắc phục được.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.