Hết nám nhờ lá trầu không

Hết nám nhờ lá trầu không
(PLO) -Phương pháp trị nám da dân dã mà hiệu quả từ đắp mặt nạ lá trầu không sẽ giúp chị em tự tin hơn với nhan sắc của mình.
 

Nám là tình trạng da xuất hiện những đốm tối màu theo từng mảng và thường đối xứng hai bên mặt. Nám không gây hại gì cho sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến nhan sắc khiến chị em thấy tự ti. Dưới đây là phương pháp trị nám bằng lá trầu không dân dã mà hiệu quả.

Kết quả hình ảnh cho lá trầu không

Cần rửa sạch trầu không và các nguyên liệu khác trước khi chế biến hỗn hợp.

Có nhiều nguyên nhân gây nám, có thể do bị rối loạn nội tiết, sử dụng mỹ phẩm, rối loạn sắc tố và một trong những nguyên nhân phổ biến nhất chính là ánh nắng mặt trời. Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, đặc biệt là nắng nóng, melanin sẽ sản sinh ra nhiều, đồng thời không được phân bố đều nên gây ra tình trạng da bị nám, không đều màu.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp trị nám bằng dược liệu hay tia laser... Nhưng cách trị nám bằng lá trầu không là phương pháp thiên nhiên nên cần nhiều thời gian và sự kiên trì để thực hiện, không thể nóng vội. Sau khoảng 2 tháng áp dụng sẽ có hiệu quả.

Nguyên liệu: Lá trầu không bánh tẻ, không già cũng không quá non.

Phương pháp 1:

Rửa sạch lá trầu không, để ráo nước. Bỏ lá trầu vào nồi cùng nước lọc sâm sấp rồi đun sôi trong 30 phút. Bỏ lá trầu vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Đổ lá trầu không đã xay nhuyễn cùng nước đun lá trầu trước đó vào nồi, đun cho đến khi thành hỗn hợp sền sệt. Khi hỗn hợp nguội hẳn thì đổ hũ thủy tinh, bỏ tủ lạnh dùng dần (chỉ dùng hỗn hợp này trong một tuần, khi hết lại làm mẻ khác).

Trong 2 tuần đầu, hàng ngày bạn lấy chút hỗn hợp sền sệt đắp lên mặt trong 5-8 phút là rửa mặt, không để quá lâu. Đắp 7 ngày/tuần trong 2 tuần đầu. Từ tuần thứ 3 trở đi, mỗi tuần chỉ đắp 1 lần, tuyệt đối không đắp nhiều hơn bởi nếu lạm dụng, da mặt có nguy cơ bị bỏng lá trầu không.

Hết nám nhờ lá trầu không

Chỉ nên đắp mặt nạ trầu không trong 5-10 phút rồi rửa sạch.

Phương pháp 2:

Rửa sạch lá trầu không rồi đun sôi trong vòng 30 phút, để nguội rồi lấy nước lá trầu không để massage vùng da bị nám trong vòng 5-8 phút rồi rửa sạch mặt. Thực hiện đều đặn mỗi ngày trong 2 tuần đầu, từ tuần thứ 3 trở đi duy trì 1 lần/ tuần.

Chú ý:

Không đắp mặt nạ lá trầu không quá 10 phút, nếu không, da sẽ bị mỏng đi rất nhiều. Đặc biệt, với những người có làn da nhạy cảm, chỉ nên đắp mặt nạ trầu không trong 5 phút.

Sau khi đắp mặt nạ lá trầu không, bạn hãy ngay lập tức rửa sạch mặt bằng nước mát rồi thoa kem dưỡng ẩm.

Vì phương pháp làm trắng vùng da tối màu nào cũng sẽ làm da mỏng đi một phần nên mẹo trị nám bằng lá trầu không này cũng không ngoại lệ. Điều cần chú ý nhất trong thời gian trị nám là hãy giữ gìn da thật kỹ mỗi khi ra nắng. Khi nám đã hết, có thể dừng phương pháp này nhưng vẫn cần duy trì thói quen dưỡng da và thoa kem chống nắng mỗi ngày.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Dùng thêm thuốc ngoài đơn bác sĩ, người đàn ông rơi vào nguy hiểm

Người bệnh nhập viện trong tình trạng tổn thương da nghiêm trọng (Ảnh: Ngọc Phúc)
(PLVN) - Trong thời gian sử dụng thuốc theo đơn điều trị xương khớp, bệnh nhân N.Đ.T (nam, 65 tuổi, trú tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) liên tiếp sử dụng nhiều loại thuốc khác ngoài đơn của bác sĩ. Người bệnh sau đó bị tổn thương da 70% kèm theo loét niêm mạc miệng, mắt và bộ phận sinh dục...

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.