Hẹn cưới khi mùa hoa nở…

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  “Chúng tôi hiểu đất nước mình đã trải qua và vươn mình lớn dậy qua biết bao cuộc chiến. Những cuộc chiến đó đã đi vào lịch sử như những dấu son chói lọi. Và cuộc chiến này cũng vậy”... Bởi thế, khi có lệnh, họ sẵn sàng lên đường, dẫu ngày cưới đã cận kề, cỗ đã đặt, thiệp đã phát đi... Nhưng những cô dâu, chú rể dũng cảm ấy muốn có niềm vui trọn vẹn cho ngày hạnh phúc trăm năm của đời mình…

Chuyện của những cô dâu - bác sỹ dũng cảm

Còn nhớ cuối tháng 1/2021, gần Tết Nguyên đán, dịch COVID-19 một lần nữa bùng phát trong cộng đồng với tâm dịch ở Hải Dương, Quảng Ninh. Gửi lại cái Tết chộn rộn, những ấm áp gia đình, những cán bộ y tế lại lao vào chống dịch. Như mỗi đợt dịch bùng phát, sự hy sinh của họ nơi tuyến đầu góp phần quyết định khoanh vùng, truy vết, từng bước khống chế, đẩy lùi dịch bệnh. Cả nước và mỗi gia đình dõi theo họ với lòng biết ơn.

Và cũng như hai lần trước, cô bác sĩ trẻ nhỏ nhắn Đỗ Thị Băng Ngân (Bệnh viện Phổi Quảng Ninh) lại có quyết định dũng cảm: Tự nguyện xin hoãn cưới lần 3 để xung phong vào tâm dịch. Lần đầu tiên, đó là dịp đầu xuân Canh Tý, hai bên gia đình đã lên kế hoạch chi tiết cho một lễ kết hôn ấm cúng. Chồng sắp cưới của chị công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

Bác sĩ Ngân (ngoài cùng bên trái) và các đồng nghiệp trên chuyến xe cứu thương đi ngắm phố phường trong dịp Tết.

Bác sĩ Ngân (ngoài cùng bên trái) và các đồng nghiệp trên chuyến xe cứu thương đi ngắm phố phường trong dịp Tết.

Chỉ còn cách ngày dự định cưới ít bữa, dịch bệnh bất ngờ bùng phát. Bác sỹ Ngân nhận được lệnh cấp trên, chị không một chút ngần ngại tham gia vào công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Quảng Ninh. Chị chỉ nghĩ cùng các đồng nghiệp chống dịch đến khi nào các bệnh nhân khỏi bệnh sẽ rút quân. Ai ngờ khi hết thời gian cách ly thì đã là tháng 5/2020…

Đợt dịch đầu tiên được kiểm soát, còn chưa kịp lo toan chuyện cưới xin, đợt dịch mới tại Hải Dương (8/2020) lại xuất hiện. Bác sỹ Ngân tiếp tục tham gia công tác chống dịch. Nhưng chồng chưa cưới của chị quê ở Hải Dương và vì là ổ dịch nên hai bên không thể tổ chức đám cưới.

Rồi “quá tam ba bận”, đôi bên gia đình tiếp tục chuẩn bị tổ chức đám cưới thì một lần nữa dịch bệnh lại ập tới, tâm dịch lần này ở Quảng Ninh và Hải Dương. Bệnh viện Phổi, nơi bác sỹ Ngân công tác trở thành bệnh viện dã chiến, một cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19. Bác sĩ Ngân và chồng sắp cưới lại cùng nhau tham gia công tác chống dịch, người vòng trong, người vòng ngoài.

Và họ đã có một cái Tết mãi nhớ - rưng rưng trong tâm dịch. Trước đây mỗi người một khoa, không có thời gian trò chuyện với nhau. Tết vừa rồi, họ cùng nhau điều trị bệnh nhân COVID-19, cùng ăn ở ngay trong viện, và thương nhau hơn. Ban Giám đốc bệnh viện còn tổ chức chuyến xe cứu thương đặc biệt ngày 30 Tết chở khoảng 30 cán bộ y, bác sĩ chỉ ngồi trên xe đi một vòng thành phố, ngắm không khí Tết rồi quay về viện. Họ để lại cái Tết sum họp sau lưng…

Sáng 8/3/2021, những mũi tiêm phòng COVID-19 trong đợt đầu tiên được thực hiện với các nữ nhân viên y tế của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh. Bác sĩ Thanh Xuân đã cùng người bạn đời của mình là bác sĩ Nguyễn Văn Thành Được (cùng đơn vị Khoa Cấp cứu hồi sức tích cực - chống độc người lớn) nhiều lần hoãn đám cưới để chống dịch COVID-19.

Bác sĩ Thanh Xuân cũng là người có thời gian chăm sóc cho bệnh nhân 91 là phi công người Anh.

Bác sĩ Thanh Xuân cũng là người có thời gian chăm sóc cho bệnh nhân 91 là phi công người Anh.

Trước đó, bác sỹ Trịnh Thị Hòa, Bệnh viện Kiến An - Hải Phòng cũng đã hoãn cưới để vào tâm dịch Đà Nẵng tháng 7/2020. Thời điểm đó, bác sỹ Hòa chỉ còn hơn 1 tháng nữa là cưới, mọi việc chuẩn bị cho một lễ cưới hạnh phúc đã chuẩn bị chu đáo: “Khi nhận tin phải lên đường sớm, tôi cũng bất ngờ. Lúc đó, tôi chẳng còn nghĩ được gì, chỉ kịp gọi báo cho chồng sắp cưới: “Ở nhà mọi việc như thế nào, anh và bố mẹ tính giúp”. Tôi vẫn nhớ rõ cảm xúc của chồng sắp cưới lúc ấy. Anh bất ngờ không nói được câu nào, chỉ vội vàng sắp đồ cho tôi và động viên cố gắng giữ gìn sức khỏe, xong dịch nhanh còn về”...

Khi ấy cỗ bàn đã đặt… mọi thứ cứ ngổn ngang rối tung hết lên. Nhưng hiểu công việc của con dâu, nên mẹ chồng chỉ biết động viên con. Sau đó, bà phải đến những nơi đã đặt cho đám cưới xin tạm hủy, gọi điện thoại thông báo, trình bày khắp nơi vì hoãn cưới. Thế nhưng, ai cũng cảm thông, tự hào vì có con dâu dũng cảm lên đường làm nhiệm vụ giúp đồng bào… Và rồi, đám cưới tưng bừng được gấp rút thực hiện khi con dâu hoàn thành nhiệm vụ trở về hơn một tháng sau đó.

Cũng thời điểm tâm dịch Đà Nẵng, ngày 19/8/2020, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tổ chức lễ ra quân cho bác sỹ Cao Thị Kim Băng (SN 1992) và kỹ thuật viên Nguyễn Viết Minh, khoa Xét nghiệm lên đường vào chi viện cho Đà Nẵng phòng chống dịch COVID-19. Đi cùng hai cán bộ của Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An là 14 bác sĩ, nhân viên y tế tỉnh Nghệ An. Và để có mặt trong lần lên đường vào Đà Nẵng đó, bác sỹ Kim Băng đã phải hoãn đám cưới lần 2.

Theo đó, đám cưới lần 1 được ấn định diễn ra vào tháng 4/2020. Dịch COVID-19 bùng phát, cả nước giãn cách xã hội nên đám cưới bị hoãn theo. Hết thời gian giãn cách, bác sỹ Băng và chồng sắp cưới lên lịch cho đám cưới lần hai vào ngày 21/8 âm lịch. Thế nhưng, dịch COVID-19 một lần nữa tái bùng phát, bác sỹ Kim Băng lại lên đường.

“Biết tin mình được chọn đi Đà Nẵng, vui và tự hào lắm nhưng cũng lo làm thế nào để thuyết phục bố mẹ hai bên. Rất may, khi nghe tôi thông báo, bố và bố mẹ chồng rất ủng hộ và động viên tôi yên tâm làm việc. Chỉ có mẹ tôi, vì thương con nên khóc suốt. Còn chồng thì anh ấy có buồn, nhưng vẫn rất ủng hộ còn dặn tôi cố gắng ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho mình. Và thế là chúng tôi lên đường”…

Hẹn gặp nhau khi mùa hoa nở

Tương tự đó là câu chuyện của Trung úy Hà Anh Đức, Trợ lý xe máy Tiểu đoàn Kiểm soát Quân sự 31 (KSQS 31), Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh đã quyết định hoãn lễ cưới, xung phong cùng đồng đội tham gia các chốt, trạm kiểm soát dịch.

Theo kế hoạch dự kiến, vào ngày 29/5/2021, Trung úy Hà Anh Đức (sinh năm 1996) và cô giáo Nguyễn Phương Oanh (sinh năm 1997) sẽ làm lễ cưới sau nhiều năm yêu xa. Mọi công tác chuẩn bị cưới đã đâu vào đó, giấy mời cũng được gửi đến người thân, bạn bè. Thế nhưng, dịch COVID-19 bùng phát trở lại và diễn biến ngày càng phức tạp, Anh Đức đã tình nguyện, xung phong cùng với đơn vị ra các chốt, trạm kiểm soát dịch trên địa bàn thành phố.

Ảnh cưới Hà Anh Đức - Nguyễn Phương Oanh.

Ảnh cưới Hà Anh Đức - Nguyễn Phương Oanh.

Nhận thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh, anh đã bàn bạc với gia đình hai bên cùng vợ tương lai và quyết định hoãn đám cưới để góp phần cùng với đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn cho cuộc sống của người dân, chống dịch xâm nhập vào cửa ngõ thành phố.

Theo Trung úy Anh Đức, cả hai đã đồng lòng quyết tâm vì sức khỏe cộng đồng và vì nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang thành phố nên chuyện hoãn cưới không có gì đáng tiếc. Anh Đức cho rằng, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, hai người tổ chức cưới thì niềm vui, hạnh phúc càng nhân lên bội phần. Câu chuyện tình của chàng sĩ quan người Đắk Lắk với cô giáo người Ninh Bình cũng vô cùng lãng mạn.

Đó là năm 2018, hai người đã quen nhau trong dịp giao lưu văn nghệ giữa Học viện Kỹ thuật Quân sự và Đoàn Thanh niên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Khi ấy, Anh Đức là học viên ngành Xe quân sự và Phương Oanh là sinh viên ngành Sư phạm Địa lý. Tình yêu người lính và cô giáo tương lai ở hai đầu đất nước là những mong nhớ tha thiết lớn dần theo tháng năm…

Thế rồi, cuối năm 2019, Anh Đức tốt nghiệp và được phân công về Quân khu 7 nhận công tác. Sau đó, anh được điều động về công tác tại Tiểu đoàn KSQS 31, Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh. Còn với Phương Oanh, sau khi tốt nghiệp tháng 6/2020, cô xin vào TP Hồ Chí Minh làm việc và hiện giảng dạy môn Địa lý bậc trung học phổ thông tại Trường Quốc tế Việt Mỹ Anh (thuộc Hệ thống Trường Việt Mỹ -VAschools).

Cô giáo Phương Oanh chia sẻ: “Mặc dù chúng tôi phải hoãn cưới, nhưng hơn ai hết, tôi đã yêu và hiểu rằng xác định lấy bộ đội là phải yêu luôn công việc, yêu những vất vả và sự hy sinh thầm lặng của anh. Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp thì anh ấy càng phải xung phong lên tuyến đầu phòng, chống dịch, góp phần đem lại cuộc sống yên bình cho. Đó mới là bản lĩnh, tinh thần của người chiến sĩ. Tôi rất tự hào về anh ấy!”.

Còn Trung úy Anh Đức thì bày tỏ: “Đã là Bộ đội Cụ Hồ thì nhận bất kỳ nhiệm vụ nào, trong hoàn cảnh ra sao cũng luôn quyết tâm, nỗ lực để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, kể cả sẵn sàng hy sinh những điều tốt đẹp nhất của bản thân để mang lại sự bình yên, niềm hạnh phúc cho nhân dân”… Dường như ở họ, là sự đồng cảm và thấu hiểu vô cùng…

Và như thế, nơi tuyến đầu chống dịch, ngoài những vất vả, kiên cường của người lính, người thầy thuốc và các lực lượng khác, đã luôn có những người trẻ tuổi đã gác lại hạnh phúc riêng tư như thế. Họ lao vào tâm dịch, gác lại chuyện trăm năm, ngày cưới đã ấn định bởi một điều giản dị “Khi Tổ quốc gọi, chúng tôi lên đường”…

Hơn ai hết, họ mong hoàn thành nhiệm vụ khi chiến thắng dịch bệnh, khi những bình yên kiểm soát được Covid, những ngày thường mới đã trở lại. Họ hẹn nhau đám cưới trong niềm vui trọn vẹn, khi mùa hoa nở… Những đám cưới ấy, là những hạnh phúc thật lớn lao. Bởi đó còn là mạch nguồn yêu nước chảy trong tim mỗi người dân Việt…

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.