Hệ thống thu phí metro số 1 (TP HCM): Chưa hoạt động đã nguy cơ lạc hậu

Ga trên cao Khu công nghệ cao, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, tháng 9/2022.
Ga trên cao Khu công nghệ cao, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, tháng 9/2022.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chưa đưa vào vận hành nhưng hệ thống thu phí tự động hiện hữu (AFC) đã lạc hậu và hạn chế so với công nghệ hiện nay, theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải vừa gửi UBND TP HCM, sau khi Ban Quản lý đường sắt đô thị (MAUR - chủ đầu tư) đề xuất dự án 159 tỷ đồng nâng cấp hệ thống trên, để khắc phục hạn chế giúp Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) khi đưa vào vận hành được hiệu quả.

Hệ thống AFC của Metro số 1 được thiết kế cách đây 12 năm, đang tồn tại nhiều bất cập như chỉ hỗ trợ vé lượt, vé ngày và vé tích tiền. Các loại vé này không định danh nên không áp dụng được chính sách giảm giá cho học sinh, sinh viên, người khuyết tật... Việc mua vé, nạp tiền cũng hạn chế như không thể chuyển khoản, ví điện tử, thẻ tín dụng... Ngoài ra, hệ thống không liên thông với các loại hình giao thông khác như xe buýt, BRT...

Theo Sở GTVT, việc bổ sung chức năng cho hệ thống AFC là cần thiết, giúp đa dạng phương thức thanh toán... nhưng các phương án đề xuất chưa phù hợp.

Cụ thể, nếu dùng vốn ODA của Metro số 1 sẽ phát sinh thủ tục, ảnh hưởng tiến độ hoàn thành công trình năm sau. Phương án này cũng có chi phí cao vì phải sử dụng công nghệ, thiết bị của nhà thầu nước ngoài, trong khi đơn vị trong nước có thể cung cấp.

Trường hợp dùng ngân sách để nâng cấp hệ thống thu phí cho tuyến metro cũng bị cho khó thực hiện vì sẽ hình thành một dự án đồng thời. Điều này gây chồng chéo, dễ xảy ra tranh chấp kỹ thuật, công nghệ, chất lượng, cũng như trách nhiệm bảo hành hệ thống khi khai thác. Chưa kể, việc dùng ngân sách sẽ phải rà lại kế hoạch vốn, thủ tục đầu tư công nên khó đảm tiến độ tuyến metro.

Với phương án sử dụng nguồn xã hội hóa, Sở đánh giá các nội dung đề xuất còn sơ bộ, chưa rõ phương thức đầu tư PPP, nên chưa có cơ sở xem xét.

Cũng theo Sở GTVT, các tuyến đường sắt đô thị ở một số nước, giai đoạn đầu khi chưa có hệ thống thu phí tự động đều áp dụng mô hình tương tự Metro số 1. Do vậy, để đảm bảo tiến độ công trình, Sở kiến nghị không bổ sung hạng mục nâng cấp hệ thống trên vào dự án metro. Việc nâng cấp sẽ triển khai sau, theo hướng xã hội hóa hoặc thuê dịch vụ, đảm bảo liên thông với hệ thống thanh toán của các loại hình giao thông công cộng khác.

Metro số 1 là dự án đường sắt đô thị đầu tiên của TP HCM, dài gần 20km, kết nối khu trung tâm đến cửa ngõ phía Đông TP. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng, hiện đã hoàn thành khoảng 93% khối lượng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2024.

Để chuẩn bị cho việc vận hành, từ năm 2010 hệ thống thu phí tự động (AFC) đã được lên ý tưởng, lập hồ sơ mời thầu. Sau 5 năm, thiết kế chi tiết được hoàn thiện. Hệ thống này chỉ hỗ trợ ba loại vé cơ bản, gồm: vé lượt, vé ngày (một và ba ngày) cùng vé tích tiền (nạp tiền rồi trừ dần khi đi, hết phải nạp thêm). Đây là các loại vé không định danh, nên không áp dụng được chính sách giảm giá cho học sinh, sinh viên, người già, khuyết tật...

Việc mua vé, nạp tiền chỉ thực hiện được ở máy bán vé hoặc nhà ga, chưa hỗ trợ các hình thức như chuyển khoản, ví điện tử, thẻ tín dụng... AFC cũng chưa được thiết kế để liên thông các loại hình giao thông công cộng khác như xe buýt, BRT.

Lý giải về những hạn chế này, chủ đầu tư cho biết hệ thống AFC được tư vấn dự án rà soát thiết kế và lập hồ sơ mời thầu cách đây 12 năm - khi các cơ chế, chính sách trong nước chưa đầy đủ. Phía tư vấn cũng chưa hiểu hết các chính sách giá vé tại TP, nên đề xuất ba loại vé cơ bản.

MAUR cũng cho biết, các hình thức thanh toán qua thẻ ngân hàng, mã QR, ví điện tử... hiện phổ biến, nhưng 12 năm trước lại không thông dụng, nhất là với giao thông công cộng. Thời điểm đó, nhiều nước có đường sắt đô thị phát triển cũng chưa phổ biến các hình thức thanh toán này nên nhà thầu thiếu cơ sở để thiết kế cho Metro số 1.

Theo một chuyên gia giao thông, 10 năm qua, công nghệ trong nước phát triển rất nhanh. Do vậy, khi lên ý tưởng thiết kế hệ thống AFC cho Metro số 1 từ hơn một thập kỷ trước, đơn vị tư vấn chưa lường hết bối cảnh hiện nay là điều dễ hiểu. Chưa kể, công nghệ thẻ vé cho các dự án metro ở TP HCM và Hà Nội cũng khác nhau, nên giai đoạn thiết kế sẽ khó tính toán trước các tính năng để phục vụ việc liên thông sau này.

Chuyên gia này dẫn chứng tại Nhật Bản, hệ thống thu phí ở các tuyến đường sắt đô thị trước đây cũng làm theo từng giai đoạn. Sau đó, từ thực tế đơn vị quản lý mới nâng cấp, mở rộng tính năng để đáp ứng nhu cầu, phù hợp hình thức mua vé, thanh toán hiện đại cho khách...

Đọc thêm

Dựng barie chắn ngõ nhỏ tại Hà Nội: Cần xử lý hợp tình, hợp lý

Barie chắn đầu ngõ 126 Thượng Đình giờ cao điểm. (Nguồn: MXH)

(PLVN) - Trong giờ cao điểm, nhiều người tận dụng những ngõ nhỏ giao cắt làm đường tắt để rút ngắn thời gian di chuyển nhưng chính hành động này không chỉ gây phiền toái cho người dân sống trong các ngõ nhỏ mà còn trực tiếp gây ùn tắc giao thông, gia tăng khó khăn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng
(PLVN) - Hai công ty xe điện hoạt động ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều vi phạm chiếm tỷ lệ 61,33% trên tổng số đầu xe đang hoạt động trên địa bàn. Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị ngừng gia hạn và cấp mới loại hình xe điện đối với 2 công ty này.

Dự án sân bay Long Thành: Đường cất, hạ cánh dự kiến sẽ vượt tiến độ 3 tháng

Sân bay Long Thành sẽ có thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS/DME đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hàng không. (Ảnh: Phan Trang)
(PLVN) - TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT về tiến độ triển khai dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1.