Hệ thống ngân hàng cần củng cố niềm tin với dân và doanh nghiệp!

Liên quan đến việc ngân hàng thương mại vấp phải những khuyết điểm tồn tại, nhất là tham nhũng, tiêu cực, thất thoát… nhất là về vấn đề tham nhũng của những người trong và ngoài ngân hàng kết hợp với nhau, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: "NHNN cần sớm cũng cố niềm tin của nhân dân, bằng cách làm sao cho Ngân hàng Việt Nam phát triển lành mạnh, đồng thời, đề ra biện pháp để khắc phục tồn tại"...

Năm 2010 và 10 tháng đầu năm 2011, lực lượng công an đã phát hiện xác lập án điều tra 69 vụ, thiệt hại trên 8.000 tỷ đồng, thu hồi gần 2.000 tỷ. Cơ quan Điều tra Bộ Công an đã khởi tố 40 vụ, 70 cán bộ ngân hàng, kiến nghị ngành ngân hàng xử lý hành chính 85 cán bộ ngân hàng.

Đó là thông tin đưa ra từ Tổng cục Cảnh sát về phòng, chống tội phạm – Bộ Công an tại Hội nghị chuyên đề về chống sai phạm, tham nhũng trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng do Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (BCĐTUPCTN) tổ chức vào hôm qua - 30/11 tại TP.HCM.
 
Hệ thống ngân hàng đứng vững

Văn phòng BCĐTUPCTN đã thực hiện khảo sát một số vụ án xảy ra trong lĩnh vực hoạt động tín dụng, ngân hàng trong 5 năm qua (2007-2011). Theo đó, qua 30 vụ án được khảo sát, BCĐTUPCTN rút ra một số thủ đoạn phạm tội đặc trưng, một số hành vi tham nhũng điển hình; những hạn chế yếu kém trong phát hiện xử lý, vi phạm, tội phạm tham nhũng; một số vấn đề trong công tác quản lý của hệ thống ngân hàng, cũng như của các cơ quan chức năng.

Có thể thấy, chủ thể tội phạm gồm hai nhóm: Nhóm cán bộ ngân hàng và nhóm đối tượng ngoài ngành ngân hàng. Đối với nhóm cán bộ ngân hàng có hai dạng hành vi: Một là chủ động phạm tội; hai là bị mua chuộc, lôi kéo dẫn đến thực hiện tội phạm. Đối với nhóm ngoài ngành ngân hàng, thủ đọan chủ yếu là lừa đảo, nhưng để thực hiện được hành vi phạm tội thì đều có sự thông đồng, cấu kết, tiếp tay của cán bộ ngân hàng.

Về phần mình, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết: Hiện tài sản của hệ thống ngân hàng bằng khoảng 244%, tức gấp 2,5 lần GDP của nước ta; tổng số dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng bằng khoảng 120% của GDP, có nghĩa là bằng 1,2 lần so với GDP.

Hoạt động tại một phòng giao dịch tại TP.HCM.
Hoạt động tại một phòng giao dịch tại TP.HCM.

Theo ông Bình, trong nền kinh tế có rất nhiều loại hình tội phạm, nếu chúng ta mang cả nền kinh tế ra so với tài sản của ngân hàng thì hiện tài sản ngân hàng còn gấp 2,5 lần… Điều đó cho thấy những tồn tại trong ngành ngân hàng bị cho là nghiêm trọng nhưng phù hợp so với mặt bằng chung của cả nền kinh tế. Nói thế để thấy được những tồn tại của ngành, nhưng không phải vì thế chúng ta hốt hoảng, đặt nghi vấn cho hệ thống có thể đỗ vỡ làm cho nhân dân hoang mang thì điều đó là không phải.

Thống đốc Bình khẳng định: “Hệ thống ngân hàng chúng ta đứng vững ngay cả khi trên thế giới bị sụp đỗ. Cụ thể, ở các nước được coi là “ông tổ” của ngành ngân hàng như ở Mỹ, Anh, ngân hàng bị sụp đỗ như thế nào(?)Và tất nhiên có những tồn tại, yếu kém mà chúng ta kiên quyết đấu tranh, khắc phục để làm cho hệ thống ngân hàng tiếp tục giữ đúng vai trò của nó; làm sao có thể dự báo được những rủi ro có thể xảy ra và kịp thời ngăn chặn”.

Khắc phục sai phạm

Thống đốc nhìn nhận, thời gian qua hoạt động giám sát đối với các ngân hàng không phát huy hiệu quả, ngay cả hoạt động thanh tra tại chỗ cũng không kịp thời, thường xuyên, thậm chí bị “vô hiệu hóa”. Thông đốc nói: Bản thân NHNN cũng biết các tổ chức tín dụng vi phạm, và các tổ chức tín dụng cũng “ung dung” vi phạm. “Ung dung” vi phạm là như thế nào? Tức là, về mặt sổ sách kế toán không thể ghi lãi suất cao hơn lãi suất trần được, do đã vi phạm nên các tổ chức tín dụng tìm mọi cách để “hợp thức hóa” khoản thu nhập đó.

Thế là sổ sách của từng ngân hàng so với sổ sách để báo cáo với NHNN là khác nhau, kể cả sổ sách báo cáo với Cơ quan Thuế cũng không giống nhau. Đối với Ngân hàng thương mại, cả hệ thống không thể tin được với nhau vì khi Chi nhánh báo lên với hội sở chính lãi suất là 18%, cấp trên cũng không biết cấp dưới huy động lãi suất bao nhiêu, 18 hay 19%.

Ngay trong một chi nhánh thôi, giữa các cán bộ tín dụng với khách hàng đến gửi tiền, thì người bảo 18, người thì bảo 17%, không thể tin được ai là người nói đúng. Từ đó sinh ra môi trường hết sức không lành mạnh cho chính những người làm công tác ngân hàng và người làm công tác quản trị hệ thống ngân hàng. Ví dụ, cán bộ ngân hàng “tuồn” tiền ra bên ngoài cấu kết với “xã hội đen – tín dụng đen” rồi làm các hồ sơ giả mạo chữ ký… cũng xuất phát từ đây.

Các ngân hàng trên “danh chính ngôn thuận” huy động thì chỉ được 14%, nên ngân hàng có hiện tượng “tuồn” tiền cho cá nhân, các tổ chức kinh tế…; rồi các cá nhân, tổ chức này lấy tiền này đi gửi vào ngân hàng khác để hưởng lãi suất cao hơn.

“Gần một năm qua, các ngân hàng vi phạm mức trần lãi suất, nhưng thời gian gần đây đã được khắc phục đáng kể, không có lý do gì để hệ thống ngân hàng chạy theo số lượng mà hệ thống này phải chạy theo chất lượng… và ngày càng ổn định phát triển” - Thống đốc Bình quả quyết.

Đảm bảo an ninh tiền tệ

Ông Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ - đúc kết hội nghị: Hệ thống ngân hàng chúng ta hiện cơ bản ổn định và phát triển tốt, chưa có vấn đề gì quá nghiêm trọng xảy ra làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân và DN.

Liên quan đến việc ngân hàng thương mại vấp phải những khuyết điểm tồn tại, nhất là tham nhũng, tiêu cực, thất thoát… nhất là về vấn đề tham nhũng của những người trong và ngoài ngân hàng kết hợp với nhau, Phó Thủ tướng chỉ đạo: NHNN cần sớm cũng cố niềm tin của nhân dân, bằng cách làm sao cho Ngân hàng Việt Nam phát triển lành mạnh. Đồng thời, đề ra biện pháp để khắc phục tồn tại.

Phó Thủ tướng yêu cầu NHNN sớm báo cáo Chính phủ đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại; khẩn trương rà soát lại cơ chế, chính sách, quy định về quản lý hoạt động tín dụng để kịp thời bổ sung, sửa đổi cho phù hợp; cần làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, giáo dục về phòng, chống tham nhũng trong các tổ chức đơn vị; đặc biệt là chú trọng khâu tuyển chọn cán bộ, loại khỏi ngành những cán bộ có dấu hiệu vi phạm, tham nhũng; xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu đơn vị để xảy ra sai phạm, tham nhũng và cả những cán bộ lãnh đạo của ngân hàng cũng phải chịu trách nhiệm nếu có thất thoát, không thể để tình trạng thất thoát tiền tỷ từ ngân sách Nhà nước mà không ai bị kỷ luật gì…

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình: Hiện tài sản của hệ thống ngân hàng bằng khoảng 244%, tức gấp 2,5 lần GDP của nước ta; tổng số dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng bằng khoảng 120% của GDP, có nghĩa là bằng 1,2 lần so với GDP.

Ông Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ: Hệ thống ngân hàng chúng ta hiện cơ bản ổn định và phát triển tốt, chưa có vấn đề gì quá nghiêm trọng xảy ra làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân và DN.

Phong Trần

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.