Hệ thống giám sát y tế của Việt Nam hoạt động hiệu quả
Quang cảnh buổi họp.
(PLVN) - Chiều qua (27/7), Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 đã họp với đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các tổ chức, chuyên gia quốc tế về công tác phòng, chống dịch bệnh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết mỗi khi tình hình dịch bệnh có thay đổi, Việt Nam mong muốn tham vấn ý kiến của WHO và các tổ chức, chuyên gia quốc tế - những người bạn luôn đồng hành với Việt Nam trong “cuộc chiến” chống lại đại dịch Covid-19.
Trao đổi tại cuộc họp, TS. Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam đánh giá việc xuất hiện lại các ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng ở Việt Nam là điều bình thường. Thực tế, nhiều nước đã ghi nhận số ca lây nhiễm trong cộng đồng tăng mạnh sau khi dỡ bỏ giãn cách xã hội.
Theo ông, hệ thống giám sát y tế của Việt Nam đã hoạt động hiệu quả nên đã phát hiện sớm, kịp thời các ca bệnh. Sau khi phát hiện ca bệnh đầu tiên tại Đà Nẵng, hệ thống phòng chống dịch bệnh của Việt Nam đã phản ứng rất nhanh chóng, triển khai đồng bộ các biện pháp tổ chức cách ly, giám sát, truy vết, khoanh vùng dập dịch...“Chúng tôi rất ấn tượng với những gì Chính phủ, Bộ Y tế và địa phương đã làm trong những ngày vừa rồi”, ông Kidong Park bày tỏ.
Đại diện WHO, các tổ chức, chuyên gia quốc tế cũng đánh giá cao việc Việt Nam cung cấp thông tin về diễn biến dịch bệnh công khai, minh bạch, kịp thời và cho rằng điều này đảm bảo việc củng cố niềm tin của người dân đối với công tác phòng, chống dịch bệnh của Việt Nam.
Đối với dự báo Việt Nam sẽ có thêm hàng trăm ca nhiễm khi đón công dân từ nước ngoài về, WHO, các tổ chức quốc tế bày tỏ tôn trọng quyết định rất đặc biệt này. Việc này có thể làm cho số ca nhiễm bệnh ghi nhận tại Việt Nam tăng nhanh nhưng không vì thế làm thay đổi kết quả, thành công trong công tác chống dịch của Việt Nam.
(PLVN) - Tại phiên họp Thường trực Chính phủ diễn ra mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án Luật Thương mại điện tử (TMĐT) sửa đổi. Thủ tướng khẳng định, đây là một văn bản pháp lý then chốt, đóng vai trò nền tảng trong việc cụ thể hóa các chủ trương lớn của Đảng cũng như các Nghị quyết mới của Bộ Chính trị, nhất là trong giai đoạn cả nước đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực.
Sáng 22/6, kết luận hội nghị “3 trong 1” trực tuyến toàn quốc về triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; triển khai các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải và về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, không để và không vì việc sắp xếp chính quyền địa phương, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp ảnh hưởng tới các công việc còn lại.
(PLVN) - Tính đến nay, cả nước đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 262.843 căn nhà tạm, nhà dột nát, đạt tỉ lệ 94,7%. Đặc biệt, có 38 tỉnh, thành đã hoàn thành toàn bộ mục tiêu.
(PLVN) - Tối 21/6, tại Cung Điền kinh trong nhà, khu vực Mỹ Đình, Hà Nội đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX năm 2024, với chủ đề: “Thép trong Bút, Lửa trong tim”.Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Kết luận số 169-KL/TW (ngày 20/6/2025) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tập trung hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính (gọi tắt là Kết luận số 169).
(PLVN) - Chiều 21/6, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hội Báo toàn quốc 2025 bế mạc sau 3 ngày diễn ra sôi nổi. Tại lễ bế mạc và trao giải, Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự nhận giải Khuyến khích loại hình bìa báo ở hạng mục Sản phẩm báo chí ấn tượng.
(PLVN) - Ngày 21/6, kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu việc xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật phải đảm bảo 6 tăng cường, phân công phải 6 rõ, trả lời được 5 vì sao và đáp ứng yêu cầu 4 phải.
(PLVN) - Đến với Bảo tàng Báo chí Việt Nam (đường Dương Đình Nghệ - Hà Nội), không chỉ là hành trình ngược dòng lịch sử mà còn là dịp để mỗi người cảm nhận sự hy sinh thầm lặng, bản lĩnh nghề nghiệp và tâm huyết của các thế hệ nhà báo.
(PLVN) - Gian trưng bày của Báo Pháp luật Việt Nam tại Hội báo toàn quốc năm 2025 vinh dự đón Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, các lãnh đạo Bộ, Ban, ngành và đông đảo đồng nghiệp, độc giả tham quan.
(PLVN) - Sáng 21/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Báo Tin tức và Dân tộc xin giới thiệu diễn văn của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tại Lễ Kỷ niệm đặc biệt này.
(PLVN) - Trân trọng giới thiệu Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam diễn ra sáng 21/6/2025, tại Hà Nội.
(PLVN) - Trong bối cảnh báo chí toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ dưới tác động của công nghệ, mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo, báo chí Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Để phát triển bền vững và giữ vai trò định hướng, dẫn dắt dư luận, các cơ quan báo chí cần chủ động kiến tạo một mô hình mới với nội dung chất lượng, công nghệ hiện đại, đội ngũ làm báo chuyên nghiệp và nguồn tài chính ổn định. Một nền báo chí mới, hiện đại, bản lĩnh và đủ sức cạnh tranh trong môi trường truyền thông ngày càng khốc liệt.
(PLVN) - Đại tá, PGS.TS Hồ Sơn Đài đã dành hai năm sưu tầm tư liệu, gặp gỡ nhân chứng qua các giai đoạn của Báo Quân giải phóng, cung cấp dữ liệu cho bạn đọc những tư liệu quý về lịch sử tờ báo này trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam. Cuốn sách Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1963 - 1975) đã mở ra cho tôi nhiều điều lý thú về những nhà báo quả cảm của thời chiến, mang thông tin từ “chiến trường đỏ lửa” đến bạn đọc.
(PLVN) - “Bộ tứ trụ cột” đặt ra những định hướng và nhiệm vụ cấp thiết để đưa đất nước tiến bước vững vàng trong kỷ nguyên hội nhập sâu rộng và chuyển đổi toàn diện. Trong tiến trình thực hiện các nghị quyết ấy, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng - không chỉ là người truyền thông chính sách, mà còn là chủ thể kiến tạo đồng thuận xã hội, thúc đẩy sáng tạo, cổ vũ đổi mới và giám sát thực thi. Trách nhiệm xã hội của nhà báo, vì thế, không còn giới hạn trong khuôn khổ phản ánh - mà đã trở thành một phần cấu trúc của sự phát triển quốc gia.
(PLVN) - Trong dòng chảy và biến động mạnh mẽ của thời đại, nghề báo đang ở giữa một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, toàn cầu hóa thông tin. Những chuyển động ấy không chỉ làm thay đổi hình thức tác nghiệp, phương thức truyền tải mà còn thách thức bản chất cốt lõi của nghề báo: sự trung thực, bản lĩnh và vai trò định hướng của người làm báo ở đâu? Làm sao để giữ vững giá trị của người làm báo cách mạng?
(PLVN) - Sáng 20/6, tại Hà Nội, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) tổ chức buổi gặp mặt một số cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) và trao tặng Bằng khen của Chánh án TANDTC cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thông tin, tuyên truyền về TAND.
(PLVN) - Sáng 20/6, sau phần báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, trong đó đã làm rõ nhiều nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp...
(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu nội dung bài viết: "Báo chí cách mạng Việt Nam: NGỌN CỜ TƯ TƯỞNG, ĐỘNG LỰC TO LỚN GÓP PHẦN ĐƯA ĐẤT NƯỚC VỮNG BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI" của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhân dịp 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), sáng 20/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi gặp mặt tuyên dương người làm báo tiêu biểu toàn quốc.
(PLVN) - Theo chương trình sáng 20/6, sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
(PLVN) - Dẫn thống kê điều tra của ngành Giáo dục cho thấy có đến 70% các học sinh có hành vi bạo lực với người khác đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt (hoặc bố mẹ ly hôn, hoặc chứng kiến bạo lực gia đình, hoặc bản thân bị bạo lực gia đình) nên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh phải bằng mọi cách, mọi biện pháp giảm thiểu, hỗ trợ, kiểm soát càng nhiều càng tốt để không ảnh hưởng đến đời sống tâm lý, thái độ ứng xử, quan điểm của các em.