Hệ thống điện quốc gia đã cạn kiệt nguồn điện dự phòng

Thiếu nhiên liệu phát điện nguồn dự phòng điện quốc gia đã không còn
Thiếu nhiên liệu phát điện nguồn dự phòng điện quốc gia đã không còn
(PLVN) - Một báo cáo mới đây của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện cho thấy viễn cảnh rất đáng lo ngại của ngành Điện khi hệ thống điện quốc gia đã cạn kiệt hết nguồn điện dự phòng, cùng với đó nhiên liệu để phát điện cho các nhà máy nhiệt điện than và khí gần như rơi vào khủng hoảng. Nếu không có giải pháp mạnh từ năm 2021, tình trạng thiếu hụt nguồn điện sẽ diễn ra trầm trọng.  

Căng thẳng nhiên liệu phát điện 

Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện (BCĐQG) cho hay, theo quy hoạch điện VII hiệu chỉnh, các nguồn nhiệt điện truyền thống sử dụng than, khí tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo an ninh cung cấp điện đến 2025. Tuy nhiên, việc cung cấp than, khí cho phát điện lại đang gặp rất nhiều khó khăn và tiềm ẩn  nhiều rủi ro.

Thống kê cho thấy, khả năng sản xuất than antraxit trong nước để cấp cho sản xuất điện của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc hiện chỉ khoảng 36 triệu tấn (bằng gần 80% nhu cầu) nên để đủ dùng ngành Điện vẫn phải nhập khẩu và pha trộn than. Trong các năm tới, nhu cầu than tiếp tục tăng cao khi một số nhà máy điện mới vào vận hành như Hải Dương, Nam Định, Thái Bình 2, Bắc Giang, Công Thanh... Tình hình được dự báo sẽ còn khó khăn hơn. 

Lo ngại này là có cơ sở, khi các nguồn khí để phát điện từ Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cũng cho thấy viễn cảnh không sáng sủa khi không đáp ứng đầy đủ cho các nhà điện hiện hữu; và thậm chí các nhà máy cung cấp khí cũng bắt đầu suy giảm sản lượng. Hiện chưa thấy nguồn khí bổ sung nào đáng kể. Hy vọng với các dự án khí lô B, Cá voi xanh cũng không còn, khi tiến độ triển khai chậm so với dự kiến Quy hoạch điện VII điều chỉnh. 

Báo cáo cho hay, trong 5 năm tới (2019-2023), theo quy hoạch cần đưa vào vận hành 30 dự án nhiệt điện than, khí với tổng công suất khoảng 28.80MW. Nhưng đến hết quý III/2019, chỉ có 8 dự án/8.460MW đang triển khai xây dựng. Như vậy, vẫn còn 22 dự án/20.000MW chưa được xây dựng nên không thể hoàn thành trong 5 năm tới như mục tiêu đề ra. “Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hệ thống điện từ chỗ có dự phòng gần 20% trong 2015-2016, đến nay hầu như không còn dự phòng và giai đoạn 2021-2025 khả năng xảy ra thiếu hụt nguồn điện”, báo cáo nêu.

Giải pháp nào?

Theo tính toán của BCĐQG, sản lượng điện sản xuất cần bổ sung bình quân 26,5 tỷ kWh/năm. Tuy nhiên, do nhiều dự án nguồn điện lớn và các chuỗi dự án khí Lô B, Cá voi xanh bị chậm tiến độ so với quy hoạch nên hệ thống được dự báo thiếu điện trong cả giai đoạn 2021-2025. Dự kiến, mức thiếu hụt năm 2021 là 6,3 tỷ kWh, năm 2022 là 8,9 tỷ kWh và năm 2024 là 1,2 tỷ kWh.

Ngoài việc thúc đẩy tiến độ các dự án trong quy hoạch, ngành Điện đã xem xét các giải pháp bổ sung nguồn cung cấp điện khác như: Nhà máy điện Hiệp Phước được cho là sẽ chuyển đổi từ nhà máy điện hiện hữu (375 kW) sang chạy LNG huy động từ năm 2022 với sản lượng 2 tỷ kWh/năm; điều chỉnh tiến độ phát điện nhiệt điện Long Phú sang năm 2025...

Nhập khẩu điện, sử dụng nguồn điện năng lượng tái tạo cũng được cho là những giải pháp để giải quyết nguy cơ thiếu điện trầm trọng trong những năm tới. Cân đối các nguồn điện nhập khẩu từ Lào được cho là sẽ giải quyết được gần 1.770MW. Để bù đắp sản lượng điện thiếu hụt, EVN  tính toán tổng công suất nguồn điện gió cần khuyến khích đưa vào vận hành thêm từ nay đến 2023 là 5.700 MW, nguồn điện mặt trời gần 11.400MW.  

Có điều việc sử dụng nguồn điện năng lượng tái tạo lại không hề đơn giản vì nguồn điện này có tính bất định cao, phụ thuộc thời tiết. Theo xu hướng chung trên thế giới, các nguồn điện năng lượng tái tạo phải được kết hợp với các loại hình nguồn điện khác để tăng cường tính ổn định cho hệ thống. Việc phát triển nóng các dự án điện năng lượng tái tạo với thời gian xây dựng rất nhanh, chỉ 6 - 12 tháng và tập trung tại một số tỉnh gây áp lực lớn lên hệ thống điện truyền tải. Lưới điện truyền tải không thể xây dựng đồng bộ vì thời gian đầu tư lưới 220kV tối thiểu 3 năm, lưới 500kV từ 4-5 năm. 

Theo nhiều chuyên gia, nhìn vào cơ cấu nguồn điện trong Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh, nhiệt điện than vẫn chiếm tới hơn 50% tổng sản lượng điện sản xuất trong 10 năm tới. Khối lượng than nhập khẩu để phát điện dự kiến vào 2030 lên tới hơn 85 triệu tấn, cao gần gấp đôi so với lượng than cung ứng nội địa. Kịch bản này cộng với những nguy cơ mà ngành Điện đang đối mặt đặt ra câu hỏi lớn với an ninh năng lượng của Việt Nam. Liệu an ninh năng lượng quốc gia có được đảm bảo khi theo phương án hơn một nửa hệ thống điện phụ thuộc vào nhiệt điện than, trong đó 2/3 nguồn nhiên liệu phụ thuộc vào bên ngoài?

Đọc thêm

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Vietnam Airlines – nâng cánh bay vì quyền bình đẳng giới

Vietnam Airlines cũng đã có nhiều hoạt động để lan tỏa thông điệp vì bình đẳng giới tới xã hội thông qua các hoạt động thiết thực
(PLVN) - Trong hành trình phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), không chỉ có sắc màu của bông sen vàng nổi bật giữa nền xanh, mà màu cam của chuyến bay “tô cam”, màu hồng của chuyến bay “heforshe” đã cho thấy những nỗ lực của Hãng hàng không quốc gia trong công cuộc chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng giới với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, có giá trị lan tỏa mạnh mẽ.

Nữ CEO Phạm Thị Giang: Phụ nữ có quyền theo đuổi ước mơ của riêng mình

Bà Phạm Thị Giang - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đại lý Thuế Việt Luật (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là một phụ nữ thành công, dành nhiều tâm huyết cho công việc nhưng doanh nhân Phạm Thị Giang – Giám đốc Đại lý Thuế Việt Luật - vẫn luôn biết cách vun vén chu đáo cho gia đình. Chị cho rằng phụ nữ hiện đại có quyền theo đuổi ước mơ và luôn ủng hộ họ làm những điều họ cảm thấy hạnh phúc.

longformTìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

Xây dựng hệ sinh thái FTA cho ngành cà phê bền vững: Yêu cầu cấp thiết

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA cho ngành cà phê đang trở thành yêu cầu cấp thiết để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ sinh thái này không chỉ tạo cơ hội giúp các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh mà còn thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân, góp phần nâng cao vị thế cà phê Việt trên thị trường toàn cầu.