Hệ thống cơ quan tư pháp mạnh mới là yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư

ĐB Nguyễn Thị Thủy (Đoàn Bắc Kạn) cho ý kiến tại phiên họp.
ĐB Nguyễn Thị Thủy (Đoàn Bắc Kạn) cho ý kiến tại phiên họp.
(PLO) - “Về lâu dài, việc ổn định chính sách và một hệ thống cơ quan tư pháp mạnh, có đủ thẩm quyền, năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trên địa bàn đặc khu với những cải cách tối đa về thời hạn và thủ tục tố tụng mới là yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư”.

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Thủy (Đoàn Bắc Kạn) đã nêu thực tiễn ở một số mô hình đặc khu thành công trên thế giới trong phiên thảo luận về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc tại QH sáng 23/5.

Còn khoảng cách lớn giữa hành pháp và tư pháp 

Theo ĐB Nguyễn Thị Thủy, quy định tăng cơ bản thẩm quyền cho tòa đặc khu trong các vụ án dân sự và tòa án đặc khu có thẩm quyền xét xử các tội phạm đến 15 năm tù trong các vụ án hình sự được nêu trong dự thảo Luật là phù hợp. Tuy nhiên, đối với các vụ án hành chính thì dự thảo cơ bản không tăng thẩm quyền cho tòa án đặc khu mà giữ như thẩm quyền của tòa án cấp huyện hiện nay. Quy định này, theo ĐB Thủy, dẫn đến thực tế là với vụ án dân sự, tòa án đặc khu có quyền giải quyết loại việc rất phức tạp là các vụ án liên quan đến bắt giữ tàu bay quốc tế nhưng với các vụ án hành chính lại không có quyền giải quyết các khiếu kiện đối với UBND và Chủ tịch UBND đồng cấp hành chính với mình.

Theo ĐB này, nếu lấy lý do việc giao tòa án đặc khu thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện với UBND, Chủ tịch UBND cùng cấp sẽ ảnh hưởng đến tính vô tư khách quan thì sẽ không giải thích được việc pháp luật hiện hành đang giao cho 63 TAND cấp tỉnh giải quyết khiếu kiện đối với quyết định của UBND và Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Lập luận này cũng chưa phù hợp với chủ trương của Đảng tại văn kiện Đại hội 12 và Nghị quyết Trung ương 11 là cho phép thực hiện thể chế vượt trội để tạo sự tăng trưởng và thực hiện đổi mới tổ chức bộ máy, trong đó có bộ máy các cơ quan tư pháp.

Vẫn theo ĐB Thủy, quy định như Dự thảo Luật cũng chưa đáp ứng yêu cầu tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian đi lại cho người dân và nhà đầu tư vì cả 3 đặc khu đều cách xa trung tâm tỉnh, như người dân ở Phú Quốc muốn đến Kiên Giang phải đi 120km đường biển. “Theo nguyên tắc tố tụng, nếu bản án sơ thẩm bị kháng nghị, kháng cáo thì vụ án phải do toà án cấp cao giải quyết, trong khi cả nước chỉ có 3 tòa cấp cao ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM, khi đó rất vất vả cho người dân, nhà đầu tư tiếp tục theo kiện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình”, ĐB Thủy phân tích.

ĐB Thủy cho rằng so sánh mối tương quan giữa hành pháp và tư pháp trong Dự thảo Luật cho thấy còn khoảng cách rất lớn. “Nếu UBND và Chủ tịch UBND đặc khu được phân quyền rất mạnh, được giao nhiều thẩm quyền từ các cơ quan nhà nước cấp trên, cụ thể có 44 thẩm quyền ở tỉnh, 21 thẩm quyền ở Bộ và 8 thẩm quyền của Thủ tướng. Trong khi đó cơ quan tư pháp đặc khu không có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện đối với UBND và Chủ tịch UBND cùng cấp hành chính với mình. Điều này là chưa phù hợp nguyên tắc không dồn án cho cấp trên. Nhưng quy định như dự thảo thì các vụ án hành chính dồn lên cấp trên và thậm chí còn lên tận tòa án cấp cao giải quyết”, ĐB Thủy nhấn mạnh. 

Từ những phân tích trên, ĐB Thủy đề nghị QH giao cho các cơ quan tư pháp ở đặc khu có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện đối với UBND và Chủ tịch UBND cùng cấp.

Không thận trọng sẽ trở thành nơi di dân

Tại phiên họp, ĐB Lê Thu Hà (Đoàn Lào Cai) đề nghị cân nhắc thêm về việc quy định thời hạn sử dụng đất 99 năm đối với dự án đầu tư trong trường hợp đặc biệt, “vì theo thông lệ chung của thế giới, 99 năm là con số tượng trưng cho sự lâu dài vượt quá một đời người”. Theo ĐB Hà, vấn đề quyền sử dụng đất nói chung và quyền sử dụng đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài nói riêng sẽ còn trở nên nhạy cảm hơn nữa trong trường hợp cụ thể của Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. 

 Đồng tình với ý kiến trên, ĐB Dương Trung Quốc (Đoàn Đồng Nai) cũng đề nghị cần hết sức thận trọng. “Chúng ta là những người đương đại, liệu có thể đại diện cho thế hệ chúng ta 100 năm nữa không? Đặc khu chúng ta đừng bỏ qua hai yếu tố. Yếu tố thứ nhất, chúng ta đang thử nghiệm, thử nghiệm có thể có thành công và thất bại, không thể phiêu lưu được. Yếu tố thứ hai là về địa chính trị, đặc biệt là khu Vân Đồn. Những nhà đầu tư công nghệ cao ở thời đại 4.0 này họ không cần đến thời gian, chỉ có các nhà đầu tư bất động sản hoặc đầu cơ bất động sản thôi. Tôi rất tán đồng có điều khoản này nhưng hết sức thận trọng, nếu không nó sẽ trở thành nơi di dân”, ĐB Quốc nói.

Nêu thực tế đang diễn ra, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, chúng ta dành ra nhiều km2 đất liền và hàng chục ngàn km2 vùng biển với những tài nguyên thiên nhiên thuộc loại giàu đẹp nhất để mời gọi đầu tư. Tại những khu vực này, Nhà nước đã đầu tư hàng trăm ngàn tỷ đồng vào đường sá, điện nước, sân bay, bến cảng. Theo tài liệu của các đề án sẽ phải đầu tư tiếp hơn 1,5 triệu tỷ đồng vào hạ tầng kỹ thuật, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngân sách nhà nước cùng những ưu đãi khác. Toàn bộ tổ chức bộ máy hành chính của chúng ta, sự di dời hay ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm ngàn dân ở ba khu vực trên đều phục vụ cho các nhà đầu tư của ba đặc khu này. 

ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Đoàn Quảng Bình) nhất trí với việc tăng quyền lực cho Chủ tịch UBND đặc khu nhưng lưu ý cần xem xét, rà soát lại các điều luật để điều chỉnh giảm bớt quy định cho Chủ tịch UBND, giao cho UBND đặc khu ủy quyền trách nhiệm cho Phó Chủ tịch, một số ban ngành chuyên môn. Bởi, theo ĐB Phương, trong dự thảo có quá nhiều nội dung Chủ tịch Ủy ban đặc khu ký, cấp, quyết định như cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện tại đặc khu; cấp, đổi giấy phép kinh doanh… “Chủ tịch UBND không thể kiểm soát mọi vấn đề, việc gì Chủ tịch UBND cũng ký thì không có thời gian để lo việc lớn. Theo như dự thảo thì vị trí Chủ tịch rất dễ bị vi phạm trách nhiệm. 100 việc làm tốt mà chỉ cần một việc làm sai thì đã không còn gì nữa rồi”, ông Phương nói. 

Tuy nhiên, ĐB Nguyễn Văn Thân (Đoàn Thái Bình) lại cho rằng với tinh thần thử nghiệm, nổi trội và đột phá, chắc chắn Chính phủ sẽ phải tìm những người rất có kinh nghiệm và có trình độ vào những chức vụ này. “Nếu những việc lớn mà không quyết được thì lại quay về như cũ, như mô hình mà chúng ta đang áp dụng ở các nơi khác, không có gì đột phá”, ĐB Thân phân tích. 

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Đọc thêm

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bộ Tư pháp quán triệt và triển khai Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp quán triệt và triển khai Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp
(PLVN) - Ngày 20/11, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai Thông báo số 108-TB/VPTW về kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp và Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Chung sức, đồng lòng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo, ngày 30/10/2024. Ảnh: TTXVN
(PLVN) -Sau gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội đất nước có bước chuyển mình mạnh mẽ, đột phá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Bên cạnh những thành tựu to lớn, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có tình trạng lãng phí, gây tác họa nghiêm trọng, lâu dài, khó khắc phục, cản trở đất nước vươn mình, giàu mạnh. Bởi vậy, hiện nay, Đảng, Nhà nước coi triệt bỏ lãng phí là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.

Cô giáo Lê Thị Lan Phương: “Người lái đò” thắp sáng tri thức pháp luật cho học sinh nơi dải đất biên cương

Cô giáo Lê Thị Lan Phương, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng
(PLVN) -Sau bao năm cống hiến cho sự nghiệp trồng người, cô giáo Lê Thị Lan Phương đã để lại nhiều dấu ấn cho các thế hệ học trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng. Cô vinh dự được nhận nhiều danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng như Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh (6 lần); Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy Cao Bằng, UBND tỉnh Cao Bằng.

Góp ý tài liệu hướng dẫn tiêu chí đánh giá chất lượng trợ giúp pháp lý

Góp ý tài liệu hướng dẫn tiêu chí đánh giá chất lượng trợ giúp pháp lý
(PLVN) - Trong khuôn khổ dự án “Tăng cường Trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế” do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ từ nguồn vốn của Quỹ phát triển xã hội Nhật Bản (JSDF), với tư cách là cơ quan chủ quản, ngày 19/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý tài liệu hướng dẫn tiêu chí đánh giá chất lượng trợ giúp pháp lý – Phần về điều ước quốc tế, kinh nghiệm quốc tế.

PGS.TS Nguyễn Tấn Vinh: Tấm gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước

PGS.TS Nguyễn Tấn Vinh, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II
(PLVN) - PGS.TS Nguyễn Tấn Vinh hiện là Phó Bí thư Đảng ủy; Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II - ông là một trong những cá nhân có đóng góp nổi bật trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phong trào thi đua yêu nước. Trải qua hành trình sự nghiệp hơn 20 năm, ông đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm và thành tựu, góp phần vào sự phát triển của nền giáo dục chính trị tại Việt Nam.

Lãnh đạo Bộ Tư pháp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Lãnh đạo Bộ Tư pháp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, lãnh đạo Bộ Tư pháp cùng lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ đến thăm, chúc mừng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tư pháp và gửi lẵng hoa tươi thắm đến các cơ sở giáo dục, đào tạo luật thuộc Bộ Tư pháp.

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc về các quyền dân sự và chính trị

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 19/11, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Quyết định 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).

Thực thi pháp luật trở thành một giá trị, một yêu cầu rất cao trong Nhà nước pháp quyền

GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Theo GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp, nếu pháp luật không được thực thi một cách công bằng thì Nhà nước pháp quyền chưa phải là Nhà nước pháp quyền trên thực tế. Do đó, yêu cầu thực thi pháp luật trở thành một giá trị, một yêu cầu rất cao trong Nhà nước pháp quyền.