Hệ sinh thái số Việt Nam: Doanh nghiệp Việt mong luật chơi công bằng

 Nhiều ý kiến cho rằng luật chơi của hệ sinh thái số Việt Nam nên “cởi trói” bớt cho các DN trong nước. (Hình minh họa)
Nhiều ý kiến cho rằng luật chơi của hệ sinh thái số Việt Nam nên “cởi trói” bớt cho các DN trong nước. (Hình minh họa)
(PLVN) - Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế số quy mô hàng chục tỷ USD, các doanh nghiệp (DN) Việt đang mong mỏi một luật chơi bình đẳng, công bằng, khách quan.

Bất bình đẳng ngay trên quê nhà

Hệ sinh thái số Việt Nam đang thu hút rất nhiều người chơi, từ các startup non trẻ, cho tới những DN đã thành danh. Tuy nhiên, do luật chơi chưa rõ ràng và đầy đủ, nên hệ sinh thái số đó vẫn chưa đủ mạnh và gắn kết để có thể tạo thành thế đối trọng với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, vốn áp đảo về tiềm lực lẫn kinh nghiệm.

Nếu tình trạng này kéo dài, nguy cơ hệ sinh thái số “Made by Việt Nam” sẽ không cạnh tranh được với hệ sinh thái số do các DN nước ngoài cung cấp tại Việt Nam, thậm chí bị lệ thuộc hoàn toàn. 

Tại Tọa đàm “Hệ sinh thái số Việt Nam - người chơi và luật chơi” diễn ra cách đây chưa lâu, ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, nhận định, sự phát triển bùng nổ của công nghệ nói chung, Internet nói riêng đã mang đến các mô hình kinh doanh mới.

“Việt Nam trở thành một điểm đến thu hút rất nhiều DN công nghệ nước ngoài vào đầu tư kinh doanh, hoạt động xuyên biên giới. Cái mà chúng ta đang còn lúng túng chính là “luật chơi”, ông Hưng nói. 

Nhiều DN đã nêu vấn đề bức xúc hiện nay là DN nước ngoài thì được “thả” mặc sức hoạt động, thậm chí được “bảo hộ ngược”, trong khi DN trong nước bị quản chặt, đã khiến thị trường méo mó, bất bình đẳng, khiến các DN Việt teo tóp dần.

“Trên thị trường có những DN nước ngoài làm trung gian thanh toán có hàng triệu khách hàng, doanh thu hàng ngàn tỷ đồng qua hệ thống trong nhiều năm liền không cơ quan nhà nước nào quản lý. Ngược lại, các DN Việt Nam phải mất rất nhiều công sức và nhiều năm xin phép mới được cấp phép, nhưng nếu sơ sảy một chút thì bị phạt rất nặng. DN Việt mà ấm ức phản ánh thì lại bị nói là chơi xấu…”, ông Nguyễn Hoà Bình - Chủ tịch NextTech Group, nói.

“Chúng tôi đã hoạt động ở bảy thị trường nước ngoài, có một điều dễ nhận thấy là luật của họ rất bảo hộ cho DN sở tại. Ở Việt Nam, chúng tôi không cần Nhà nước phải bảo hộ, mà chỉ cần có một luật chơi công bằng”, ông Bình tâm sự.

Nhu cầu cấp bách nhất hiện nay 

Có thể thấy rằng, việc xây dựng hệ sinh thái số Việt Nam là một yêu cầu mang tính thời sự và cấp thiết để có thể phát huy, liên kết được nguồn lực khoa học - công nghệ - trí tuệ nội địa, đảm bảo sự phát triển bền vững, có giá trị lâu dài và tương xứng cho Việt Nam. Các DN cho rằng, hoàn thiện luật chơi chính là nhu cầu cấp bách nhất hiện nay để tiến tới một hệ sinh thái số Việt Nam mạnh mẽ và bền vững. 

Luật chơi của hệ sinh thái số Việt Nam nên được xây dựng dựa trên hướng tiếp cận cởi mở, phù hợp với tinh thần 4.0. Việt Nam không nên ngăn cấm các mô hình kinh doanh mới, không ngăn cấm các DN công nghệ quốc tế tham gia thị trường.

Thay vào đó, các hành lang pháp lý và cơ chế chính sách nên “cởi trói” bớt cho các DN trong nước về thuế, về điều kiện kinh doanh, thủ tục cấp phép, thanh kiểm tra… tạo điều kiện cho họ được kinh doanh, đầu tư và mở rộng theo cách mà các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới đang được hưởng.

“Trong “cuộc chiến” với các DN nước ngoài vượt trội về vốn, kinh nghiệm, nguồn lực thì hợp tác, kết nối để tổng hợp sức mạnh giữa các DN Việt là rất quan trọng”, ông Nguyễn Hòa Bình nói, “Tôi từng đề xuất với Bộ Thông tin và Truyền thông là có thể phát động phong trào người Việt Nam ưu tiên dùng dịch vụ số Việt Nam, tương tự như phong trào khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. Điều đó sẽ tiếp sức rất tốt cho DN Việt, tạo cho họ một lợi thế sân nhà trong bối cảnh đang yếu thế rất nhiều so với các đối thủ nước ngoài”. 

“Một khi người dùng tham gia vào hệ sinh thái số thì đó chính là người chơi quan trọng nhất. Và việc tạo ra sân chơi công bằng cho các DN trong và ngoài nước là quan trọng nhất. Chỉ khi có một sân chơi công bằng thì người dùng mới được hưởng lợi nhiều nhất”, ông Nguyễn Minh Đức, sáng lập kiêm CEO công ty CyRadar chia sẻ.

“Trong lĩnh vực nội dung số hiện nay hiện đang được quản lý chủ yếu theo cách thức cấp phép, nhưng bản chất cấp phép là gò bó, nếu làm sai giấy phép thì DN chết ngay. Trong khi đó, lĩnh vực nội dung số đòi hỏi phải thay đổi liên tục, sáng tạo liên tục, cập nhật xu thế mới liên tục thì mới cạnh tranh được.

Lấy thí dụ, ngày xưa xin cấp phép 1 website thì chỉ đăng tải bài viết. Sau đó ngoài bài viết ta phải up cả video. Giờ thì không chỉ video mà cả livestream. Nhưng nếu giấy phép ban đầu chỉ cho bài viết thì các hình thức khác là sai giấy phép hết. Cho nên, tháo gỡ cơ chế, bỏ bớt quy định, giảm bớt tư duy quản lý bằng cấp phép là rất quan trọng”. 

Ông Nguyễn Thế Tân - Tổng Giám đốc VCCorp

“Trong lĩnh vực điện tử hóa, rất nhiều lĩnh vực mới cần hành lang pháp lý để hoạt động thì hiện nay đa phần đều chưa có hành lang pháp lý. Hiện tại, chúng ta vẫn lúng túng trong một số lĩnh vực như fintech, Trung gian thanh toán, chia sẻ xe….

Đó đều đang là lĩnh vực “thí điểm” nhưng sau thí điểm sẽ quản lý như thế nào, hành lang pháp lý ra sao thì vẫn chưa có. Các cơ chế cho DN Việt thí điểm triển khai trước cũng cần được xây dựng”. 

Ông Nguyễn Hòa Bình - CEO Tập đoàn NextTech

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...