Hệ lụy khôn lường từ phát triển thủy điện!

Ông Lê Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh, sự cố rò rỉ nước tại thân đập Thủy điện Sông Tranh 2 làm cho chính quyền và nhân dân hết sức lo lắng. Làm thủy điện ở đây người ta chỉ nghĩ đến lợi ích cục bộ, chứ không nghĩ đến lợi ích của người dân. Cái hại tương đối lớn, hậu quả hết sức nặng nề. 

Ngày 7.5, tại TP.Tam Kỳ, Quảng Nam, Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) phối hợp với đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo phát triển thủy điện bền vững – các bài học và khuyến nghị, với sự tham gia của các tỉnh, thành miền Trung và các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực thủy lợi – thủy điện, sông ngòi. 

“Chỉ nghĩ đến lợi ích cục bộ”

Ông Lê Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định: “Khai thác tiềm năng thủy điện sẽ mang lại nguồn lợi lớn, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh không được giải quyết thấu đáo trên cơ sở khoa học, để lại nhiều hậu quả xấu về môi trường sinh thái, tính nguyên vẹn của các dòng sông. 

Thủy điện chưa làm tốt chức năng điều tiết lũ, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, còn gây ngập lụt cho vùng hạ du do thủy điện xả lũ, an toàn đập. Người dân tái định cư thiếu đất sản xuất, tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo cao, phá rừng làm nhà, làm rẫy”. 

Ông Thanh nhấn mạnh, sự cố rò rỉ nước tại thân đập Thủy điện Sông Tranh 2 làm cho chính quyền và nhân dân hết sức lo lắng. Làm thủy điện ở đây người ta chỉ nghĩ đến lợi ích cục bộ, chứ không nghĩ đến lợi ích của người dân. Cái hại tương đối lớn, hậu quả hết sức nặng nề.  

Quang cảnh hội thảo.
Quang cảnh hội thảo.
“Tôi nghĩ trong cơ chế điều hành của Chính phủ còn nhiều bất cập trong công tác quản lý xây dựng và vận hành các công trình thủy điện. Đa số thủy điện ở Quảng Nam đều sử dụng công nghệ bê tông đầm lăn mà nói như các nhà khoa học của VRN cho đến nay chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn nào đặt ra đối với thủy điện bê tông đầm lăn, vì vậy hết sức nguy hiểm. Chúng tôi sẽ không cho các thủy điện vận hành khi không an toàn”, ông Thanh cho biết.

Đề cập đến phát triển thủy điện những hệ lụy môi trường, xã hội, TS.Đào Trọng Hưng, thành viên VRN cho biết: “Phát triển thủy điện đã làm mất rừng, mất đất sản xuất, ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạng sinh học, tác động xấu đến mạng lưới sông ngòi bị thay đổi thủy văn, gây địa chấn-động đất. Để làm được 1MW điện phải mất đến 16 ha rừng”. 

Ông Đỗ Tài, Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, Quảng Nam, nói: “Trên địa bàn huyện có 7 công trình thủy điện, trong đó có Thủy điện A Vương. Đất và rừng do thủy điện chiếm khoảng 2.000 ha, gần 10.000 người dân bị tác động trực tiếp. Đã đến lúc Chính phủ và Quốc hội vào cuộc giúp cho người dân ổn định về tái định cư. Phải xem lại trách nhiệm của chủ đầu tư các dự án làm ảnh hưởng vấn đề dân sinh của người dân”.

Theo TS. Đào Trọng Hưng, đến nay có đến 119 thủy điện liên quan đến 47 khu rừng đặc dụng, mỗi khu bảo tồn của vườn quốc gia cõng đến 2,5 dự án thủy điện. Rừng quốc gia Cát Tiên (6 dự án), Hoàng Liên (6 dự án), Sông Tranh (7 dự án)....

Thủy điện Sông Tranh 2 làm mất đất lúa nước, đất rừng trồng, đất nương rẫy, cây công nghiệp, vườn nhà, đất màu ven sông suối, đất ao cá, và đất bãi chăn gia súc, gia cầm. 

Tai họa đang đến

GS.TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam đưa ra cảnh báo sự phát triển ồ ạt thủy điện gây mối lo, an toàn cho người dân vùng dự án: “Sự leo thang về công suất thủy điện trước năm 1975 là 300MW, năm 2010 lên đến 9.200MW và năm 2020 là 17.400MW. Sau năm 1995, có đến 800 dự án thủy điện vừa và nhỏ, riêng Quảng Nam có đến 50 dự án thủy điện nằm chằng chịt trên các dòng sông.  

Thủy điện Sông Tranh 2 được áp dụng công nghệ Trung Quốc nên rất khó xử lý khi sự cố xảy ra.
Thủy điện Sông Tranh 2 được áp dụng công nghệ Trung Quốc nên rất khó xử lý khi sự cố xảy ra.
Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về các công trình thủy lợi, chưa có quy định về công nghệ bê tông đầm lăn nhưng trên thực tế hiện nay có rất nhiều công trình được xây dựng theo công nghệ này, trong đó có Thủy điện Sông Tranh 2. Và chưa có cơ sở pháp luật nào qui định về sự an toàn cho các hồ chứa. Thực chất Thủy điện Sông Tranh 2 được áp dụng công nghệ, tiêu chuẩn của Trung Quốc”. 

GS.TS Vũ Trọng Hồng đề nghị, EVN phải đánh giá lại sự ổn định của nền đập, thân đập, vai đập và có qui trình tích nước, xả lũ an toàn. Trong các sự cố thủy điện, sự cố vai đập là nguy hiểm nhất, hiện sự cố vai đập đang xảy ra đối với Thủy điện Sông Tranh 2. Vì vậy, chớ coi thường dòng nước nhỏ từ thân đập các thủy điện vì đây là “tai họa đang đến”. 

TS. Đào Trọng Hưng thừa nhận: “Tại hội thảo này, chúng tôi có mời EVN để làm rõ thêm việc này nhưng họ không đến. Việc tái định cư cho đồng bào dân tộc miền núi vùng dự án theo kiểu “nhân bản vô tính”. 

Một nghiên cứu khoa học về sự cố vỡ đập thủy điện được TS. Lê Anh Tuấn của Trường Đại học Cần Thơ, thành viên VRN đưa ra tại hội thảo: “Có đến 40% công trình thủy điện xây dựng ở Trung Quốc bằng công nghệ đầm lăn không an toàn. Trong đó vấn đề vỡ đập do nền móng chiếm đến 40%, đường tràn không đủ lớn 23%, thi công kém 12%, ổn định không đều 10%, áp lực nước qua lỗ cao 5%, chiến tranh phá hoại 3%, trượt mái đập 2%, nhược điểm vật liệu xây dựng 2%, sai lầm trong vận hành 2% và động đất 1%. Trong các sự cố vỡ đập nói trên, hiện Thủy điện Sông Tranh 2 đang gặp phải!”.

TS. Lê Anh Tuấn khẳng định, đến nay hoàn toàn không một chuyên gia thủy lợi – thủy điện nào dám khẳng định là có “an toàn tuyệt đối” cho tất cả các đập thủy điện. Tất cả hiện tượng bất thường xảy ra ở tất cả bộ phận của hệ thống nhà máy thủy điện phải được đánh giá và giải quyết nghiêm túc. Cần thiết phải có kịch bản vỡ đập và diễn tập các phản ứng sự cố vỡ đập. Các đập thủy điện lớn phải có cống xả khẩn cấp.

Chuyên gia thủy lợi, thủy điện, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Tập bức xúc: “Phát triển thủy điện hiện nay kiểu “ăn xổi”, không quan tâm đến đời sống người dân, làm mất nhiều cái, trong đó có cái mất lòng dân, biến người dân thành “lâm tặc” bất đắc dĩ. Mất đất, mất rừng, chuyển đổi lưu vực dòng sông vô nguyên tắc. Có đem lại hàng ngàn tỷ đồng nhưng không thể mua lại một mạng người được”.  

Thiên Thanh

Đọc thêm

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.