Hệ lụy khôn lường sau lệnh cấm phá thai ở Dominica

Một số người tuần hành phản đối luật cấm phá thai
Một số người tuần hành phản đối luật cấm phá thai
(PLO) - Không giống như một số nước Mỹ Latinh khác như Costa Rica, Ecuador, Peru, Bolivia, Argentina và Uruguay, việc phá thai sẽ được thực hiện khi tính mạng của người phụ nữ gặp nguy hiểm. Nhưng ở Cộng hòa Dominica, mọi trường hợp phá thai đều không được chấp nhận. 

Cấm phá thai trong mọi hoàn cảnh

Một y tá kể lại câu chuyện về người phụ nữ phá thai chui mất rất nhiều máu, nhưng khi đến bệnh viện lại phải nằm chờ, vì quá lâu dẫn đến tử vong. Một nhân viên y tế cộng đồng ở Dominica thì kể về câu chuyện cô bé 14 tuổi bị tâm thần nhưng đã mang thai từ năm 12 tuổi, do chính người cha gây ra và sau đó không được phá thai, cũng không được chăm sóc tử tế… Nhiều trường hợp khác còn phải ngồi tù vì làm sảy thai.

Hay gần đây nhất là câu chuyện về cô con gái 16 tuổi của bà Rosa Hernández, chết vì bị bệnh viện từ chối hóa trị bệnh bạch cầu, trong khi đang mang thai. Hồi tháng 8/2012, cô bé được đưa tới bệnh viện Semma, song các bác sĩ không dám phá thai, đồng thời cũng không dám tiến hành chữa trị bệnh cho cô gái vì sợ vi phạm Điều 37 Hiến pháp Dominica.

Phải chờ 20 ngày sau khi kiến nghị lên Bộ Y tế, Đại học Y khoa Dominican và Ủy ban Đạo đức Sinh học Quốc gia, bệnh viện này mới tiến hành điều trị. Tuy nhiên lúc này tình trạng sức khỏe của cô bé đã vô cùng tồi tệ. Cơ thể không phản ứng với thuốc và không nhận truyền máu, cuối cùng dẫn đến sảy thai và tim ngừng đập.

Đây là một số câu chuyện đau lòng đang diễn ra ở Cộng hòa Dominica, được ghi nhận trong báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, tập trung nói về những tác động, ảnh hưởng và hậu quả sau lệnh cấm phá thai của chính phủ Cộng hòa Dominica. 

Không giống như một số nước Mỹ Latinh khác như Costa Rica, Ecuador, Peru, Bolivia, Argentina và Uruguay, việc phá thai sẽ được thực hiện khi tính mạng của người phụ nữ gặp nguy hiểm. Nhưng ở Cộng hòa Dominica, mọi trường hợp phá thai đều không được chấp nhận. 

Luật phá thai của Dominica bắt đầu từ năm 1884. Điều 37 Hiến pháp của nước này ghi rõ, cấm hình phạt tử hình trong mọi hoàn cảnh: “Quyền được sống là bất khả xâm phạm kể từ khi thụ thai cho đến khi qua đời”.

Chính vì điều luật này nên phá thai được xem là hành vi bất hợp pháp. Bất kỳ người phụ nữ Dominica bị kết tội phá thai có thể bị ngồi tù tới ba năm. Bất kỳ nhân viên y tế nào giúp người phụ nữ thực hiện phá thai (ví dụ như bác sĩ, y tá, nữ hộ sinh hoặc nhân viên nhà thuốc) phải đối mặt từ 4-10 năm tù giam.

Theo Viện Guttmacher, một trung tâm nghiên cứu và phân tích về vấn đề “Nâng cao sức khỏe, quyền lợi sinh sản và tình dục” cho biết, Cộng hòa Dominica là 1 trong 26 quốc gia trên toàn cầu ban hành lệnh cấm phá thai hoàn toàn, thậm chí coi đây là hành vi phạm tội. Quốc gia này cũng là 1 trong 6 nước vùng Caribe và châu Mỹ Latin duy trì những hạn chế trong việc phá thai, bất kể hoàn cảnh nào.

Gần đây nhất, vào ngày 31/5/2017, Cộng hòa Dominica đã bỏ phiếu sửa đổi Bộ luật Hình sự, trong đó đề nghị sửa đổi lệnh cấm phá thai hoàn toàn.

Dự luật sửa đổi cho phép phá thai trong ba trường hợp: Khi tính mạng người mẹ gặp nguy hiểm, khi mang thai là vì bị hãm hiếp hoặc loạn luân, và khi thai nhi bị dị tật. Tuy nhiên, sau đó cả hạ viện và thượng viện đều không thông qua và không chấp nhận sửa đổi điều luật cấm phá thai. 

Những phụ nữ phá thai có thể ngồi tù ở Cộng hòa Dominica
Những phụ nữ phá thai có thể ngồi tù ở Cộng hòa Dominica

Ngay sau sự kiện trên, một liên minh của các tổ chức nữ quyền đã ban hành một tuyên bố chung: “Luật pháp của Cộng hòa Dominica không công bằng cho mọi phụ nữ.

Đã và đang có bao nhiêu phụ nữ phải chết oan uổng, luật nói rằng không được xâm phạm đến quyền được sống của mỗi con người. Vậy tại sao lại tước đi quyền được sống của những người phụ nữ, trong nhiều trường hợp phá thai là cần thiết cho cả mẹ và đứa trẻ?”.

“Thế giới ngầm” nạo phá thai “chui”

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế Dominica, gần một nửa số ca mang thai trên cả nước là không có kế hoạch, hoặc có con trong điều kiện không mong muốn, bởi không biết nhiều đến các biện pháp tránh thai an toàn. Do vậy, dù bị cấm nhưng trường hợp phá thai chui vẫn diễn ra thường xuyên.

Một cuộc khảo sát về “Tình trạng phá thai ở Dominica”, của cơ quan chăm sóc sức khỏe sinh sản Profamilia, được tiến hành trên nhiều trường đại học khắp đất nước cho thấy: Trong 2,436 sinh viên được hỏi về việc phá thai, 295 người trong số đó nói rằng đã bí mật tiến hành phá thai.

Ngoài ra, 50,7% sinh viên nói rằng họ sử dụng thuốc phá thai bất hợp pháp, mua chui ở các hiệu thuốc. 67% số học sinh nói rằng họ biết ít nhất một người phụ nữ tự phá thai.  

Luật cấm đã dẫn đến tình trạng phá thai không công khai và thường diễn ra trong “bóng tối”, theo đó gây nên những hệ lụy về nghiêm trọng về sức khỏe sinh sản của phụ nữ. “Lệnh cấm là vậy, song một số phụ nữ và trẻ em gái ở Dominica luôn luôn chống đối không muốn tuân theo.

Họ luôn tìm mọi cách để nạo phá thai trong bí mật và điều này đặt sức khỏe và tính mạng của họ vào mối nguy hiểm khôn lường”, bà Margaret Wurth, nhà nghiên cứu cao cấp về quyền của phụ nữ tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết.

“Họ tự tìm đến các biện pháp nạo thai không an toàn như: Tự làm hại bản thân bằng cách không chịu ăn uống, uống thuốc bất hợp pháp mua chui ở các hiệu thuốc. Thậm chí có trường hợp, dùng gạch đá tự đánh vào bụng để dẫn đến sảy thai”.

Một số người tuần hành phản đối luật cấm phá thai
Một số người tuần hành phản đối luật cấm phá thai

Tiến sĩ Milton Cordero làm việc cho tổ chức quốc tế Engender Health từ năm 1980 cho biết, không thể thống kê chính xác số lượng phụ nữ phá thai ở Dominica, vì hầu hết đều họ đều tiến hành phá thai chui. Theo số liệu mà tổ chức Engender Health thống kê được, mỗi năm Dominica có khoảng 90.000 trường hợp phá thai và trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong với phụ nữ nước này.  

Theo Tiến sĩ Milton Cordero, phương pháp được phụ nữ Dominica lựa chọn nhiều nhất là uống thuốc kích thích các cơn co thắt tử cung, từ đó trục xuất thai nhi ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, điều nguy hiểm ở đây đó là những người phụ nữ này không biết liều lượng thuốc chuẩn. Nếu uống quá liều có thể gây ra xuất huyết nghiêm trọng.

Và mọi chuyện không dừng lại, khi bị xuất huyết, họ không dám đến bệnh viện công của nhà nước vì sợ lộ, thường họ sẽ tới phòng khám tư nhân chất lượng thấp. Ở những cơ sở như vậy, việc cấp cứu khẩn cấp và dịch vụ làm sạch tử cung không đảm bảo. Nhiều phụ nữ bị nhiễm trùng, tử cung có lỗ thủng, không thể mang thai sau này và thậm chí tử vong. 

Một số cô gái và phụ nữ đã tìm kiếm sự trợ giúp y tế Tổ chức Theo dõi Nhân quyền vì những biến chứng sau khi phá thai ở những phòng khám tư nhân. Họ nói rằng những phòng khám tư nhân đã ngược đãi và lạm dụng bệnh nhân, không sử dụng thuốc giảm đau, thậm chí trải qua các thủ thuật phẫu thuật song không tiến hành gây mê.

Không chỉ gặp vấn đề về luật pháp, những người phụ nữ phá thai ở Cộng hòa Dominica còn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử của xã hội, đặc biệt là những trường hợp vị thành niên.“Rất nhiều trường hợp những cô gái trẻ mang thai ngoài ý muốn vì bị hãm hiếp, loạn luân. Tuy nhiên thay vì trừng trị những kẻ đó, phụ nữ lại bị ghét bỏ”, Tiến sĩ Milton Cordero nói. 

Năm ngoái, Ireland và Chile đã nới lỏng những quy định về cấm phá thai. Viện Guttmacher cũng báo cáo rằng 27 quốc gia, từ năm 2000-2017, đã tiến hành cải cách luật, tăng quyền được phép phá thai cho phụ nữ. Song cho đến nay, lệnh cấm phá thai trong mọi hoàn cảnh vẫn giữ nguyên ở Dominica. Và những người phụ nữ Dominica vẫn phải chịu cảnh phá thai chui, ảnh hưởng sức khỏe, phải ngồi tù. 

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.