Hệ lụy khôn lường

Tổng thống Trump ký quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Ảnh: Reuters/Zing
Tổng thống Trump ký quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Ảnh: Reuters/Zing
(PLO) - Sau khi phía Mỹ rút khỏi thoả thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran (JCPOA), việc Mỹ áp dụng trở lại những biện pháp trừng phạt Iran không còn gây bất ngờ. 

Với quyết sách này, Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn bỏ giải pháp đã có được cho vấn đề hạt nhân của Iran để nhằm không chỉ giải quyết lại vấn đề ấy theo ý mình mà còn đồng thời giải quyết luôn cả vấn đề chương trình phát triển tên lửa của Iran và chính sách của Iran đối với khu vực, quan hệ của Iran với nhiều đồng minh và đối tác của Mỹ. Mục đích của ông Trump là buộc Iran phải từ bỏ cả chương trình hạt nhân lẫn tên lửa và đồng thời không trở thành cường quốc khu vực. Trong suy tính của phía Mỹ, đấy là những cái lợi cơ bản đối với Mỹ.

Nhưng hệ lụy của việc này hiện chưa thể trù liệu hết được. Iran không như Triều Tiên và cục diện tình hình ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh không giống như ở khu vực Đông Bắc Á. Đối địch và thù địch trong mối quan hệ song phương giữa Mỹ và Iran ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến tình hình chính trị an ninh, hoà bình và ổn định ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh, như thể chẳng khác gì đổ thêm dầu vào ngọn lửa xung đột bạo lực hiện đã dữ dội ở nơi này.

Ông Trump làm hài lòng những đồng minh quân sự chiến lược truyền thống của Mỹ ở khu vực nhưng lại gây xung khắc lợi ích rất cơ bản giữa Mỹ với những đồng minh trong NATO và đối tác trong EU ở châu Âu. Iran không dễ để bị Mỹ khuất phục và sẽ đáp trả Mỹ quyết liệt. Căng thẳng và đối đầu giữa Mỹ và Iran sẽ gia tăng.

Nhưng ngay cả khi xảy ra kịch bản hai nước này đi vào đàm phán với nhau thì tiến trình đàm phán này cũng sẽ không dễ dàng có thể nhanh chóng kết thúc thành công bởi phía Mỹ đã tự huỷ hoại mức độ đáng được tin cậy của Mỹ trên thế giới.

Một khi Mỹ đã bất chấp luật pháp quốc tế như thế thì đương nhiên các đối tác phải rất thận trọng khi đàm phán và ký kết với Mỹ thoả thuận mới.

Đọc thêm

Trung Quốc chi 240 tỷ USD cứu trợ các nước tham gia Vành đai và Con đường

Trong sân bay quốc tế Daxing Bắc Kinh tháng 7/2020. Ảnh: Reuters.
(PLVN) - Trung Quốc đã chi 240 tỷ USD cứu trợ cho 22 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2008-2021. Đặc biệt, với những khoản cho vay trong những năm gần đây ngày càng tăng vọt khi nhiều quốc gia khác phải vật lộn để trả nợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc dự án Vành đai và Con đường, theo một nghiên cứu được công bố ngày 28/3.

Cựu Tổng thống Medvedev nói về nền kinh tế Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev khẳng định, bất chấp xung đột với Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây, nền kinh tế Nga không bị mất cân bằng, không chỉ tập trung vào ngành công nghiệp quốc phòng.

EU cảnh báo đáp trả nếu Nga triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus

Người phụ trách chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell.
(PLVN) - Người phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell tuyên bố EU sẵn sàng áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt nếu Nga triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus. Phía Nga cho rằng, Mỹ đã đặt những vũ khí như vậy ở một số quốc gia nên Belarus yêu cầu triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga không phải điều bất thường...