Hé lộ vị thế 'khủng' của tướng Iran vừa bị Mỹ sát hại

Thiếu tướng Qassem Soleimani, lãnh đạo lực lượng tinh nhuệ Quds của Iran vừa thiệt mạng trong vụ không kích của quân đội Mỹ ở sân bay quốc tế Baghdad, Iraq, từ lâu đã là "cái gai" trong mắt Washington.

Ông Soleimani, 63 tuổi là một trong những chỉ huy quân đội hàng đầu hiện nay của Iran. Ông gia nhập lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) vào năm 1979 sau khi cách mạng Iran bùng nổ, lật đổ chế độ cai trị của Vua (Shah) Mohammad Reza Pahlavi.

Hé lộ vị thế 'khủng' của tướng Iran vừa bị Mỹ sát hại
Thiếu tướng Qassem Soleimani đảm nhiệm chức lãnh đạo lực lượng tinh nhuệ Quds của Iran từ cuối năm 2002. Ảnh: Tehran Times

Trong cuộc đời binh nghiệp, ông Soleimani lên các nấc thang danh vọng một cách nhanh chóng. Ông trở thành chỉ huy Sư đoàn Sarallah thứ 41 của IRGC khi chưa đầy 30 tuổi. Vào giữa thập niên 1980, ông đã đứng ra tổ chức các sứ mệnh bí mật bên trong Iraq, cùng những tổ chức người Kurd ở quốc gia này chống phá chế độ của Tổng thống Saddam Hussein.

Sau chiến tranh, ông Soleimani được cất nhắc làm chỉ huy lực lượng IRGC tại tỉnh quê hương Kerman. Trong thời gian này, ông có công tham gia cuộc chiến chống buôn lậu thuốc phiện qua biên giới Afghanistan.

Cuối năm 2002, tức là chỉ vài tháng trước khi Mỹ đem quân tiến đánh Iraq, ông Soleimani được bổ nhiệm làm tư lệnh lực lượng Quds, quân đoàn tinh nhuệ nhất của Iran với nhiệm vụ chính là lan truyền các chính sách của quốc gia Hồi giáo ra bên ngoài lãnh thổ. Đây là lí do khiến vị chỉ huy này thường xuyên lọt vào tầm ngắm của Mỹ.

Theo Sputnik, lực lượng Quds chỉ nhận lệnh trực tiếp từ lãnh tụ tinh thần tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei. Năm 2011, ông Soleimani được nhà lãnh đạo Khamenei thăng hàm thiếu tướng.

Tướng David Petraeus, cựu Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) từng phát biểu năm 2011 rằng, ông Soleimani và lực lượng Quds đã phá hoại phần lớn các nỗ lực của Washington nhằm tiếp cận người Hồi giáo Shiite ở Iraq, cũng như làm suy yếu các chính sách ngoại giao và quân sự của Mỹ tại Lebanon.

Vị thiếu tướng quyền lực của Iran cũng bị cáo buộc có dính líu đến việc đàn áp phong trào nổi dậy chống Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria. Mỹ đã trích dẫn điều này như lí do để áp đặt các biện pháp trừng phạt với ông Soleimani cũng như IRGC.

Với vai trò kiến trúc sư bộ máy an ninh cả trong và ngoài Iran, ông Soleimani đã nhiều lần trở thành mục tiêu của các âm mưu ám sát suốt hơn hai thập niên qua, nhưng đều may mắn thoát chết.

Ngay trước khi bị sát hại ở sân bay quốc tế Baghdad ngày 2/1, ông Soleimani từng đưa ra một cảnh báo đanh thép tiếp sau việc Washington điều cứu viện đẩy lui một cuộc tấn công của những người biểu tình nhằm vào Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Iraq hôm 31/12.

Nhà Trắng tin các lực lượng Iran đứng sau sự cố, trong khi Tehran nhất quyết phủ nhận cáo buộc này. Tổng thống Mỹ Donald Trump thậm chí đe dọa Iran sẽ phải "trả giá đắt" vì việc này. Đáp lại, chỉ huy lực lượng Quds nhấn mạnh, Tehran sẽ không phát động chiến tranh trước nhưng cũng không e sợ phải đối đầu trong một cuộc xung đột tiềm tàng.

Trong một tuyên bố mới phát đi, Lầu Năm Góc xác nhận, quân đội Mỹ đã tiêu diệt Thiếu tướng Soleimani theo chỉ thị của Tổng thống Trump "nhằm ngăn chặn các âm mưu tấn công trong tương lai của Iran". Mohsen Rezaee, một quan chức cấp cao thuộc IRGC quả quyết, Iran sẽ “trả thù” Washington vì động thái này.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.