Hé lộ tên lửa có thể diệt được 'vũ khí vạn năng' Pantsir-S1 của Nga

Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành Pantsir-S1 của Nga.
Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành Pantsir-S1 của Nga.
(PLVN) - Được các công ty Matra BAE Dynamics Alenia (MBDA) và Leonardo của châu Âu phát triển, tên lửa hành trình không đối đất Select Precision Effects At Range Electronic Warfare (SPEAR-EW) có khả năng “đánh lừa” các hệ thống phòng thủ và chống tên lửa của đối phương.

Theo hãng tin Sputnik, tờ The Drive vừa có bài viết phân tích sức mạnh của tên lửa SPEAR-EW.

Theo đó, The Drive cho rằng các tên lửa như vậy sẽ tạo điều kiện cho sự xâm nhập của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 và thứ 5 vào không phận mà các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không của Nga kiểm soát.

Trong đó, SPEAR-EW được cho là đặc biệt hiệu quả nếu được sử dụng cùng với tên lửa SPEAR Three (SPEAR-3) để chống tổ hợp tên lửa phòng không tự hành Pantsir-S1 do Nga sản xuất.

“Bằng cách kết nối SPEAR-3 với SPEAR-EW ở chế độ mạng đầy đủ, các tên lửa hành trình mini có thể hoạt động như một bầy ong, phá vỡ các bộ phận quan trọng của mạng lưới phòng không đối phương. Ví dụ, SPEAR-EW có thể đánh lừa hoặc chặn nguồn đe dọa của kẻ thù, trong khi SPEAR-3 sẽ tìm kiếm và phá hủy không chỉ nguồn, mà còn tất cả các thành phần phòng thủ tên lửa gần đó”, tờ The Drive cho hay.

Trong số các tính năng khác của SPEAR-EW có việc cung cấp thông tin tình báo trước khi SPEAR-3 tấn công và việc truyền dữ liệu tới bộ chỉ huy theo thời gian thực.

“Trên thực tế, SPEAR-EW có thể được lập trình để tự động chuyển hướng SPEAR-3 tùy thuộc vào bản chất của mối đe dọa”, - The Drive khẳng định.

Trước đó, hồi tháng 7 vừa qua, tờ Stratfor cũng cho rằng hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph của Nga dễ bị kẻ thù tấn công.

Vào tháng 4, Công ty MBDA cũng đã hé lộ phần nào khả năng của tên lửa SPEAR-EW, đồng thời cho biết tên lửa này sẽ nhận được động cơ phản lực Pratt & Whitney TJ-130. 

Theo đơn vị sản xuất, tầm bắn của tên lửa là hơn 140 km, khối lượng vũ khí lên tới 100 kg. Tên lửa có chiều dài 1,8m và đường kính là 180 mm.

Pantsir-S1 là vũ khí cỡ nhỏ của Nga được phát triển để tấn công các mục tiêu trên không bằng súng và tên lửa phòng không tự động.

Theo giới chức Nga, tổ hợp tên lửa phòng không này có thể được bố trí trên mặt đất và trên biển để bảo vệ các cơ sở dân sự và quân sự khỏi tất cả các phương tiện tấn công hiện đại và tiềm năng trong bất kỳ môi trường điện tử vô tuyến và khí hậu nào cả ngày lẫn đêm. 

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính trị quân sự tại MGIMO Alexei Podberezkin khẳng định, sau một số cải tiến, tổ hợp Pantsir-S1 đã trở thành một loại vũ khí vạn năng. Tổng Giám đốc điều hành tập đoàn Rosoboronexport Alexander Mikheev mới đây khẳng định tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Pantsir chính là loại vũ khí Nga đang rất được đối tác nước ngoài quan tâm.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.