Hé lộ sức mạnh máy bay không người lái “vô hình”, cực nguy hiểm của Nga

Hình ảnh được cho là máy bay không người lái mới nhất có tên Okhotnik của Nga.
Hình ảnh được cho là máy bay không người lái mới nhất có tên Okhotnik của Nga.
(PLVN) - Nhà quan sát quân sự, Đại tá Nga Viktor Litovkin đánh giá rất cao khả năng của chiếc máy bay không người lái mới nhất có tên Okhotnik (có nghĩa là Thợ săn) mà Bộ Quốc phòng Nga vừa cho bay thử lần đầu.

Theo hãng tin Sputnik, Bộ Quốc phòng Nga vừa qua đã công bố đoạn video ghi lại chuyến bay đầu tiên của máy bay không người lái Okhotnik.

Chuyến bay đầu tiên của máy bay được Công ty Cổ phần Sukhoi tiến hành tại một trong những sân bay thử nghiệm của Bộ Quốc phòng Nga hôm 3/8 và kéo dài hơn 20 phút.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trong quá trình thử nghiệm, máy bay Okhotnik đã bay nhiều vòng quanh sân bay ở độ cao khoảng 600m và hạ cánh thành công sau khi kết thúc chuyến bay thử. 

Ông Litovkin đánh giá rất cao sự xuất hiện của máy bay nói trên. “Điểm đặc biệt nằm ở việc đó là một máy bay không người lái tấn công. Chúng ta hiện không có loại thiết bị không người lái như vậy. Kinh nghiệm Syria đặt ra yêu cầu phải chế tạo những cỗ máy như vậy để tránh nguy hiểm cho các phi công”, Đại tá Nga nói và nhấn mạnh việc Mỹ đã có máy bay không người lái tấn công.

Cùng với đó, ông Litovkin cũng cho rằng máy bay không người lái không chỉ có thể thực hiện các nhiệm vụ tấn công mà cũng có thể đảm nhiệm nhiệm vụ trinh sát. 

“Hiện tại các đặc tính chiến thuật, kỹ thuật của máy bay Okhotnik chưa được công bố. Tôi nghĩ rằng máy bay này có thể bay 24 giờ một ngày và thực hiện các nhiệm vụ phức tạp và nguy hiểm để bảo vệ tính mạng của phi công, tính mạng con người. Máy móc sẽ được điều khiển bởi trí tuệ nhân tạo và người vận hành ở khoảng cách xa đáng kể”, ông nói.

Theo các thông tin, máy bay không người lái Okhotnik do Công ty Sukhoi của Nga phát triển. Máy bay được chế tạo theo mô hình cánh bay, sử dụng vật liệu đặc biệt và lớp phủ khiến nó gần như vô hình trước radar.

Máy bay có trọng lượng khoảng 20 tấn, được trang bị thiết bị đặc biệt dành cho các hoạt động tình báo khác nhau.

Đặc biệt, máy bay này dự kiến sẽ được ghép đôi với máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57 của Nga. Theo đó, máy bay không người lái này sẽ được kết hợp với máy bay chiến đấu, tấn công theo lệnh của máy bay S-57. Máy bay không người lái mới của Nga được cho là có thể mang theo 2,8 tấn vũ khí.

Trước đó, tờ National Interest dẫn lời các chuyên gia cho biết, Okhotnik sẽ là máy bay không người lái nặng nhất và nhanh nhất trong số vũ khí Nga. Nó sẽ có thể bay với tốc độ lên tới gần 1.000km mỗi giờ.

Một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga cũng cho hay Okhotnik sẽ là nguyên mẫu của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 của Nga. 

Máy bay này sẽ có khả năng tiến hành một trận chiến trên không. Khi đó, với việc sử dụng máy bay không người lái tàng hình này cùng máy bay chiến đấu Su-57, Nga có thể gây khó khăn đáng kể cho các phi công và nhà hoạch định quân sự nước ngoài dù họ đã nắm được thông tin về khả năng của các máy bay Nga./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.