Hé lộ những bất thường vụ vạn người tranh “tấm vé đổi đời” ở xứ Hàn

Trước dư luận về “đường dây bà Ngọc”, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có công văn yêu cầu sở LĐ –TB&XH tỉnh Nam Định làm rõ. Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nam Định đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra đột xuất xác minh các vấn đề dư luận phản ảnh tuy nhiên, đoàn thanh tra làm việc cả tháng trời vẫn không kết luận được sự việc. Sự chậm trễ tới bất thường này nói lên điều gì?...

[links()] Trước dư luận về “đường dây bà Ngọc”, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có công văn yêu cầu sở LĐ –TB&XH tỉnh Nam Định làm rõ. Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nam Định đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra đột xuất xác minh các vấn đề dư luận phản ảnh tuy nhiên, đoàn thanh tra làm việc cả tháng trời vẫn không kết luận được sự việc. Sự chậm trễ tới bất thường này nói lên điều gì?

Lập lờ “đánh lận con đen”

Trao đổi với phóng viên ngày 30/11/2011, ông Phạm Lê Hà - Chánh Thanh tra Sở LĐ –TB&XH cho biết, theo chỉ đạo của lãnh đạo Sở, đoàn thanh tra đã được thành lập, bắt đầu thanh tra vụ việc liên quan tới bà Vũ Thị Bích Ngọc từ ngày 26/10/2011.

Như vậy việc thanh tra đã kéo dài được 1 tháng, kết quả như thế nào? “Chị Ngọc là nhân viên phòng khai thác thị trường, chuyên mảng quan hệ với các DN chứ không có nhiệm vụ liên quan tới tiếp nhận hồ sơ lao động đi Hàn Quốc. Số tiền chị Ngọc viết giấy biên nhận vay của lao động Trần Phú Cường được chị Ngọc lý giải là vay mượn cá nhân, khi đó bố chị Ngọc ốm nên vay mượn sử dụng vào việc riêng. Chúng tôi chỉ thu thập được những giấy vay nợ nên chưa có cơ sở xác minh” -  ông Phạm Lê Hà cho biết.

Khi phóng viên đưa cho ông Hà xem đơn khiếu nại của lao động Cường cùng các giấy tờ biên nhận thể hiện số tiền bà Ngọc cầm của lao động Cường là để lo cho lao động này đi Hàn Quốc thì ông Hà lúng túng cho rằng, thanh tra chưa có những bản chứng cứ thuyết phục này.

Cũng “nại” lý do chưa đủ chứng cứ, ông Phạm Lê Hà còn trả lời các nghi vấn khá lòng vòng và một mực nhắc đi nhắc lại rằng đoàn thanh tra đang làm đúng quy trình. “Khi nào chúng tôi hoàn thiện hồ sơ, có chỉ đạo của lãnh đạo thì chúng tôi sẽ cung cấp” - ông Hà nói.

bb
Đoàn Thanh tra làm việc với nhóm phóng viên

Không rõ đoàn thanh tra đã làm “đúng quy trình” như thế nào nhưng ông Trần Văn Thuận- bố lao động Trần Phú Cường- cho biết, sau khi báo chí phản ảnh, bà Ngọc đã đem 2000 USD tới trả lại cho gia đình và “mặc cả” trả xong phải viết giấy bãi nại cho bà. Rồi sau đó, gia đình ông lần lượt được tiếp công an và Thanh tra Sở đến xác minh. “Có 2 cán bộ thanh tra đến hỏi về thời điểm nộp tiền, lý do đưa tiền cho bà Ngọc. Gia đình tôi đã nói rất rõ 6000 USD đưa cho bà Ngọc là để bà lo cho Cường đi XKLĐ Hàn Quốc, sau đó bà Ngọc chỉ trả lại 4000 USD, 2000 USD bà Ngọc không trả cho tới khi báo chí lên tiếng bà mới trả” - ông Thuận nói.

Nhân chứng, vật chứng rõ ràng là thế nhưng ông Chánh Thanh tra lại nhận định là chứng cứ chưa rõ ràng, nhân chứng thì nói sự việc xong rồi nên không muốn nhắc lại nữa. Và như để “củng cố” thêm về việc bà Ngọc “giữ” 2000 USD của Trần Phú Cường không phải là “lừa đảo”, ông Hà cho biết bà Ngọc có trình ra một thông báo tạo nguồn lao động đi Hàn Quốc theo dạng visa E7 của Cty CP XKLĐ thương mại & du lịch TTLC, ghi rõ lao động trúng tuyển sẽ đặt 2000 USD để “đặt cọc”. Còn bà Ngọc thì lý giải: Ngày 18/9/2011, gia đình Cường đưa cho tôi 2000 USD để tôi làm thủ tục bảo đảm hợp đồng cho Cường theo thông báo của Cty TTLC.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Trí Dũng- Phó Tổng giám đốc Cty TTLC - lại khẳng định, Cty ông không có bất cứ quan hệ nào với bà Vũ Thị Bích Ngọc cũng như chưa từng làm việc với bà Ngọc về đơn hàng nói trên.

Ngày 1/12/2011, trước thông tin chương trình visa E7 của Cty đang bị bà Ngọc lợi dụng, ông Hoàng Văn Hùng- TGĐ TTLC - cũng đã ký công văn gửi Công an tỉnh Nam Định và Sở LĐ –TB&XH đề nghị làm rõ trách nhiệm của những cá nhân lợi dụng chương trình.

Ông Hùng cho biết, chương trình visa E7 của Cty hiện chưa thu bất cứ khoản tiền nào của người lao động. Bản thân lao động Cường cũng khẳng định, chưa từng được bà Ngọc đưa giấy tờ gì có liên quan đến Cty TTLC cũng như chưa từng hứa sẽ cho lao động đăng ký đi chương trình visa E7.

Và những bất thường

Xin nhắc lại lời ông Phạm Lê Hà rằng bà Ngọc tại Trung tâm GTVL không được giao nhiệm vụ tư vấn XKLĐ, vậy vì sao bà Ngọc có thông báo tuyển dụng này để mạo nhận đưa lao động cho Cty TTLC?

Để trả lời câu hỏi này cũng như xác minh việc bà Ngọc đứng ra nhận lo cho lao động đi Hàn Quốc tại Trung tâm GTVL Sở LĐTBXH Nam Định, chúng tôi trực tiếp tới đăng ký gặp lãnh đạo Trung tâm song cuộc làm việc bất thành bởi ông Đỗ Thanh Sơn- Giám đốc Trung tâm - đi công tác xa.

Trao đổi qua điện thoại, ông Sơn nói về việc liên quan tới bà Vũ Thị Bích Ngọc thì chỉ ông mới được quyền phát ngôn, không một ai trong Trung tâm được phát ngôn thay. Ông Sơn khẳng định rằng đây là chỉ đạo của Giám đốc Sở LĐ –TB&XH Nam Định- ông Nguyễn Văn Vinh.

Chương trình EPS là chương trình “phi lợi nhuận”, vì vậy Bộ LĐ –TB&XH giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ lao động cho các Sở LĐ –TB&XH địa phương; nhiều địa phương lại giao nhiệm vụ này cho Trung tâm GTVL thuộc Sở như trường hợp của Nam Định.

Trong quá trình tác nghiệp tại Nam Định, nhóm phóng viên đã tiếp xúc với rất nhiều nguồn tin tố giác những “bất thường” trong hoạt động tiếp nhận hồ sơ của lao động có nguyện vọng đi lao động Hàn Quốc theo chương trình EPS ở Trung tâm này.

Ông Mai Đình Thành (ở Mỹ Trung- Mỹ Lộc- TP Nam Định) cho biết, cách đây 2 năm con rể ông là anh Mai Trung Quang đăng ký đi lao động ở Hàn Quốc qua một người tên Khoa- giới thiệu là làm trong ngành LĐ –TB&XH địa phương, ông Khoa ra giá 150 triệu đồng và yêu cầu nộp trước 50 triệu đồng.

Khi anh Quang thi đỗ, được chọn sang làm việc tại Hàn Quốc, ông Khoa yêu cầu gia đình anh phải nộp nốt 100 triệu nếu không sẽ không đưa lịch xuất cảnh cho anh Quang. Ông Thành cho biết, khi ấy “người của Trung tâm GTVL” đã giữ lịch bay của anh Quang và

chỉ tới khi ông nhờ người nhà “làm to” ở Tỉnh ủy can thiệp, lịch bay của anh mới được chuyển cho gia đình. Sau đó, cháu của ông là anh Mai Văn Tiền cũng bị “người của Trung tâm” giữ lịch bay y hệt khi chưa “chồng đủ tiền” cho “đầu dây”.

Ông Thành còn cho hay, người này tuyên bố thẳng với anh Tiền: Tôi ký cho anh lịch bay thì tôi cũng có thể ký lịch hoãn, anh liệu mà thanh toán đầy đủ cho người mà anh chạy nếu không rắc rối kệ anh.

Theo ghi nhận của nhóm phóng viên, hiện tượng người lao động Nam Định mất tiền gấp 10 lần quy định khi có nguyện vọng đi làm việc ở Hàn Quốc là rất phổ biến. Ngoài “dây” bà Ngọc, một số lao động cho biết còn có “dây” bà Loan, ông Nhạc, ông Hưng…Với “vỏ bọc” là người của Trung tâm hoặc quen thân lãnh đạo Trung tâm, các đối tượng nói trên đã “giăng bẫy” lao động ngay từ khi họ mới có nguyện vọng.

Thủ đoạn thông thường của các đối tượng này là biết thời điểm kiểm tra tiếng Hàn, nhận “bao trúng tuyển” và thu trước tiền đặt cọc từ 2.500-3.500 USD.Sau đó họ giới thiệu nơi học tiếng, khi lao động thi đỗ bằng chính sức mình thì “ăn trọn” số tiền đặt cọc; khi lao động được chủ sử dụng Hàn Quốc lựa chọn, các cò mồi lại tìm cách "moi" thêm 3.000-4.000 USD nữa.

a
Những "nạn nhân" như gia đình lao động Trần Phú Cường đã bị "giăng bẫy" từ khi mới tới Trung tâm GTVL để tìm hiểu về chương trình EPS

Những nạn nhân trong loạt bài điều tra này đều thú nhận, đưa tiền cho "cò" từ khi có ý nguyện đi làm việc tại Hàn Quốc, sau đó mới được các đối tượng giới thiệu đến Trung tâm GTVL tỉnh hoặc một số trung tâm tư quen biết của họ để học, ôn thi tiếng Hàn.

Gần 7 năm thực hiện chương trình EPS, có lẽ chưa bao giờ tỷ lệ đỗ đạt tiếng Hàn của lao động Nam Định lại cao như năm 2010 (gần 2.000 lao động đăng ký dự thi, 900 lao động trúng tuyển). Năm 2011 tỷ lệ lao động Nam Định đăng ký đi Hàn Quốc cũng tăng đột biến với gần 1000 hồ sơ. Tuy nhiên, có một điểm bất thường là trong số 1000 hồ sơ đó, phần lớn là người lao động cư trú tại hai huyện Giao Thủy và Xuân Trường - được xác định là “quê hương” của người có vai trò quyết định tại Trung tâm.

Sự bất thường nói trên dấy lên những nghi vấn thế nhưng khi được hỏi, đã khi nào Thanh tra Sở LĐ –TB&XH thanh tra chuyên đề Trung tâm GTVL về hoạt động tiếp nhận hồ sơ lao động đi Hàn Quốc hay chưa, câu trả lời chúng tôi nhận được từ ông Phạm Lê Hà là chưa. Ông Hà nói thêm rằng, công việc cuối năm của Thanh tra rất bận mà không trả lời ông có nghe dư luận gì về những tiêu cực từ Trung tâm hay không.

Trong khi đó, khi cung cấp thông tin cho phóng viên, các nạn nhân tỏ ra e ngại sợ bị trả thù vì cho rằng người mình tố cáo là người “có chức có quyền”. Ngay các “đầu dây” cũng tỏ ra không e ngại dư luận báo chí cũng như người nhà lao động, họ xé toạc các giấy vay nợ ngay trước mặt người lao động, gọi điện hăm dọa khi người lao động khiếu nại hay tìm gặp báo chí. Thế lực nào đứng sau những đối tượng này để họ có thể tự tung tự tác, coi thường pháp luật đến thế?

Nhóm PVĐT

Đón xem tiếp kỳ 3: Người lao động mất tiền để “sống trong sợ hãi”
 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.